(Nhân ngày cúng thất thứ 2 của nhạc phụ tôi)
Chỉ cách nhau ở trung tâm thành phố 120km, ranh giới là Đèo Cả, (nơi có Thạch Bi Sơn, có chữ do vua Lê Thánh Tôn sai khắc trên đá năm 1471) mà Phú Yên và Khánh Hòa khác xa nhau về giọng nói, về phong tục. Cũng như thế, Hải Vân, nơi có Hải Vân Quan, “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” ngăn cách hai thành phố Huế-Đà Nẵng (bây giờ chỉ còn cách nhau 90km), hai nơi khác biệt hoàn toàn về giọng nói, văn hóa, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và cả tính cách con người.
Chỉ cách nhau ở trung tâm thành phố 120km, ranh giới là Đèo Cả, (nơi có Thạch Bi Sơn, có chữ do vua Lê Thánh Tôn sai khắc trên đá năm 1471) mà Phú Yên và Khánh Hòa khác xa nhau về giọng nói, về phong tục. Cũng như thế, Hải Vân, nơi có Hải Vân Quan, “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” ngăn cách hai thành phố Huế-Đà Nẵng (bây giờ chỉ còn cách nhau 90km), hai nơi khác biệt hoàn toàn về giọng nói, văn hóa, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và cả tính cách con người.
Nhạc phụ tôi qua đời ở tuổi 85 nay đúng ngày cúng “thất” thứ
2. Tôi có may mắn có mặt bên ông hai giờ cuối cùng trước khi ông giã từ cõi tạm
này. Sau khi ông mất, tôi, người em đồng hao, người em trai vợ, cả nhà và bà
con bạn bè cùng lo hậu sự cho ông
trong khi chờ người thân ở xa về. Vợ tôi là chị cả nên sau mẹ, tôi là người lớn nhất nhưng trở thành người phụ
việc vì vấp phải bức tường thành của những lệ,
phép tắc và phong tục địa phương! Đụng vào việc gì cũng vướng. Tôi ghi chép
lại những khác biệt về tổ chức tang lễ giữa Thừa Thiên Huế và những nơi tôi đã
sống, đã chứng kiến ở nhiều nơi từ đèo Hải Vân trở vào để bạn bè tham khảo,
mong nó trở thành đề tài cho một biên khảo của bạn bè như bác NHP, bác Bu, bác
Vũ Nho hoặc ngay cả chị GM…vì trong tay tôi hiện không có những tài liệu tham
khảo cần thiết.
![]() |
Ông bà chụp 5 ngày trước lúc ông ra đi. |
1.In cáo phó và chương trình lễ tang sau khi coi ngày bây
giờ cả thành phố lẫn thôn quê đều có và thường do dịch vụ tang lễ đảm trách,
tang gia chỉ việc cung cấp đầy đủ các thông tin nhưng cái khác ở đây so với
miền trong là sau các chi tiết về ngày sinh, ngày mất, hàng bên dưới thay vì ghi đơn giản là hưởng dương hay
hưởng thọ người ta ghi hưởng thượng
thọ hoặc thượng thượng thọ! Và hàng cuối cùng còn thêm câu Trong lúc tang gia bối rối…xin niệm tình
miễn chấp, câu này thường chỉ nói trong điếu văn, trong lời cảm tạ in trên
báo hoặc đọc trên truyền hình.
2. Những gia đình theo đạo Phật thường mời các vị sư ở các
chùa mình có quan hệ đến cúng, tụng kinh trong các lễ nhập quan, thành phục, di
quan, hạ huyệt. Nhiều nhà khác còn mời thầy ở hẵn lại trong nhà suốt thời gian
tang lễ tụng kinh cầu siêu trong từng bữa cúng
cơm.
Việc thiết bàn thờ Phật trước linh cửu là tất yếu nhưng
trong đám tang ba tôi thay vì đặt hình
Phật A di đà (Tiếp dẫn đạo sư) như ở miền trong thì lại đặt hình Quán thế âm Bồ tát. Tôi hỏi vì sợ nhầm
thì nhận được câu trả lời: ở đây là thế!
