Bạn…nhỏ
Góp bài viết về cảm nghĩ của mình cho một người bạn sắp in một tập thơ, tôi gọi anh là “bạn nhỏ” theo kiểu “ỷ lớn” của mình. Vợ anh hỏi: “Ông này lớn chừng nào mà gọi anh là bạn nhỏ?”(vì thấy chồng mình cũng đã đứng vào…hàng 5!).Nghe chuyện thấy ngồ ngộ vì tôi thường gọi những người bạn ít hơn mình từ hơn 7-10 tuổi là bạn nhỏ, giao tiếp với họ thấy vui, học hỏi được nhiều điều vì vậy cũng sẽ dành một chỗ cho họ trong blog của mình với nhiều trân trọng và cảm mến.
Năm 2006, các em làm đám giổ cho cô tôi ở Đà Lạt thay vì ở từ đường tại Cam Ranh một phần vì chú út muốn giới thiệu ngôi nhà 3 tầng mới xây, phần vì dượng tôi dưỡng bệnh trên đó.
Từ Cam Ranh, vợ chồng tôi đi cùng với ông cháu người con cả và một người bạn của gia đình bằng xe nhà, người bạn nhỏ có tên trên giấy tờ đọc lên nghe như của một ni cô: Diệu Anh!
Vài năm khi vào làm việc ở Cam Ranh, thỉnh thỏang trên đường gặp một người phụ nữ đi ngược chiều, đẹp, sang trọng và quý phái, nhất là đôi kính cận thể hiện một chút gì đó có vẻ rất thông minh. Tôi tự hỏi ở đâu ra mà có một người đẹp dễ thương đến thế này? Sau đó không lâu, tôi được biết đó là một phụ nữ Huế có chồng làm ở BV và là partner trong nhóm bạn của cô em tôi.
Thuở còn đi học, vô tình nhìn thấy trên một tạp chí nước ngòai hình ảnh nhà đạo diễn phim gạo cội Roger Vadim chụp chung với hàng chục diễn viên đẹp và nổi tiếng cỡ Sophia Loren, Brigite Bardot…, tôi thầm mong sau này mình cũng có dịp gần gũi nhiều “người đẹp” dầu không nổi tiếng vì với tôi, đó chỉ vì thích cái đẹp nhan sắc, không hơn, rồi có thể về sau, có thể tìm thấy ở họ cả cái đẹp tâm hồn.
Qua sinh nhật cô em, tôi quen cả hai vợ chồng em. Cả hai thật dễ thương, vui tính và rất dí dỏm dầu đức lang quân của em trầm tĩnh hơn! Sau tiệc vui bạn bè, chúng tôi cùng đi hát, thay vì mỗi người tự chọn bài bằng remote (có thể không có trong danh mục) thì muốn bài gì, ghi vào một tờ giấy, chủ nhà sẽ tìm và sắp xếp hát theo thứ tự. Ở đó, hầu như có tất cả những bài hát xưa nay mà khách muốn tìm. Thích. Tối đó tôi chọn bài “Tình khúc cho em” của Lê Uyên Phương. Khi tôi vừa bắt đầu thì em cũng hát theo bè hai mà lúc đó tôi nghĩ rằng nếu bỏ qua khung cảnh, bỏ qua mọi thứ, e rằng người nghe cứ như nghe cặp vợ chồng nhạc sĩ- ca sĩ nổi tiếng một thời đang hát! Anh em chúng tôi quen nhau nhẹ nhàng, dễ thương và cũng rất quý nhau từ đó.
Xe lên hết đèo Krông pha thì trời đổ mưa, càng lúc càng nặng hạt, chúng tôi về ngã đèo Dran, lên đến Trạm Hành thì nước ở con rãnh trên đường chảy ồ ạt, trong mưa, Đà Lạt có cái đẹp rất riêng và cứ mưa cho đến lúc xe đến nhà. Chúng tôi được chú em dành cho 3 phòng trên tầng hai, một cho vợ chồng tôi, một cho hai ông cháu người anh cả và phòng giữa cho em.
Ăn qua loa rồi đi nghỉ, thức giấc dậy đã gần 16g, tháng sáu mà giờ này trời vẫn lạnh se se, bầu trời trong xanh và thật đẹp, tôi rủ rê, Bé ơi, đi một vòng với anh nhé?. Em bằng lòng,tôi báo qua với vợ rồi hai anh em mượn xe ra khỏi nhà , qua Nguyễn Công Trứ vòng lên Đại học, anh đã học ở đây hồi 1968-69, ngắm sân cù – nơi mà ngày xưa về chiều, nhìn xuống bờ hồ có thể thấy những dãi mây lãng đãng vắt ngang qua– bây giờ người ta rào kín làm sân golf, chạy xuống Giáo hòang học viện, chủng viện Don Bosco, ra bờ hồ, ghé nhà thờ con gà rồi chạy về Domaine de Marie, ở đâu tôi cũng vừa giới thiệu vừa kể lại cho em nghe những kỷ niệm xưa cũ của mình. Khi quay về, em bảo giá có thì giờ để hai anh em đi thêm vài nơi thì hay hơn và tôi nghĩ các nơi đó sẽ là số 6, Đa Thiện, nhà thờ Dòng chúa Cứu thế thì có thể chia sẻ với em nhiều kỷ niệm hơn.
