Học trò cũ đi Thái Lan, biết vợ chồng tôi đang sống ở Bangkok, gửi tin nhắn trên facebook hỏi địa chỉ để ghé thăm, tôi ghi cả số cell phone và máy bàn khi trả lời cho em. Hai ngày làm việc với áp lực rất cao (*) nên hai vợ chồng em gọi xin lỗi, không đến được như đã hứa vì sau đó, lúc em có thể đến thì tôi đã về Sài Gòn! Lúc em về lại Việt Nam, gọi và biết tôi đã về Đà Nẵng, cũng trùng thời gian các em đang chuẩn bị tham dự một hội nghị của viện Khoa học giáo dục với sở GDĐT Đà Nẵng, em đến nhà thăm mẹ tôi.
Mai Khôi hôm đến nhà mẹ tôi |
Hai vợ chồng mời tôi đến nơi
ở tại khu Phú Lộc Viên bên kia sông Hàn dùng cơm chay do chính em nấu. Vừa ngạc
nhiên cũng vừa vui mừng khi biết lý do ăn chay cũng như biết thêm nhiều thông
tin khác về hiện tại của vợ chồng em.
Buổi chiều, thành phố vừa qua
một cơn mưa lớn nhưng khi tôi và cô cháu ra đi trời tạnh ráo và hơi lành lạnh,
cầu sông Hàn đã lên đèn. Đến nơi, em ra chào rồi xuống bếp loay hoay nấu nướng,
giao cho chồng tiếp thầy cũ của mình.
Cứ tưởng gặp người ngoại quốc
sẽ phải múa may nhiều khi nói chuyện không ngờ chàng Australia này nói tiếng Việt khá
sành sỏi, hình anh ta tôi cũng chỉ mới thấy vài lần nhưng tận mục sở thị mới
thấy là anh ta đẹp… như những tấm hình in trong các sách về các Thánh!
![]() |
Với Ben, chồng Mai Khôi ở Phú Lộc Viên Đà Nẵng |
Nếu coi anh như “cháu rễ” thì
anh thật lễ phép, dễ thương, từ tốn. Câu chuyện giữa cậu cháu tôi và anh xoay
quanh chủ đề anh đang theo đuổi và thực hiện: Áp dụng giảng dạy thí điểm mỗi
tuần 1 tiết chương trình Phòng chống bạo
lực và bất bình đẳng giới trong 10 trường Phổ thông cơ sở ở thành phố Đà
Nẵng đang bước sang năm học thứ hai. Anh là người điều phối vì là đại diện cho
một tổ chức phi chính phủ (NGO) của Tây Ban Nha với sự hỗ trợ của Liên Hiệp
Quốc.
Biết việc này tôi rất thú vị
vì khoảng cuối 1980’s đầu 1990’s tôi cũng đã dạy thí điểm trong chương trình
công dân một số tiết về Đời sống gia đình
ở cấp PTTH theo chương trình VIE/ P.09 của Liên Hiệp Quốc. Hơn 20 năm sau, có
lẽ đạo đức xã hội VN suy thoái nhiều nên có thêm chương trình này!
Biết rằng rất khó khăn để
ngày sau có thể áp dụng rộng rãi và thành công khi mà vừa giảng bài xong, cô giáo tát tai một đứa học trò khi cháu có thái độ
vô lễ, khi mà hoan hỉ tiếp thu kiến thức ở trường, vừa bước vào cổng đã nghe
tiếng ồn ào trong nhà vì cha đang đánh mẹ trong cơn say rượu… nhưng anh vẫn
dốc lòng đeo đuổi! Đáng khâm phục biết chừng nào!
