29/10/13

CHUYỆN KHÔNG AI MUỐN NGHE

Mấy hôm nay, cả trên báo chí lẫn trên FB của một đất nước mấy ngàn năm văn hiến, tự hào đánh thắng hai đế quốc to, đạt nhiều thành tựu đáng tự hào từ sau công cuộc đổi mới…đọc nhiều tin thấy… lùng bùng:

Tại các trường Sư phạm ở miền Nam trước 1975, giáo sinh được dạy môn “thẩm định kết quả học vấn” gồm cả ra đề, chấm bài, có những đề bài giúp học sinh học được lòng nhân ái, sự san sẻ với những bạn nghèo. Ví dụ: Khi đến trường, mẹ cho Tuấn 5 cây kẹo, giờ chơi, Tuấn cho Tú, một bạn nghèo 2 cây, hỏi Tuấn còn mấy cây? Trí tuệ non nớt của trẻ con, rất vô tình, cảm nhận được tình cảm này khác hẵn với đề sau đây: Một bàn tay có 5 ngón, bị chặt đứt hết 2 hỏi còn lại mấy ngón?. Học sinh bây giờ tiếp cận khá nhiều thông tin, nếu gặp cháu hiền sẽ tự hỏi sao ông/bà này bất cẩn thế?, cháu khác sẽ nghĩ là người bị chặt ngón tay này chắc là bị xã hội đen trả thù!  

2. Cả xã hội cũng đang xôn xao về chuyện Thẩm mỹ viện Cát Tường khi sáng nay báo chí đưa tin việc tìm xác nạn nhân tạm đình chỉ sau mấy ngày do không tìm thấy! Báo chí và phương tiện truyền thông vô tình hay cố ý đều lái dư luận đến vấn đề Y đức của người thầy thuốc nhất là sau các vụ phim X-quang, nhân bản kết quả xét nghiệm máu cũng rất gần đây mà quên một vấn đề khác, sự xuống cấp của đạo đức xã hội! Trong một bài viết gần đây bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn (tuanvannguyen.blogspot.com/‎) đã có những ý kiến rất đáng cho chúng ta suy nghĩ:
Vụ bác sĩ thẩm mĩ phi tang thi thể nạn nhân lại dấy lên một làn sóng phê phán ngành y. Xin lỗi các bạn, tôi phải lội ngược dòng một chút. Theo tôi thì những phản ứng này lệch hướng. Phản ứng của báo chí về y đức lệch hướng. Phản ứng của vài người trong ngành y cũng có phần … cải lương.


Rất nhiều người lầm tưởng rằng giải phẫu thẩm mĩ (GPTM) là ngành y. Xin mở ngoặc ở đây tôi chỉ nói giải phẫu thẩm mĩ (cosmetic surgery), chứ không phải giải phẫu chỉnh hình (constructive surgery) vốn là lĩnh vực của y khoa. Theo tôi thấy, GPTM không thuộc ngành y. Ngành y có thiên chức cứu người, chữa bệnh, và phòng bệnh. Đối tượng của y khoa là bệnh nhân. Còn “khách hàng” của GPTM không phải là bệnh nhân mà là những người bình thường và khoẻ mạnh. GPTM chỉ có mục tiêu làm đẹp trên người không phải là bệnh nhân. Có thể xem GPTM như là một doanh nghiệp làm đẹp và bán cái đẹp.

Hành động của anh bác sĩ đó tôi nghĩ vượt ra ngoài phạm vi y đức, mà là đạo lí làm người (morality).

Muốn hay không muốn nhận thì sự việc và hành động của anh ấy cũng phản ảnh một phần cái môi trường xã hội mà anh tương tác

Nên tìm hiểu tại sao anh ấy là hành xử “hơn cả xã hội đen”. Có phải vì anh ấy sợ vướng vòng lao lí? Nếu sợ lao lí thì phải xem cái thể chế đã làm gì để người ta sợ đến như thế? Có phải vì có người vào tù và đi biệt không về. Cái lí do sâu xa có lẽ còn thú vị và có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn là nhắm vào anh bác sĩ khổ đau.