Bàn thờ Phật trước bàn thờ nhạc phụ và quan tài |
Sau bàn thờ Phật có một khoảng cách đủ cho một người đứng
vái lạy ngay trước bàn thờ người quá cố nhưng ở đây hai bàn thờ đặt sát nhau. Do vậy, những người đi viếng, điếu tang
không thể đi vòng quanh quan tài. Người ta kiêng việc người sống đi qua phía
đầu quan tài!
3. Việc tẩm liệm thi hài từ Đà Nẵng trở vào tùy theo từng
nơi và tùy khả năng tài chánh của tang gia thường dùng bấc (nhẹ như bấc, nặng như chì), trà hoặc mạt
cưa khô, cốt là những vật liệu nhẹ và khả năng hút nước cao nhưng ở Huế liệm
bằng tro và…đất. Đất bao quanh thi thể, lấp đầy và khỏa bằng trước khi đậy nắp
quan. Do vậy, quan tài rất nặng và khi di quan phải dùng đến một đoàn “đạo tì”
(lực lượng âm công) lên đến 24 người!
Ngày lễ tang tướng Giáp, khiêng quan tài chỉ 10 người mặc lễ phục trắng, mỗi bên 5 người, mọi thao tác và
khiêng từ nhà tang lễ lên xe, từ xe vào máy bay, từ máy bay ra lại xe và đưa
xuống huyệt nhẹ nhàng!
Ngày đưa tang ba tôi, khi di quan, dưới quan tài có 3 đòn
dài, đầu mỗi đòn ở mỗi bên có 4 người khiêng bằng 1 đòn nhỏ, do vậy, mỗi bên
phải có 12 người, các thao tác nâng lên hạ xuống rất nặng nề, khó khăn!
Khiêng quan tài ra xe tang |
Tôi dùng chữ “khiêng
quan tài” nhưng ở Huế thì mọi người lại dùng chữ “gánh ma” cũng như dùng hai từ sui
gia và thông gia là một. Lạ! Tôi giải thích từ chỉ sự khác nhau giữa việc
khiêng và gánh thì các cháu (đều đã tốt nghiệp đại học) chấp nhận nhưng rồi cũng phải…theo lệ làng!
4. Có một việc mà tôi cho là điểm son trong phong tục ở Huế. Khi quan tài đã phủ đầy đất trong
huyệt mộ , những âm công dùng cây nện xuống để nén chặt đất, vừa nện vừa hát
một làn điệu dân ca miền Trung: hò khoan.
Người lĩnh xướng hát lên một câu, cả nhóm hát theo là hụ là khoan, bài hát có nhiều câu nói về sự ra đi của người quá
cố và niềm tiếc thương của những người thân trong gia đình, chỉ thay đổi cách
xưng giới tính người chết (là ông hay bà) và khi kết thúc, cả nhóm hát câu là hụ là khoan, khoan ơi khoan hỡi hò khoan.
Không hiểu là vì không được huấn luyện chu đáo hay tài nghệ có hạn, những
người này chỉ hát như tôi nói ở trên mà không hoàn thành các phần còn lại như hết khoan rồi tới hụi, hô hụi, hết hụi rồi
tới khoan…đúng như thứ lớp của làn điệu này!.
Một số âm công vừa đi vòng quanh nện đất vừa hát hò khoan |
Về nhà, được nghe mọi người đánh giá là tính chuyên nghiệp
của đội âm công này chưa cao nhưng giữa bối cảnh đầy thương đau của sự mất mát
người thân, trước khung cảnh bi ai của âm dương đôi đường cách biệt, bản dân ca
được hát đồng ca này đã tạo chú ý của những người có mặt và tôi nghĩ, nó giúp
giảm bớt phần nào những buồn thương!
