27/2/14

Về quê



Tôi đi nhờ xe quen về quê thăm mộ đứa cháu, con gái độc nhất của chị Năm tôi vừa mới qua ngày giỗ thứ 8, thời gian quá ít để không thể ghé thăm người dì đã cao niên. Về lại nhà mẹ mấy tiếng đồng hồ thì nhận tin dì qua đời. Trong nhà, tôi là người duy nhất trong anh chị em có thể về ngay để phụ lo bước đầu.

Lại theo xe đứa em con cậu quay về.

Từ bệnh viện, các em đã đưa dì về nhà cậu, trên nền đất nhà ngoại ngày xưa,  là nơi ở của dì sau khi chồng, con gái dì lần lượt mất lúc dì còn khá trẻ đến khi tản cư rồi quay về lại sau 1975 và sau này giao cho đứa con đầu của cậu mợ cai quản. Đến nơi đã hơn 21h 30 tối, dì nằm đó, nét mặt thanh thản như người đang ngủ, không thấy chút gì tiếc nuối, trách hờn!

--> Read more..

16/2/14

Chuyện dọc đường



Có lẽ báo chí dùng cụm từ : “Thành phố đáng sống” khi nói về Đà Nẵng là không sai, ít nhất là dước góc độ tương đối và trong tương quan với nhiều thành phố khác ở Việt Nam.

Nhiều lần đi xa về, ra khỏi máy bay ở Tân Sơn Nhất là thấy phiền hà ngay ở nơi làm thủ tục check out, những viên chức không ngồi bàn giấy ở đây thấy mình quê mùa, gọi riêng ra hỏi han lằng nhằng chuyện hàng hóa, tiền bạc đem về. Ra đến nơi tìm taxi về nhà khi không có người thân đón càng phiền hà hơn vì taxi sẵn sàng từ chối khi mình đi quãng đường ngắn. Ra tới Cộng Hòa thì xe cộ đông đúc, người ngợm chạy xe xô bồ, đó là chưa kể nghe cánh tài xế than van, không hiểu có phải để đánh thức hảo tâm của khách đi xe?. Sài Gòn là vậy dù tôi đã sống ở thành phố này nhiều năm (đi xa không lần ào quá nửa năm) không hề khá hơn mà ngày càng có khuynh hướng tệ hơn nhiều!
Ngồi trên xe, tôi phải nhắc vợ mình hết sức cẩn thận với hành lý, giấy tờ tùy thân, điện thoại… phần tôi cũng thế và cài kỹ cúc túi áo, túi quần!

Xuống sân bay Đà Nẵng thì khác hẵn, ra khỏi sân bay kể cả trong giờ cao điểm, dù đi xe nhà hay taxi đều thoải mái, đường phố rộng rãi, nhiều cây xanh, tài xế nhiệt tình chỉ trừ điều không thể thay đổi được là cái lạnh cắt da của trước và sau Tết nguyên đán hoặc cái nóng khó chịu của những ngày hè khi thành phố chịu  tác động ít nhiều của hiện tượng fohn của khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị. 

Hôm 12 âm lịch, tôi đi Huế bằng xe đò, tới bến xe An Cựu đã thấy bất bình để rồi khi chụp được tấm hình bên chợ Tây Lộc, vội post lên facebook để than thở với bạn bè. Chuyện là, ngồi xe lâu, khi xuống xe tôi đi tìm toilet, nhà vệ sinh ở đây dơ dáy không tả được nhưng chẳng đặng đừng phải vào, bước ra thì bà già ngồi thu tiền chặt đúng 3000VND, ngọt như dùng dao lam Gilette mới! Hôm đó, trời mưa lâm thâm và lạnh ngọt ngào, vội tìm xe ôm về nhà cậu em vợ, giới xe ôm bến xe “hợp tác” với nhau làm giá nên lại bị chặt thêm lần nữa trên một đoạn đường mà nếu ở Sài Gòn giá thấp hơn 5000VND và Đà Nẵng thì sẽ thấp hơn 10.000VND! 

Người dân Huế - và cả tôi -  dân ngoại đạo cũng thế nhưng chắc chỉ tự hào về Huế những năm trước 1975 hoặc đó là những người Huế xa quê tự hào về đất thần kinh, quê hương mình hoặc tự hào có Kinh thành, có Nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới nhưng tôi thì không thể khi đàn Nam Giao bị đập đi để xây đài liệt sĩ, khi một số người con Huế là tác giả của những mồ chôn tập thể Tết Mậu thân, khi có ông cựu bí thư tỉnh ủy làm hồ sơ xin phong danh hiệu anh hùng qua vụ ném lựu đạn vào nhà một người bà con trong đám giỗ người thân mình mà chính những đồng đội ông ngày xưa là người viết đơn tố cáo. Lại càng không thể khi những người bạn tôi từ Nha Trang đi du lịch Hà Nội nghỉ đêm tại Huế, lớ ngớ bị cánh xích lô ngọt ngào dụ dỗ đi dạo ngắm sông Hương về đêm rồi vào nhà hàng Karaoke hát, khi ra, phải bấm bụng trả một người ngót ½ chỉ vàng chỉ trong vài giờ uống bia và hát! Và tôi cũng còn nghe khối chuyện đại loại như thế từ những nạn nhân kể về những tiệm ăn, quán nước ven đường!

