30/6/14

Buồn vui Phây xờ búc.



 Tôi gia nhập cộng đồng facebook hồi cuối năm 2010, sáu năm sau khi trang mạng xã hội này ra đời. Chuyện là,  trường ngày xưa nơi tôi dạy kỷ niệm 35 năm thành lập, tôi về dự, học trò chụp hình và hứa sẽ post lên FB, mục đích đầu tiên là tôi lập trang này để coi hình. Trước đây chỉ nghe  rằng đây là một nhật ký mở, ai muốn viết gì lên đó thì viết để thể hiện mình, ghi lại những tâm tư, tình cảm hoặc cũng có thể giới thiệu những bài viết, bản nhạc, phương thuốc, vị thuốc hay … cho mọi người. Khi sử dụng mới hay là công năng của nó vượt xa những suy nghĩ lúc đầu rất nhiều vì một lý do rất căn bản: FB là không gian ảo.
--> Read more..

23/6/14

Dấu hỏi (?) khi đọc sách.





Chuyện Tái Ông thất mã (塞翁失) kể về một người ở cực Bắc nước Tàu giáp với nước Hồ mất ngựa rồi được ngựa … ai cũng đã nghe, có người còn thuộc cả hai câu thơ của Cụ  Huỳnh Thúc Kháng: “Chuyện tụ tán chẳng qua là tiễn biệt/ Ngựa Tái Ông họa phước biết về đâu?”. Chỉ cần gõ 5 chữ vào Google để search thì chỉ trong 0.5” người ta đã tìm thấy 1.440.000 kết quả. Tôi không đưa vào đây sợ làm phiền người đọc, chỉ nói rằng rất nhiều bài viết đều lấy cốt truyện từ sách Hoài Nam Tử (còn gọi là Hoài Nam Hồng Liệt của Hoài Nam Vương Lưu An) đầu thế kỷ thứ II trước công nguyên. Cuốn cổ thư này theo Phạm Xuân Hy trong “Nghi án về cái chết của Lưu An” là một kiệt tác vì đã “tổng hợp và chỉnh lý những tư tưởng bách gia thời Tiên Tần cũng như bảo lưu nhiều thông tin lịch sử giá trị thời Tần Hán”
--> Read more..

6/6/14

LỆ THẦN TRẦN TRỌNG KIM VÀ SÁCH VIẾT VỀ PHẬT GIÁO.




Mấy năm trước, hồi còn ở Sài Gòn, có lần ghé Quỳnh Mai, một nhà sách khá lớn trên đường NTMK tôi rất bất ngờ trước bìa sách “Phật lục” của Trần Trọng Kim (xuất bản năm 2007) bèn mua về “đọc thử”. Nói “bất ngờ” vì xưa nay tôi chỉ biết đến ông qua Việt Nam sử lược, Nho giáo (2 tập) do Trung tâm Học Liệu Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH in và phát hành mà hầu như SV Văn khoa ngành Việt Hán và Sử Địa đều có. Riêng Việt Nam sử lược là tác phẩm tham khảo chính cho những nhà biên soạn Sử Việt (và cả sách giáo khoa) như Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh… sau này có biết thêm Một cơn gió bụi và Luân lý giáo khoa thư nữa. Vài tháng trước, biết vợ tôi hay đọc sách Phật, một đứa cháu lại tặng dì cuốn “Phật giáo”, ngay trang trong có thêm hàng chữ bên dưới: “Trong ba bài diễn thuyết” cũng cùng tác giả, cùng của NXB Đà Nẵng (2002) và trình bày bìa như quyển trước.

--> Read more..

3/6/14

Một thời...đã xa!



Những năm gần đây, mẹ và anh chị tôi ngày càng già, tôi cũng đã về hưu, sống xa hơn nhưng lại về thăm nhiều hơn: ba bốn lần mỗi năm. Lần nào về lòng cũng nhớ về một nơi, nghĩ và mong tìm thăm một người con gái đã xa hàng nửa thế kỷ.
Thời chiến tranh Việt Pháp, khoảng năm 1946 – 47, từ Đà Nẵng, gia đình anh Ngoạn tản cư về Quế Sơn, lúc đầu ở dưới Mỹ Thứ một thời gian ngắn rồi lên làng tôi, thuộc hàng “sơn cùng thủy tận” của huyện, xa thành phố chừng 60 cây số. Cha mẹ tôi cho gia đình anh ở trong “nhà trường” ngay trong sân nhà, một căn nhà tranh rộng lớn và làm nơi cho xã mượn dạy BTVH thời Việt minh (nên mới gọi là “nhà trường”). Sau anh làm nhà trên đất nhà o Lầu sát vườn nhà tôi và sống ở đây đến ngày đình chiến mới hồi cư.

--> Read more..

Flags..


Flag Counter