Tâm sự với các em sau đám tang, tôi cho rằng rất khó để xác
định rằng tập tục, cách tổ chức và trình tự của đám cưới hay lễ tang ở nơi nào
là đúng vì Việt Nam chưa hề có quy chuẩn cho những việc này. Cũng có thể ngày
xưa, tổ tiên chúng ta thực hiện theo sách Thọ mai gia lễ của Hồ Sĩ Tân
(1690-1760) dựa theo Chu công gia lễ của Tàu, theo thời gian, có gia giàm thì
cũng chưa chắc hoàn toàn đúng, thôi thì cứ xưa
bày nay bắt chước miễn sao bảo đảm lễ nghi để yên lòng người quá cố (nếu có
thể) và tránh những đàm tiếu không hay từ miệng
thế gian, chuyện khó tránh khỏi nhưng thường gặp ở người Việt!
Em xin con tem vàng nha anh Quý...Hihi
Trả lờiXóaLần này thì anh Nô và chị giao chào thua MTB rồi!
XóaTự nhiên thấy mấy người trong hình đứng nện đất và dẫm lên cái hòm có người thân nằm trong đó, em thấy hơi xót xa quá anh Hongngoc à.
Trả lờiXóaCó còn gì nữa mà xót hả em? Vả lại, những người dự đám tang lại thấy không khí bi ai được giảm nhẹ!
XóaTôi cũng không rành lắm về các tập tục trong tang lễ, ma chay..., nói chung mấy chuyện này bây giờ có "dịch vụ mai táng" lo từ A đến Z, và tùy theo nơi. Cách nay ít lâutôi đi một đám tang mẹ người bạn trong cơ quan, chỉ nội cái chuyện đội khăn tang của cháu, chắt thấy đã rối. Nhà đòn thì người miền Trung đến cho cháu chắt đội khăn có gắn chấm xanh đỏ vàng gì đó, mà khi bà con khổ chủ (người Nam) đến lại không đồng ý, nói đội thế không phải. Nói chung là tùy, người miền nào cứ theo tục miền đó, và "ma chê, cưới trách"...
Trả lờiXóaViệc đặt hình trên bàn thờ Phật nơi đám tang cũng đúng là tùy nơi, người thì hình Phật A Di Đà, nơi thì Quán Thế Âm. Người miền Trung hình như đặt hình ảnh Quán Thế Âm nhiều hơn, Quán Thế Âm có khả năng hiện thành 32 hóa thân để cứu khổ cứu nạn độ cho chúng sinh. Quán Thế Âm cũng là một trong hai vị Bồ Tát hầu hai bên A Di Đà nơi cõi Tây phương Cực lạc. Tôi coi trong sách có nói việc thờ Quán Thế Âm làm hình tượng chính nơi miền Trung, có lẽ còn bắt nguồn từ người Chăm, vì xưa là đất của người Chăm, họ thờ Mẹ Xứ Sở Pô Inư Naga/ Thiên Y Ana, sau này người Việt đồng nhất với Quán Thế Âm, ở miền Nam là Bà Chúa Xứ...
Trong đám ma miền Trung tôi thấy có nói đến "hò bã trạo", không biết có phải là điệu hò mà bác HN có nhắc tới?, và vùng Bình Định khi đưa ma người ta có diễn lại tích "Chàng Lía" (một câu chuyện cổ tích về gương hiếu thảo).
Cách lý giải về thiết bàn thờ có hình Phật Bà rất thuyết phục, HN sẽ tìm hiểu thêm khi có điều kiện. Làn điệu dân ca "Hò bã trạo" hình như của cư dân ven biển hát trong lễ tế Ông Nam Hải. Già rồi, trí nhớ tồi nên không dám nói chắc, bác NHP thông cảm.
XóaĐọc để thấy sự khác biệt của các vùng miền. Nói chung lệ làng khó cãi anh à, dù đúng hay sai!
Trả lờiXóaĐồng ý với giao ...hai tay luôn!
