Tôi vốn không thích việc khen phò mã tốt áo, không ưa quảng cáo không công cho người nhưng có lẽ vì méo mó nghề nghiệp, vì từng dạy học những ba mươi năm, từng ưu tư về sự xuống dốc của giáo dục nước mình, từng trăn trở với những thành bại của bao lứa học trò…
nên khi đến các trường thì ưa tìm hiểu, đánh giá. Dự International Day ở trường cháu ngoại cách đây vài tuần, về nhà đã định viết, nhưng vì ngại phải khen nên đã không viết và bây giờ, sau khi đi xem diễn kịch ở trường Patana về, lại viết và viết thì cứ như khen!!.
nên khi đến các trường thì ưa tìm hiểu, đánh giá. Dự International Day ở trường cháu ngoại cách đây vài tuần, về nhà đã định viết, nhưng vì ngại phải khen nên đã không viết và bây giờ, sau khi đi xem diễn kịch ở trường Patana về, lại viết và viết thì cứ như khen!!.
Ngày Quốc tế trường Patana năm nay tổ chức trong 2 buổi sáng liên tục, ngày đầu, học sinh và giáo viên mặc quốc phục (nước mình), đi từ lớp đến nơi tập trung, cầm cờ nước mình diễu hành cùng một số phụ huynh cũng mặc quốc phục đến lễ đài là một hội trường có tầng lầu và sân khấu lớn. Đoàn học sinh UK(Anh) , Mỹ và Thái Lan đông học sinh nhất, riêng đoàn Thái Lan là chủ nhà có mấy chục học sinh trình diễn tiết mục múa khá đẹp mắt và rôm rả chào mừng khi diễu hành.
Lễ chính gồm lời phát biểu ngắn gọn của nhà trường, không giới thiệu quan khách dài dòng, đại diện học sinh từng nước ra sân khấu chào khán giả và biểu diễn một vài tiết mục văn nghệ nước mình. Đa phần là chuẩn bị công phu và gần như …chuyên nghiệp! Sau cùng là học sinh các nước tụ tập cùng ăn uống vui chơi, phụ huynh cũng thế, khá vui vẻ, nhộn nhịp và nhìn vào khuôn mặt ai cũng thấy dào dạt niềm vui. Học sinh VN chỉ chào khán giả nhưng không có tiết mục!
Học sinh VN ở trường này khoảng 10 cháu từ mẫu giáo đến 12 nhưng hoặc là cha Việt mẹ Tây hoặc cha Tây mẹ Việt, thuần Việt chỉ có 2: Sóc, cháu ngoại tôi và TinTin học lớp 4, anh đàn anh tìm đến lớp đọc truyện tiếng Việt cho Sóc nghe (đã nhắc đến trong entry “Trường cháu ngoại học”), vì vậy đoàn VN hôm đó rất…khiêm tốn! chỉ có ca sĩ Thủy Tiên (có chồng Nhật) ở Sài Gòn qua mở nhà hàng bán chả ram nên tổ chức party ở trường để quảng bá sản phẩm và những ai có giấy mời mới vào được! Hai chị phụ huynh VN tôi gặp vui vẻ và nhiệt tình nhưng sau khi vào hội trường thì không gặp lại.
Ngày hôm sau các lớp mẫu giáo được dự hội chợ với khoảng hơn 30 gian hàng của các nước, ở đó giới thiệu các trò chơi, văn hóa dân gian, hình ảnh các di tích lịch sử, du lịch nước mình. Các cháu được chơi rất nhiều trò như đánh golf, sút bóng vào khung thành, phóng lao, đổ xúc xắc, tô màu sau khi đồ các lá phong (Canada), tất cả đều có thưởng hoặc quà kỳ niệm…,chỉ trong 2 giờ rồi về lớp học. Không có gian hàng nào của VN!. Ấn tượng với tôi có lẽ là gian hàng Bangladesh, nghệ nhân vẽ các loại hình xăm cho khách bằng một loại mực màu đặc nhìn rất đẹp nhưng một tuần sau thì phai!