Bữa cơm chay với vợ chồng cô
học trò cũ đạm bạc nhưng đủ chất, ngon miệng và diễn ra trong không khí thân
tình, ấm áp. Khi ăn đến món canh thập cẩm, một mùi vị quen thuộc thấm vào
người. Tôi hỏi ngay, sao món canh có một gia
vị gì giống như trong món Tom Yum Goong của người Thái? (**). Chủ nhà trả
lời, đúng là có nêm một lá họ chanh Thái
Lan. Rồi cô học trò vào tủ lạnh lấy ra khoe một túi chừng vài ba chục lá (Kaffir lime leaves) do chồng mua ở Thái. Tôi bỗng dưng nhớ Bangkok, nhớ Amanta
Lumpini, nơi có căn hộ gia đình con gái tôi ở và nhất là Sóc, Nhím hai anh cháu
ngoại gần gủi tôi, bám lấy tôi mỗi khi đi học về, nhớ bầy chim tôi vẫn cho ăn
mỗi sáng dưới vườn và cả những chàng bảo vệ trẻ, những cháu làm care lúc nào
cũng vui vẻ, thân tình dầu không lâu sau tôi sẽ lại trở qua để rồi hai câu thơ
Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu
chợt quay về trong trí nhớ: Khi ta ở chỉ là
nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!
Cám ơn Mai Khôi và Ben, người
chồng mới vừa tổ chức lễ cưới với em trước đó không lâu đã dành cho tôi một
buổi tối vui vẻ và một dịp nhớ về nơi mình vừa rời trước đó không lâu.
_______________________
(*)http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/569545/mai-khoi-chia-se-phong-chong-bao-luc-tai-bangkok.html
Mừng thầy gặp lại học trò cũ tại quê nhà!
Trả lờiXóaMừng Bác Nô đã nhường lại tem quàng cho tui nha, anh Hongngoc ơi có Bác Nô sang chúc mừng cà...Hihi
Xóa@ Nô: Âu cũng là "duyên" Nô ơi, thật ra thì MK vẫn hay hỏi thăm qua tin nhắn trên FB. Vui lắm.
Xóa@ MTB: Thấy em nhắn trên FB, biết là anh Nô nhanh chân hơn em rồi. Hình như anh Nô cài chương trình thông báo "bài mới của bạn" trên blog!
Sẽ là những kỷ niệm đẹp cho ông thầy.
Trả lờiXóaVà cũng để nghĩ và vui rằng, dầu đã rời bục giảng nhiều năm nhưng vẫn còn được học trò nhớ đến GM ơi.
XóaGặp lại trò cũ là vui hết biết :-))
Trả lờiXóaHN cũng đã nhiều lần gặp học trò cũ là con trai, vui hết thấy đường về bác NHP ơi!
XóaTình cảm Thầy Trò sau bao năm gặp lại thật ấm áp và vui biết mấy anh Hongngoc ha,hy vọng Thầy sẽ còn gặp lại những học trò khác nữa vẫn luôn yêu quý Thầy, em chúc mừng Thầy nha.
Trả lờiXóaCám ơn MTB đã chia sẻ với HN những niềm vui này. Cám ơn lời chúc và anh HN cũng hy vọng thế!
XóaBác viết bài với văn phong giaqnr dị mà ấm áp tình người.
Trả lờiXóaMột tình cảm thương yêu khi đọc.
Chúc bác vui và khỏe mạnh.
Rất vui khi được bác VP đọc và có lời khen. HN, từ lâu nay chỉ kể lại những gì mình thấy, mình nghĩ theo kiểu "có sao nói vậy người ơi" để bạn bè đọc cho vui. Cám ơn lời chúc của bác.
XóaAnh HN ui, G mời khen anh có 1 câu bên fb mà cô học trò iu quý của anh đã... xù lông nhím lên kia cà! hic hic... Dzị là cổ ăn chay mới đây nên chưa thành chánh quả được. hehe...