3. Chuyện nhà tâm linh Nguyễn Văn Thủy (gốc là một công an mất phẩm chất bị loại khỏi ngành) vừa bị cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam về tội lừa đảo trong vụ tìm hài cốt liệt sĩ với sự tiếp tay của ngân hàng chính sách xã hội Quảng Trị tháng 7 /2003 vừa qua ở Gio Hà, Gio Linh – Quảng Trị phát trên thời sự VTV1 tối hôm qua (28/10/2013) cũng là nỗi quan tâm của không ít người nhất là những cựu chiến binh khi nghĩ rằng ngân sách dành tìm nơi an nghĩ cho những đồng đội đã ngã xuống vì độc lập tự do cho đất nước này bị xà xẻo, bị ăn chận, bị lợi dụng từ rất, rất nhiều năm nay bằng vô vàn hình thức cùng với không biết bao nhiêu khẩu hiệu, mỹ từ! (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131028/bat-nha-tam-linh-nguyen-thanh-thuy.aspx)

4. Cũng trong bản tin thời sự 19h nói trên, có một dòng tin chắc ít người để ý vì chạy chữ ở hàng cuối màn hình: Tính đến cuối tháng 10 năm nay, đã có 42.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động!. Bỏ qua những câu hỏi lớn: Doanh nghiệp quốc doanh hay dân doanh? Lý do ngưng hoạt động? Có bao nhiêu doanh nghiệp trong số này nợ tiền vay nhà nước, số nợ là bao nhiêu chục ngàn, trăm ngàn tỉ tiền Việt Nam? Có bao nhiêu doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội và nợ lương công nhân với số tiền bao nhiêu?…Chỉ cần câu hỏi này: Có bao nhiêu người lao động thất nghiệp trước tình trạng ngưng hoạt động này? là sẽ xuất hiện cả…một trời lo nghĩ!

Chúng ta lý giải thế nào trước tất cả những chuyện trên đây?

Hãy nghe nhà báo Ngô Minh trong một bài báo của mình, dẫn lời đại biểu quốc hội Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh): “Chúng ta có th vc dy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoc 5 năm nhưng vc dy suy thoái đo đc xã hi chc phi mt c mt thế h”, nhà báo Ngô Minh kết luận: “Mt nn giáo dc phiến din ( gi trng ra  là giáo dc nhi s) hàng 50 năm lin làm méo mó tâm hn và nhân cách ba bn thế h người Vit Nam và hu qu  hôm nay phi nhân dân phi gánh chu”. (dttl-nguoilotgach.blogspot.com/.../ngo-minh-giao-duc...‎)
--> Read more..

18/10/13

Chuyện ma chay

(Nhân ngày cúng thất thứ 2 của nhạc phụ tôi)
Chỉ cách nhau ở trung tâm thành phố 120km, ranh giới là Đèo Cả, (nơi có Thạch Bi Sơn, có chữ do vua Lê Thánh Tôn sai khắc trên đá năm 1471) mà Phú Yên và Khánh Hòa khác xa nhau về giọng nói, về phong tục. Cũng như thế,  Hải Vân, nơi có Hải Vân Quan, “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” ngăn cách hai thành phố Huế-Đà Nẵng (bây giờ chỉ còn cách nhau 90km), hai nơi khác biệt hoàn toàn về giọng nói, văn hóa, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và cả tính cách con người.
--> Read more..

13/10/13

Khi ta ở...


Học trò cũ đi Thái Lan, biết vợ chồng tôi đang sống ở Bangkok, gửi tin nhắn trên facebook hỏi địa chỉ để ghé thăm, tôi ghi cả số cell phone và máy bàn khi trả lời cho em. Hai ngày làm việc với áp lực rất cao (*) nên hai vợ chồng em gọi xin lỗi, không đến được như đã hứa vì sau đó, lúc em có thể đến thì tôi đã về Sài Gòn! Lúc em về lại Việt Nam, gọi và biết tôi đã về Đà Nẵng, cũng trùng thời gian các em đang chuẩn bị tham dự một hội nghị của viện Khoa học giáo dục với sở GDĐT Đà Nẵng, em đến nhà thăm mẹ tôi.
--> Read more..

Flags..


Flag Counter