28/6/15

CHUYỆN BẰNG CẤP VÀ XUẤT BẢN SÁCH (2)



2. Có bốn tên của bốn người phụ nữ mà những ai nghe đến hay đọc thấy sẽ thấy bình thường, đó là: Trương Thị Hằng, Đào Thị Thủy, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đào Thị Dậu nhưng sẽ không bình thường khi biết đây là tên của 4 thạc sĩ văn chương, đồng tác giả của “Những bài làm văn mẫu (lớp) 8”, 2 tập, nxb Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2014. Điều đáng tiếc là sách tái bản lần I, xuất hiện trên thị trường mãi một năm sau mới lọt vào tay blogger Hoàng Tuấn Công để ông này lôi ra quá nhiều sai sót mà loại sách mẫu không thể mắc phải cả về kiến thức cơ bản lẫn diễn đạt qua hai bài viết trên tuancongthuphong blog mới xuất hiện gần đây (1, 2).
(Hình lấy từ tuancongthuphong. blog)
 
Trong entry đầu, ở đề 16, “Thuyết minh về con trâu trong công việc nhà nông” theo tác giả HTC có 3 điểm sai cơ bản là: thời gian mang thai của trâu (mâu thuẫn giữa dàn bài và bài làm), số lần đẻ trong năm và trâu con vừa sinh ra đã biết ăn cỏ. Đề 18 “Thuyết minh về cây lúa” lại có thêm 4 sai lầm cơ bản: (a) họ hai lá mầm/ họ hòa thảo: (b) 4 giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa: (c) thời kỳ mạ và riêng (d) thời kỳ đứng cái có 3 chỗ sai!

Qua entry sau, tác giả (có vẻ thông cảm khi) cho rằng chuyện con trâu và cây lúa thuộc về lãnh vực sinh học, bốn nữ thạc sỉ này không am tường là có thể nhưng sai lầm khi phân tích bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ là không thể tha thứ nhất là khi mà văn trong bài văn mẫu “còn có kiểu hành văn dài lê thê, nôm na, lủng củng, tối nghĩa. Tình trạng này xuất hiện hầu như trong tất cả các bài làm với mức nhiều mức độ khác nhau.”.

Chuyện viết sách bát nháo để xuất bản kiểu này thường từ mấy mục đích sau: danh, lợi hay cả hai chứ không thể nói đến chuyện phục vụ cộng đồng, để mọi người tham khảo, giải trí hoặc chí ít như các giáo trình mà giảng viên đại học viết cho sinh viên dùng hoặc mở rộng kiến thức cho họ. Trường hợp hai vị nổi tiếng như Nguyễn Lân và Vũ Khiêu thì không biết vì mục đích gì vì họ thuộc vào dạng “bất khả tư nghì” và “kính nhi viễn chi” nhưng điều khó hiểu là tại sao trong cả bốn vị thạc sĩ văn học đáng kính của chúng ta lại không ai vì học trò, vì độc giả mà kiểm tra lại qua bộ mộn sinh vật và biết bao nhiêu tài liệu khác để rủ nhau cùng sai đến mức trầm trọng như HTC đã đề cập? Vả lại, từ khi một quyển sách được viết ra đến khi đến tay người sử dụng còn qua một loạt các việc biên tập, kiểm duyệt, cấp giấy phép, sữa bản in rồi mới cho in chính thức, có phải tất cả đều được lót tay bằng tiền để qua ải và kết quả là học sinh lớp 8 không biết phải tin vào đâu  khi cô giáo dạy rằng cây lúa thuộc họ hòa thảo còn sách viết rằng cây lúa thuộc họ hai lá mầm? Từ đó làm sao các cháu tin ở nhà trường, ở nền giáo dục? Đã thế thì cũng không khác gì chuyện “Con voi” trong “Những người thích đùa” của nhà văn Asit Nezin!.
Đầu năm nay, tôi lại đọc được bài viết trên blog “Sách dạy tiếng Anh mất dạy” của nhà báo Bùi Bảo Trúc (3). Ông nhận được một quyển sách dạy tiếng Anh từ một người bạn cho đã mất bìa nên không biết tên sách, tác giả, nhà xuất bản và năm xuất bản nhưng biết chắc là xào nấu lại từ một quyển sách dạy tiếng Anh của một tác giả Mỹ, mỗi trang 3 cột, cột đầu là tiếng Anh, cột tiếp theo là phiên âm và cột cuối là dịch ra tiếng Việt các tiếng Anh của cột đầu. Theo tác giả bài viết thì người soạn sách không biết nói tiếng Anh nên phiên âm sai rất nhiều chỗ và còn thiếu cả dấu nhấn, bỏ qua các âm cuối trong các từ số nhiều và một quyển khác nữa thì vừa sai vừa tục tĩu (vì sai mà thành tục tĩu). 

Theo tác giả: “ Phát âm như sách chỉ dẫn thì có bố Mỹ cũng chịu thua, không cách gì hiểu nổi.
Thí dụ bờ rinh mi quơ tờ; woát đít; pút phít in tu dờ phờ ri dờ; ơrên dơ cờlâu… thì nhất định là ta nói ta nghe, Mỹ nói Mỹ nghe là cùng. Những câu phát âm đó là gì vậy? Xem cột thứ nhất thì đó là các câu bring me water; wash dishes; put fish into the fridge; arrange the cloths (đáng lẽ phải là clothes vì cloth là vải chưa may thành quần áo, không có số nhiều).