Từ 16/11, lớp của Sóc đã gửi thông báo về việc chuẩn bị biểu diễn nhân Giáng sinh hàng năm của K2 (Kindergarten năm 2 – như lớp chồi ở VN) và yêu cầu chuẩn bị cho cháu áo quần đỏ, cháu sẽ sắm vai Inn keeper trong vở diễn “Sự ra đời của Chúa Giê su” (The nativity). Cứ nghĩ là cháu được chọn là tốt, cả nhà rất vui vì ở nhà cháu trầm tỉnh, ít nói, không bạo dạn…nhưng khi vào dự thì ngạc nhiên và ngỡ ngàng.
K2 có 5 lớp, mỗi lớp 16 cháu, cháu nào cũng sắm vai, cũng hóa trang, vậy là vở diễn có 16 vai nào là Joseph, Maria, thiên thần, người chủ phòng trọ, nông dân trong làng …chỉ khác nhau màu áo của từng lớp.
Sân khấu được trang hoàng công phu và đẹp mắt, có màn hình treo trên cao để minh họa lời thuyết minh và động tác của “diễn viên”, hang Bethlehem (hang lừa), máng cỏ, cây thông… học sinh 5 lớp ngồi trên 5 hàng ghế từ thấp lên cao. Đúng 8 giờ, một cô giáo giới thiệu chung, có 2 cháu, một trai một gái làm MC nói một câu ngắn chào khán giả là phụ huynh với cơ man là máy ảnh, máy quay phim, chụp hình…, chỉ 2 cháu của một lớp được chọn ngồi bên hang lừa trong vai ông thợ mộc Joseph và bà Maria, khi đến lớp nào thì cả lớp ra trước đứng thành hàng, các lớp còn lại cùng đứng lên, một thầy/cô dạy nghệ thuật ngồi dưới đọc lời thoại, lớp trình diễn làm động tác rồi tất cả các cháu cùng hát theo nhạc, không diễn theo trình tự kịch bản như mình vẫn tưởng!. Phần lớn các cháu khá dạn dĩ, vài cháu khá mạnh dạn nhưng cũng có vài cháu…khóc, vì sợ! Từ việc này, tôi nghĩ đây là thành công trong giáo dục Âu Mỹ, các cháu đều được thể hiện năng lực của mình, không chỉ chọn lựa một số “gà nòi” có năng lực, năm nào cũng…có mặt, như ở VN.
Cuối cùng, sau lời cám ơn, chúc Giáng sinh và tết Dương lịch của cô đạo diễn vì hết tuần tới, trường sẽ nghỉ end term đến sau Tết dương lịch, tất cả các cháu cùng hát bài We wishing you a Merry Christmas…và bài Jinglle Bell trong không khí rất vui tươi của cả khán phòng, các cháu xong việc, được quay về lớp vui chơi, các cô giáo tròn trách nhiệm và phụ huynh thì càng tin tưởng ở chương trình và phương pháp dạy học của trường!
Tôi suy nghĩ hoài về trường Quốc tế, về học phí phải đóng theo cách nghĩ của một anh nông dân và tự hỏi không biết nhà trường có trừ tiền học phí (trên trời) trong những ngày nghỉ vì học mỗi tuần chỉ thứ 2 đến thứ 6, 8g sáng đến 13g30 chiều mà cứ nghỉ lễ này lễ nọ, rồi giữa Term cũng mất 10 ngày…,hỏi ra thì mới hay rằng học phí không đóng theo tháng mà theo term, rồi lại nghĩ, trừ vụ tiền bạc ấy ra thì chỉ riêng những việc tôi biết từ lâu nay, việc quan hệ với gia đình, nhìn thấy đồ chơi cho các cháu ở lớp và nhất là vở diễn sáng nay thì thật là đáng đồng tiền bát gạo!
hongngoc đã chuyển xong nhà, hoàn toàn nhờ cậy người anh em vốn "bị" nhờ nhiều rồi, nobita. Cmt này như là lời cám ơn nobita về sự giúp đỡ này, lời xin lỗi đến bạn bè vì phải "rinh" tạm vài cũ từ Yahoo. HN
Trả lờiXóa