Ở CR, chúng tôi cùng nhau đi đánh cầu lông, uống café, nghe nhạc, hát karaoke, thỉnh thỏang cùng đi bộ buổi sáng, ngắm và chọn những cây bằng lăng dáng đẹp, nhiều hoa, trồng hai bên vệ đường, chuyện trò với nhau và tranh luận về nhân tình thế thái…Qua em, tôi lại quen thêm nhiều…bạn nhỏ khác và với rất nhiều gặp gỡ, họ đã mang đến cho tuổi già cằn cỗi của tôi khá nhiều niềm vui, thêm nhiều sức sống, tôi học hỏi ở họ nhiều điều và tôi tin, họ cũng tìm thấy nơi người anh lớn tuổi nhiều kinh nghiệm có thể học hỏi và chia sẽ được.
Sau này, dẫu đi xa nhưng mỗi lần gọi thăm nhau, tôi nghe trong giọng nói em vẫn đượm chút nghịch ngợm, dễ thương ngày nào. Có lần trên đường đi làm thấy hoa bằng lăng nở nhiều và rực rỡ, nhớ lại mấy câu thơ của một người bạn, anh Phù Vân: Thêm một mùa hoa nữa/ Bằng lăng tím bên nhau/ Chiều nay trên phố hẹn/ Ai nhớ đến bạc đầu? Anh em mình không dính dáng gì đến hai nhân vật trong bài thơ này, nhưng trong không gian rất riêng, khi thấy hoa bằng lăng nhắc nhớ, anh nhớ em thật nhiều Bé ạ.
Góp bài viết về cảm nghĩ của mình cho một người bạn sắp in một tập thơ, tôi gọi anh là “bạn nhỏ” theo kiểu “ỷ lớn” của mình. Vợ anh hỏi: “Ông này lớn chừng nào mà gọi anh là bạn nhỏ?”(vì thấy chồng mình cũng đã đứng vào…hàng 5!).Nghe chuyện thấy ngồ ngộ vì tôi thường gọi những người bạn ít hơn mình từ hơn 7-10 tuổi là bạn nhỏ, giao tiếp với họ thấy vui, học hỏi được nhiều điều vì vậy cũng sẽ dành một chỗ cho họ trong blog của mình với nhiều trân trọng và cảm mến.
Năm 2006, các em làm đám giổ cho cô tôi ở Đà Lạt thay vì ở từ đường tại Cam Ranh một phần vì chú út muốn giới thiệu ngôi nhà 3 tầng mới xây, phần vì dượng tôi dưỡng bệnh trên đó.
Từ Cam Ranh, vợ chồng tôi đi cùng với ông cháu người con cả và một người bạn của gia đình bằng xe nhà, người bạn nhỏ có tên trên giấy tờ đọc lên nghe như của một ni cô: Diệu Anh!
Vài năm khi vào làm việc ở Cam Ranh, thỉnh thỏang trên đường gặp một người phụ nữ đi ngược chiều, đẹp, sang trọng và quý phái, nhất là đôi kính cận thể hiện một chút gì đó có vẻ rất thông minh. Tôi tự hỏi ở đâu ra mà có một người đẹp dễ thương đến thế này? Sau đó không lâu, tôi được biết đó là một phụ nữ Huế có chồng làm ở BV và là partner trong nhóm bạn của cô em tôi.
Thuở còn đi học, vô tình nhìn thấy trên một tạp chí nước ngòai hình ảnh nhà đạo diễn phim gạo cội Roger Vadim chụp chung với hàng chục diễn viên đẹp và nổi tiếng cỡ Sophia Loren, Brigite Bardot…, tôi thầm mong sau này mình cũng có dịp gần gũi nhiều “người đẹp” dầu không nổi tiếng vì với tôi, đó chỉ vì thích cái đẹp nhan sắc, không hơn, rồi có thể về sau, có thể tìm thấy ở họ cả cái đẹp tâm hồn.
Qua sinh nhật cô em, tôi quen cả hai vợ chồng em. Cả hai thật dễ thương, vui tính và rất dí dỏm dầu đức lang quân của em trầm tĩnh hơn! Sau tiệc vui bạn bè, chúng tôi cùng đi hát, thay vì mỗi người tự chọn bài bằng remote (có thể không có trong danh mục) thì muốn bài gì, ghi vào một tờ giấy, chủ nhà sẽ tìm và sắp xếp hát theo thứ tự. Ở đó, hầu như có tất cả những bài hát xưa nay mà khách muốn tìm. Thích. Tối đó tôi chọn bài “Tình khúc cho em” của Lê Uyên Phương. Khi tôi vừa bắt đầu thì em cũng hát theo bè hai mà lúc đó tôi nghĩ rằng nếu bỏ qua khung cảnh, bỏ qua mọi thứ, e rằng người nghe cứ như nghe cặp vợ chồng nhạc sĩ- ca sĩ nổi tiếng một thời đang hát! Anh em chúng tôi quen nhau nhẹ nhàng, dễ thương và cũng rất quý nhau từ đó.