Rốt cuộc xin chút nước, nhờ rửa mấy cái chén bát, yêu cầu bỏ cá vào tủ lạnh, xếp quần áo thì người được nhờ làm những việc đó cứ thế mà đứng ngây người ra mà im lặng thở dài, nghiêm và buồn cả buổi mà thôi.”
(Hình này và hình trên đều lấy từ blog của BBT)

Và Bùi Bảo Trúc đã kết luận như sau: “Tiếng Anh gì mà sexy quá vậy? Sexy hay mất dạy đây? Thế mà chỉ vừa mấy tuần trước, báo chí trong nước đã nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam được coi là cao nhất Đông Nam Á.
Sách dạy tiếng Anh mà như vậy thì trình độ nhất tiếng Anh với ai đây?”.

Thật buồn, thật hổ thẹn và cũng thật đáng khinh (cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau) khi một thạc sĩ cao học K18 (2009-2011) có luận văn được Hội đồng Thẩm định trường ĐHSP Hà Nội đánh giá là xuất sắc, được trường mời giảng dạy ở trường một thời gian thì bị “đánh hội đồng”, bị buộc thôi việc, bị dọa rút bằng và vị PGS TS đỡ đầu luận văn cho nạn nhân cũng bị cho nghỉ hưu trước 5 năm không có lý do (4) trong khi bốn vị thạc sĩ đáng kính nói trên không biết học hành, bằng cấp thế nào đến nỗi không hiểu được bài “Nhớ rừng” mà sách còn in đến lần thứ 2!

Chợt nhớ lại một bài viết của Nguyễn Nhật Huy đăng trên tuongtri.com (5) hồi cuối tháng tư vừa rồi có đoạn thật thấm thía: “Trở lại định nghĩa “giả tạo là không thật, được tạo ra một cách không tự nhiên” người viết tự hỏi, bằng cấp giả là chuyện phổ biến từ trung ương xuống địa phương vài chục năm nay nhưng cái chức danh giáo sư, học giả, danh hiệu do nhà nước phong tặng cho một con người cao quý như ông Vũ Khiêu có phải là “giả tạo” khi mà những gì báo chí phanh phui thời gian sau Tết là điều không thể chối cải, không thể phản bác và như ông Nguyễn Lân, cha của 8 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, một gia đình nổi tiếng lại là cha đẻ của Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Từ điển từ và ngữ Việt Nam với quá nhiều sai lầm mà dầu công luận lên tiếng nhiều vẫn không mảy may đính chính, có quyển được tiếp tục tái bản đã để lại cho các thế hê sau không biết bao nhiêu thiệt thòi khi tham khảo và nhất là làm hỏng tiếng Việt!”.

Và có lẽ trích đoạn trên cũng quá đủ để không cần phải có thêm một kết luận cho bài này!

Chú thích:

(5) http://tuongtri.com/2015/03/28/bon-muoi-nam-doi-dieu-nhin-lai/

6 nhận xét:

  1. Đấy là những cái tệ bây giờ của người viết, và ngành xuất bản nói chung. Người viết tệ, người kiểm tra dở, sách in ra cho có mà không cần biết chất lượng ra sao. Nghe chuyện của mấy vị GS khả kính, đã được tôn lên hàng "quốc sư" mà thất kinh. Đọc sách thấy nói vị GS. viết mấy quyển từ điển không thèm chui xuống hầm trú ẩn hồi chiến tranh máy bay Mỹ ném bom, bởi ông thấy ghi là "hầm chú ẩn". Không biết có thật không? Chứ mấy quyển từ điển của ông lỗi kiểu đó cũng đầy. Cái kinh khủng là những quyển từ điển này được tái bản rất nhiều lần, con cái ông toàn là trí thức bằng cấp cả sao không hiệu đính? Các nhà xuất bản có người kiểm tra sách trước khi in chứ? Thế mà không ai làm gì cả. Nó tựa như truyện ông vua cởi truồng vậy.
    Học sinh tốt nghiệp Trung học ở miền Nam ngày trước đã có thể đi làm được nhiều thứ. Cử nhơn ra ngoài 20 đã làm phó quận ngon lành.
    Vậy mà luôn nói ra rả ưu việt, ưu việt...

    Trả lờiXóa
  2. Rất vui khi thấy comment của bác NHP trên bài viết của Hoàng Tuấn Công và hai bên cũng trao đổi một số vấn đề về từ điển nhân HTC bàn về sách của cụ Nguyễn Lân. Bác rãnh mời đọc mấy link HN dẫn chứng nhất là mục Văn khố Tiến sĩ dỏm ở bài trước sẽ thấy nhiều chuyện thú vị lắm. Bác nhé! Thi thoảng vẫn nhận email QNH gửi đấy chứ ạ?

    Trả lờiXóa
  3. Nghề biên tập nó rứa đó : Tác giả chưa có tiếng, sách sai, thì BT chịu. Tác giả cây đa cây đề có bằng cấp học vị thì tác giả chịu.
    Sách giáo khoa như hũ nút, thì tập tham khảo văn mẫu cũng phải tối mò mò.
    Cuốn tiếng Anh đó dành cho me Mỹ thời đế quốc xâm lược đó anh.
    Sĩ phu Bắc Hà kinh lắm, sách của cụ "quốc sư" Nguyễn Lân đời nào thèm mó tới. Vụ tái bản, rồi làm lễ đình đám là mấy ông BK chơi đểu đám con nhà Nguyễn Lân đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chắc là cuốn tiếng Anh này dành cho me Mỹ không? Nếu đúng thì HN sẽ báo cho BBT, hy vọng không đến nổi "Sugar mi mi gô, su ga du, du gô". Hihi.

      Xóa
    2. Anh đọc thử báo Nhân Dân, cũng phiên âm y hệt vậy mà. Niu Oát, Oa-sinh-tơn...

      Xóa
  4. Dạy cách đọc tiếng Anh bằng cách phiên âm sai be bét như thế thật là... tệ hại.

    Trả lờiXóa

Flags..


Flag Counter