Những người lớn tuổi đủ mọi giai tầng ở Đà Nẵng, kể cả những người của chế độ cũ cũng đều ca ngợi thành phố nơi đang sống, khen ông cựu bí thư Nguyễn Bá Thanh dầu phê phán cách đổi đất lấy hạ tầng của ông ta theo kiểu “Ừ, thì có tật (nhưng) có tài, ngựa chứng (nhưng là) ngựa hay”. Riêng tôi, rất ngạc nhiên khi cầm thẻ giữ xe ở bệnh viện với tờ giấy bạc 2000đ  khi vào thăm người quen ra trả tiền giữ xe, câu trả lời là các bệnh viện ở đây từ nhiều năm nay đều…miễn phí và rất vui khi biết rằng, năm nay, những người hành nghề xe thồ, xích lô chuyên nghiệp được thành phố tặng ăn Tết thêm 50.000đ so với năm ngoái!

Không bàn đến sự thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu giữa Huế và Đà Nẵng vì đây là những yếu tố tự nhiên, nhiều năm trước tôi đã xót lòng khi nghe những người làm du lịch bảo rằng lượng khách lưu trú qua đêm ở Huế rất ít, doanh thu của các khách sạn không cao vì nhiều khách lấy phòng ở Đà Nẵng, chỉ hơn 2 giờ xe, ra Huế tham quan và về lại trong ngày! Không biết điều này đúng đến mức nào và bây giờ ra sao nhưng tôi nghĩ yếu tố nhân văn cũng rất cần cho việc thu hút khách.
Than phiền với anh xe thồ trẻ chở tôi từ bến xe An Cựu về nhà cậu em, anh ta bảo: “Chú ơi, muốn thu hút khách du lịch thì đâu chỉ chính quyền lo mà phải là việc của cả người dân, của toàn xã hội!”.

Ông Hoàng Tuấn Anh, bộ trưởng bộ TTVH-TT-DL không biết sẽ nghĩ gì khi biết chuyện này nhưng riêng tôi, cứ nhớ một chuyện tiếu lâm có thật rằng khi một đoàn khách du lịch vào thăm chợ Đông Ba, ban quản lý chợ đón chào du khách, giới thiệu sơ lược về lịch sử và sự bố trí các gian hàng ở chợ, sau đó phát bản nhạc có đoạn Ơi Huế của ta, ta có Huế tự hào* rồi sau nữa, đề nghị quý khách cảnh giác đề phòng kẻ gian móc túi! Hihi.

May mà, trong lần về thăm này, tôi được gặp một số bạn bè cũ, có người xa đã 40 năm trong dịp tôi mời họ đi uống café để được thăm và nói lời xin lỗi khi không về dự họp mặt mừng 40 năm ra trường của hai khóa Lương Văn Can và Huỳnh Thúc Kháng ĐHSP Huế cùng dịp Festival Huế tháng tư này vì ở xa, họ là những người trong ban tổ chức và chủ biên tập san nhân hội khóa. Gặp để tâm sự, để thăm hỏi và qua đó, ôn lại những kỷ niệm thời đi học đã lùi quá xa vào quá khứ! 

Thành thật xin lỗi Huế và những người bạn Huế rất dễ thương của tôi về bài viết này!

* Lời hát này sau đó được trẻ con ngoài đường sửa lại: Ơi Huế của ta, hai phần ba là Quảng Trị!
--> Read more..

8/2/14

BA MƯƠI SÁU NĂM.



Tết năm nay con cái đứa bận đi làm, cháu đi học, đứa bận bịu con nhỏ, chỉ có hai vợ chồng tôi về nhatrang ăn Tết. Mùng hai vợ tôi đến nhà ngoại các cháu. Ở nhà một mình, tôi lục lọi ngăn kéo chứa những giấy tờ, thư từ lưu cửu (nhiều năm); trong mớ kỷ niệm xa xưa ấy, tôi tìm thấy tấm thiệp cưới vợ mà người em họ in giúp ở Đà Lạt hồi 1977, đọc lại, chợt giật mình vì chỉ còn khoảng một tuần nữa là tròn 36 năm ngày chúng tôi cưới nhau.

--> Read more..

Flags..


Flag Counter