29/6/13

Mẹ Teresa Calcutta


“Theo huyết thống, tôi là người Albani. Theo quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu công giáo. Theo ơn gọi, tôi thuộc về thế gian này. Và theo con tim, tôi hoàn toàn thuộc về những người bất hạnh, khổ đau” (lời Mẹ Teresa)

--> Read more..

25/6/13

Thời gian


Vậy là chúng tôi đã hoàn thành chuyến về thăm quê, thăm nhà. Thời gian ở có dài hơn dự định cả tháng nhưng nhìn lại, cũng thấy thỏa lòng.
Về với đại gia đình, là con út nên trước mẹ tuổi trăm, ba mẹ vợ giữa hàng tám, anh chị hàng bảy, hàng tám tôi thấy mình là trẻ nhỏ. Chỉ sau hơn ba tháng, về lại thấy ai cũng đương đầu vất vả với tuổi già đang ập xuống, người lên xuống cầu thang khó khăn, người cánh tay phải “dỡ không lên”, người ngồi vào bàn ăn như một nhiệm vụ, người khác không hề háo hức khi nhà sắm món ăn ngon như vài tháng trước! và ai cũng kè kè vỉ thuốc bên mình!
Nhìn mà thấy thương, buồn và nghĩ đến ngày đó của mình cũng không còn xa.
Mẹ tôi 100 tuổi bên hộp quà gồm 5m lụa Thái Tuấn và tiền Nhà nước tặng nhân QTNG 06/6/2013
Nhà Nha Trang xuống cấp trầm trọng vì đã ba năm nay khóa cửa, không người ở,chỉ thỉnh  thoảng cô em vợ ghé mở cửa, thắp nhang, cây cối hư  hao, tàn tạ, chết dần mòn… nhà Sài Gòn cũng cùng số phận nhưng do còn mới và chúng tôi không ở chưa lâu nên chưa đến nổi nào, chỉ cây cối ngoài balcon phía sau phải sống lây lất nhờ mưa.
Cây cối tại balcon nhà ở SG bây giờ chỉ sống nhờ nước Trời!
Qua lại Bangkok, lá vẫn xanh, hoa vẩn nở, chim vẫn hót trên cành và tám chậu rau tôi trồng bên dưới vẫn phát triển, xanh tốt, các cháu vẫn mong ông bà ngoại về. Sóc (sắp vào lớp 1) thể hiện tình cảm chừng mực như tính cháu lâu nay vẫn thế nhưng thằng em, Nhím (đã xong lớp nhà trẻ, chuẩn bị vào mẫu giáo) thì khác, mừng ra mặt, thức giấc nửa chừng trong giấc ngủ trưa, nhìn thấy ông ngoại nằm bên dưới, cháu ôm gối xuống nằm kế bên, ôm cổ thật chặt và suốt buổi chiều, tôi đi đâu cháu theo đó. Chừng như sợ ông…đi tiếp!
Điều thú vị nhất với tôi là nhìn thấy “kết quả học tập” của các cháu thời gian chúng tôi đi xa, những “bài làm” ở lớp đem về nhà. Nhím dán hộp, tạo hình, Sóc thì trang trí tên (Thiên Cát), hai anh em đều làm thiệp mời cha mẹ, ông bà dự triễn lãm tranh ở lớp, có tranh của các cháu.
Bài làm của Nhím là hộp carton, chai, ống ghép thành hình
Thiệp mời dự triễn lãm tranh học trò tại trường do Nhím làm

Trang trí tên mình của anh Sóc

Thiệp mời dự triển lãm do Sóc làm

Tranh sơn dầu "Con rồng" của Nhím tại triển lãm ở trường Patana

Tranh sơn dầu "Hoa hồng và hoa mặt trời" của Sóc tại triển lãm

Dường như có một sức sống mới, một suy nghĩ lạc quan được nhen lên trong tôi lúc này, sau những ngày gặp gỡ và gần gũi người già. Chuyện này âu cũng là lẽ tự nhiên vậy.



--> Read more..

15/6/13

CHUYỆN THẠCH SÙNG THỜI @.




Sự tích Thạch Sùng với câu tục ngữ “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” có lẽ ai cũng được nghe, có thể nghe nhiều lần. Chỉ cần search Google cụm từ này thì tha hồ tham khảo. Chuyện kể về vợ chồng Thạch Sùng vốn là ăn mày, nhờ gặp thời và mưu mẹo trở thành giàu có, em trai Hoàng hậu họ Vương là Vương Khải cũng là đại phú gia ganh tỵ nên trước quan lại trong triều nhân một bữa tiệc, hai bên đều khoe của, thách thức nhau cá cược, đến lúc nhờ có người cố vấn, Vương Khải đưa ra cái mẻ kho, Thạch Sùng không có   đành phải mất cả gia tài.
--> Read more..

8/6/13

Viết thêm về chuyện trường Lê Quý Đôn Nha Trang


 Sau khi post “Suy nghĩ nhân đọc Lời tâm sự của một cựu học sinh trường Lê Quý Đôn” tôi nhận được hàng chục comment của bạn bè chưa kể một số ý kiến qua email,  comment trên FB và qua điện thoại. Xin cám ơn tất cả về  những chia sẻ này. Nhận thấy chưa thể khép lại vấn đề nhân có những ý kiến mới hơn, xin viết thêm đôi hàng để mọi người tham khảo. Vẫn hy vọng bằng một cách nào đó, các nhà lãnh đạo Sở GD-ĐT Khánh Hòa, các nhân vật trong chuyện đọc được như là có cơ hội “rộng đường dư luận”.
--> Read more..

Flags..


Flag Counter