Trả lờiXóaNói dzậy chớ anh cho G gởi lời xin lỗi cổ nhe! G hay rắn mắt, chọc ghẹo anh chút, khen anh... đẹp lão cho anh cười chơi chứ hỏng có ác ý gì với vợ chồng cổ hết! Nhưng mà G cũng vừa... trả treo với cổ vài câu bên nhà anh ở fb í. Anh liệu mà qua đó... hòa giải gấp đi nhe! hehe... binh cổ một chút cũng được cho cổ bớt sốc, còn giữa anh em mình thì hỏng có sao, hiểu nhau rùi mừ! hehe... giaolang này quậy thiệt!
HN có thấy trên FB, hơi cồm cộm trong suy nghĩ, chắc rằng cô bé này tưởng ai đó chọc chơi, đang để xem xem thế nào, lại thấy tiếp vài cmt khác và đọc cmt này. Thôi thì accept difference! Anh em mình - đúng như giao nói - hiểu nhau rồi!
XóaMột thời khắc đáng nhớ vì sự ấm áp tình người trong đời mỗi người!
Trả lờiXóaAnh HHP viết cmt nào cũng ngắn gọn nhưng đều làm cho người đọc suy nghĩ. Hihi.
Xóa"Rồi cô học trò vào tủ lạnh lấy ra khoe một túi chừng vài ba chục lá (Kaffir lime leaves) do chồng mua ở Thái"
Trả lờiXóaChi tiết này nói rằng đàn ông Tây thương vợ và chu đáo việc nhà có khi hơn cả đàn ông Việt.
Cô học trò cũ biết tôn sư trọng đạo theo truyền thống cha ông, thầy cũng mẫu mực cỡ nào mới được học trò yêu quý đến vậy. Câu chuyện thầy trò gây được tình cảm trong trẻo ấm áp cho cả người đọc nữa....
Đúng là đàn ông phương Tây có những đức tính như bác Bu nhận định. Chàng Ben này thể hiện rất rõ điều này nhưng HN không viết ra mà chỉ mừng cho cô học trò cũ của mình.
XóaQua những cư xử mà nhiều thế hệ học trò cũ, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, tuổi tác...dành cho mình, HN hiểu rằng khi mình còn đứng trên bục giảng, lấy mục đích giúp học trò bằng tình yêu thương chân thức của mình mà áp dụng, kể cả những la nạt, đến nay các em đều đã nhận ra. HN coi đây là thứ "lương hưu tinh thần" không đong đếm được. Cám ơn bác Bu đã đọc và cảm thông.
Mừng HN có học trò ngoan và mừng học trò ngoan có chồng đẹp.
Trả lờiXóaVà cũng mừng cho HN được Tám chia sẻ những niềm vui nho nhỏ này! Nói nhỏ với Tám, cô bé này còn là người sáng tác nhạc, đã có một bản nhạc viết cho HN: "Thầy tôi", công diễn trong dịp từ SG ra Cam Ranh dự kỷ niệm 35 năm thành lập trường nơi thầy từng dạy, nơi em từng học trùng với ngày Nhà giáo VN 20/11 (nhưng HN đề nghị khi giới thiệu, không được nói là bài- này- viết- cho- ai!) Hihi.
Trả lờiXóaTT cũng như anh HN cùng gỏ đầu trẻ và từng là học trò. TT thay mặt học trò kính thầy HN
Trả lờiXóaThầy
Từng như gốc phượng giữa sân trường
Bóng mát vòng tay tỏa ngát hương
Khoan nhẫn trẻ sinh lòng kính trọng
Bao dung trò đáp nghĩa yêu thương
Về quê sum họp như bần nước
Xa xứ phân ly khác gió sương
Ngoảng cổ cuộc đời người đứng lại
Tóc xanh áo trắng rộn bên đường
HN thích hai câu cuối bài này, dễ thương quá TT ơi: "Ngoảnh cổ cuộc đời người đứng lại/ Tóc xanh áo trắng rộn bên đường". Cám ơn TT đã có cảm xúc nhân đọc entry này.
XóaGanh tị quá đi!!!
Trả lờiXóaKhông có gì lớn lao lắm đâu như thị ơi!
Xóa