Xe lên hết đèo Krông pha thì trời đổ mưa, càng lúc càng nặng hạt, chúng tôi về ngã đèo Dran, lên đến Trạm Hành thì nước ở con rãnh trên đường chảy ồ ạt, trong mưa, Đà Lạt có cái đẹp rất riêng và cứ mưa cho đến lúc xe đến nhà. Chúng tôi được chú em dành cho 3 phòng trên tầng hai, một cho vợ chồng tôi, một cho hai ông cháu người anh cả và phòng giữa cho em.
Ăn qua loa rồi đi nghỉ, thức giấc dậy đã gần 16g, tháng sáu mà giờ này trời vẫn lạnh se se, bầu trời trong xanh và thật đẹp, tôi rủ rê, Bé ơi, đi một vòng với anh nhé?. Em bằng lòng,tôi báo qua với vợ rồi hai anh em mượn xe ra khỏi nhà , qua Nguyễn Công Trứ vòng lên Đại học, anh đã học ở đây hồi 1968-69, ngắm sân cù – nơi mà ngày xưa về chiều, nhìn xuống bờ hồ có thể thấy những dãi mây lãng đãng vắt ngang qua– bây giờ người ta rào kín làm sân golf, chạy xuống Giáo hòang học viện, chủng viện Don Bosco, ra bờ hồ, ghé nhà thờ con gà rồi chạy về Domaine de Marie, ở đâu tôi cũng vừa giới thiệu vừa kể lại cho em nghe những kỷ niệm xưa cũ của mình. Khi quay về, em bảo giá có thì giờ để hai anh em đi thêm vài nơi thì hay hơn và tôi nghĩ các nơi đó sẽ là số 6, Đa Thiện, nhà thờ Dòng chúa Cứu thế thì có thể chia sẻ với em nhiều kỷ niệm hơn.
Ở CR, chúng tôi cùng nhau đi đánh cầu lông, uống café, nghe nhạc, hát karaoke, thỉnh thỏang cùng đi bộ buổi sáng, ngắm và chọn những cây bằng lăng dáng đẹp, nhiều hoa, trồng hai bên vệ đường, chuyện trò với nhau và tranh luận về nhân tình thế thái…Qua em, tôi lại quen thêm nhiều…bạn nhỏ khác và với rất nhiều gặp gỡ, họ đã mang đến cho tuổi già cằn cỗi của tôi khá nhiều niềm vui, thêm nhiều sức sống, tôi học hỏi ở họ nhiều điều và tôi tin, họ cũng tìm thấy nơi người anh lớn tuổi nhiều kinh nghiệm có thể học hỏi và chia sẽ được.
Sau này, dẫu đi xa nhưng mỗi lần gọi thăm nhau, tôi nghe trong giọng nói em vẫn đượm chút nghịch ngợm, dễ thương ngày nào. Có lần trên đường đi làm thấy hoa bằng lăng nở nhiều và rực rỡ, nhớ lại mấy câu thơ của một người bạn, anh Phù Vân: Thêm một mùa hoa nữa/ Bằng lăng tím bên nhau/ Chiều nay trên phố hẹn/ Ai nhớ đến bạc đầu? Anh em mình không dính dáng gì đến hai nhân vật trong bài thơ này, nhưng trong không gian rất riêng, khi thấy hoa bằng lăng nhắc nhớ, anh nhớ em thật nhiều Bé ạ.
- Chúc mừng anh lần nữa, vì đã làm đẹp thêm blog!
- Nghĩ cho cùng xứng đáng là bậc thầy, 'to gan' thật! Bái sư phụ một bái. Hì hì...
- Câu chuyện viết rất hay, dễ thương và nhẹ nhàng như một buổi sáng đầy sương của Dalat... Nhưng em vẫn k hiểu 1 điều : Đọan mở đầu, thấy anh giới thiêu "|bạn nhỏ" la "anh", mà khúc sau lại là "Bé". Vậy người bạn nhỏ ấy là ai?
- dkt chọn cách xếp hàng đi, cho nó "phiêu" Thuở chờ đợi ôi thời gian rét mướt mà anh? Anh từ chức giám đốc chưa?
- HQ ơi, cho dkt làm người bạn nhỏ với anh nhé?
- Chào anh H Q ! CT viết lốc là vì anh đó ! Sao không thấy anh đọc? / Ct đã đọc hết lốc của HQ rồi /hay lắm ! Thân / lsct
- Mừng anh đã trở lại với entry này. Nhiều người bạn nhỏ vẫn ngóng anh. Chúc anh khỏe mạnh dài dài...