XóaHihi, hễ đám cưới đám ma, là Nô đứng qua một bên, không thể và không dám đụng vào. Mấy ông lớn biểu sao làm vậy! Mỗi nơi mỗi kiểu, mệt lắm lắm!
Trả lờiXóaCho nên HN cũng "dựa cột mà nghe" và làm "thợ vịn" là chính Nô ơi!
XóaNăm xưa bên Multiply M cũng có viết bài về việc cải táng cụ thân sinh ra mình. Hôm nào rãnh sẽ viết thêm về việc ma chay tang lễ theo phong tục quê M.
Trả lờiXóaCon rể hiếu thảo, con cháu đầy nhà Ông sẽ yên lòng mà vãng sanh.
Cám ơn GM, chắc cùng với HN, mọi người chờ được đọc để biết thêm những khác nhau trong lễ tang giữa các vùng miền.
Xóa1- Nhà bu có sự lạ, con cái sinh ra đặt tên vần T thì còn sống, tên vần khác thì ra đi khi 4 đến 6 tuổi. Bu thường đi học xa nhà nên cô em và bố qua đời không được chứng kiến, khi về đến nhà thì mọi việc đã xong rồi. Năm 2009 bà mẹ ra đi ở tuổi 93 ...mọi hiểu biết về tang lễ (qua sách vở) của bu đều bị ông anh rể họ xa xếp xó. Mọi việc phải làm theo ông ta chỉ huy. Nội trong thành phố Đồng Hới mà phường nọ đã khác phường kia rồi. Bu có chứng kiến tang lễ ông bố vợ ở Huế, đúng là họ nện hoàng thổ kín mít người quá cố, quan tài để trong nhà cả tuần lễ, đợi con cháu ở tận bên Mỹ về.
Trả lờiXóaTrong Nam này khi có người qua đời thì ban nạc thổi kèn tây rất hùng tráng và vui vẻ, hỏi thì họ bảo để cho người chết thanh thản ra đi...Còn kèn đàm ma người Quảng Bình thì sầu não vô cùng vô tận.
2- Theo bu hiểu thì người chết được vãng sanh về Tây phương do Phật A di đà làm giáo chủ. Trong tang lễ phải tụng kinh A di đà, kinh Sám hối và kinh Địa tạng...Trưng hình Quán thế âm là sáng tạo tùy từng vùng, ta có cãi lại cũng không được, tốt nhất đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục....
Rất vui khi được đọc những chuyện tâm tình trên đây của bác Bu. Ở miền Tây, trong nhà có người qua đời thì giàu nghèo không bàn, mua vài ba can rượu (60-100 lít), bà con, bạn bè, chòm xóm tới là uống! Hôm ông ngoại các cháu qua đời, một dì (em gái vợ) xin được "cúng" một giàn kèn tây, mọi người ủng hộ nhưng đề nghị chuyển khoản tiền này thành gạo tặng những người nghèo trong khu phố vào buổi chiều cúng cô hồn trước ngày đưa tang. Thật đáng bắt chước và phổ biến!
Trả lờiXóaAnh HQ ơi!
Trả lờiXóaKT biết tin muộn (vì không được thông báo)
KT xin chia buồn với vợ chồng anh và gia đình nhé...
Chỉ là có học trò cũ biết tin báo cho bạn bè trên FB, bạn cũ ở Huế báo trên email cho cả khóa chứ xa xăm quá, gia đình không báo. Ba anh hồi xưa ở sát chợ Phường Cũi, về Huế 5 tháng thì qua đời đó em. Cám ơn đã chia buồn! Hôm nào về NT sẽ thăm như thị.
XóaMong ông cụ tiêu diêu nơi cực lạc. Phong tục đám táng này những người như Tám sống ngoài nước không biết, và nếu có người biết thì cũng không thể áp dụng. Sống ở đâu thì theo phong tục ở đó thôi, HN ạ.
Trả lờiXóaCám ơn Tám rất nhiều!
Xóa