10/7/13

Made in USA

1. Hồi 1972, KN (sau này là vợ tôi) ra trường dạy ở Trung học Cam Ranh, mấy chị em đồng nghiệp thuê nhà trong cư xá Đoàn Kết gần trường, ăn cơm tháng. Có một lần, KN kể lại, dạy xong tiết học cuối trong tuần giữa sáng thứ bảy, vừa về nhà thì có xe của người quen từ Nha Trang vào rủ mấy chị em đi Đà Lạt. Thích quá, tất cả dọn dẹp vội vàng rồi…lên xe.
Về lại sau mấy ngày vui chơi thấy cái quạt máy để trên gác lúc đi vội quá quên tắt vẫn chạy êm re mà áp tay vào cũng không thấy nóng! Đó là loại quạt quân đội Mỹ sử dụng nhiều trong các căn cứ, đường kính cánh quạt khoảng 30cm, kiểu dáng thô nhưng chạy êm, mát và có tournant quay được một góc 120 độ. Đây là loại sản xuất cho quân đội và thường ít thấy bán trên thị trường. Cam Ranh là căn cứ quân sự lớn nhất nhì ở VN của quân đội Mỹ nên khi sĩ quan, binh lính hết hạn quân dịch về nước thì bỏ đi hoặc cho lại, người Việt làm trong sở Mỹ xin hoặc được tặng  đem ra ngoài bán lại nhiều.
Có thể nói đa số máy móc thiết bị, dụng cụ gia đình từ thời đó đều tốt và tuổi thọ cứ như là…vĩnh viễn!

2. Năm 1995, Công Ty tôi làm việc ký với Công Ty Cát và Kính xây dựng (bộ Xây dựng) hợp đồng liên doanh khai thác cát trắng Cam Ranh để bán cho các nhà máy phần lớn là ngành thủy tinh ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương. Thực hiện hợp đồng này, chúng tôi mua một máy cạp hiệu Cartepilar  made in USA chạy bằng xích ở các bãi xe cơ giới chuyên dùng ở Thủ Đức (0.8-1m3/gàu cát mỗi lần cạp).  Lý lịch máy cho biết trước chúng tôi đã có 3 đời chủ, nhà thầu RMK-BRJ chuyên làm đường của Mỹ, một đơn vị công binh bộ Quốc phòng (sau 75), một đơn vị cầu đường cũng thuộc bộ Quốc phòng rồi bán…thanh lý. (Cứ cho là) hơn 20 năm nếu không nói là 30 năm vì hãng RMK-BRJ theo chân quân đội Mỹ vào VN từ 1965, 3 đời chủ, không biết qua tay bao nhiêu tài xế điều khiển và vận hành nhưng khi đến tay chúng tôi thì hoạt động bình thường, chỉ khi cần tu bổ lớn mới thuê kỹ sư chuyên môn từ SG ra.

 3. Bắt đầu mục Miền Nam “giải phóng” chương 12 (Cởi trói), phần III (Dấu ấn Nguyễn Văn Linh) của tập 2 (Quyền bính) trong tác phẩm Bên thắng cuộc (trang 24) nhà báo Huy Đức viết: “Thật khó có thể hình dung điều gì xãy ra cho miền Bắc Việt Nam nếu như không có sự kiện 30-4-1975. Cuộc chiến được nói là để giải phóng miền Nam đã thực sự mở mắt cho người dân miền Bắc… Những tờ tạp chí in bốn màu, những bộ tiểu thuyết diễm tình, đồng hồ Seiko, máy nghe nhạc Akai, cassette, tivi, tủ lạnh và những con búp bê biết mở, nhắm mắt được các anh bộ đội đưa về đã đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc…”. Huy Đức không biết hay không cần nói thêm là những máy móc này nhập từ các nước tư bản phần lớn là Mỹ, Nhật nên từ tháng 5 năm 1975 và vài năm sau đó, những người có máu mặt của miền Bắc phát động “phong trào săn lùng máy móc trong Nam”, cán bộ thường dân có dịp đi vào dứt khoát tìm mua cho bằng được sản phẩm có hàng chữ made in USA (ho đọc là ma- de- in - u- sa) dầu không biết đó là gì!

4. Cách đây  khá lâu, đứa cháu tôi từ Mỹ sắp về VN  hỏi tôi cần mua gì thì cháu đem về, lúc đó tôi biết ở Mỹ có một loại áo đi mưa bên trong phủ một lớp cao su dùng cả chục năm vẫn tốt bảo cháu mua nhưng khi về thì ngạc nhiên vì là áo của Trung Quốc cũng như một vài món quà bạn bè, người thân đem về tặng đều thế. Sau này mới hay rằng hàng TQ tràn ngập nước Mỹ nhưng là hàng tốt vì  “sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ”, rồi còn được nghe là sản xuất bởi nhà máy TQ theo dây chuyền và công nghệ Mỹ (trên đất Mỹ) nhưng sau khi sử dụng thì quả thật, chỉ khá hơn hàng Tàu ở Chợ Lớn chút ít, còn lại chẳng ra gì và không ai nói chắc rằng người Mỹ kiểm soát được tất cả về chất lượng hàng hóa làm bởi người TQ.

5. Ít có một quyển sách nào mà tác giả kể chuyện qua máy ghi âm rồi nghe, viết lại và hoàn chỉnh như Death By China (Chết bởi Trung Quốc) của Peter Navarro và Greg Autry, Navarro đã kể lại việc này với dịch giả, bà Trần Diệu Chân khi bà được mời đến nhà ông ăn tối hồi tháng 7.2012, đây là quyển sách phát hành ngày 04.6.2011, đúng 22 năm ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn, đã thu hút sự chú ý đặc biệt ngay lúc phát hành và tạo ra sự xôn xao lớn trên cộng đồng mạng nên chỉ trong tuần lễ đầu đã có hàng trăm ngàn ấn bản được bán ra trên thế giới qua mạng Amazon!
Sách có 16 chương, 5 phần, phần 2 là Weapons of Job Destruction thể hiện trong chương IV, 20 trang “Hạ tầng sản xuất Hoa Kỳ phải chết” “vạch trần những thủ đoạn phá hoại hạ tầng sản xuất tại Hoa Kỳ, kềm giá đồng nhân dân tệ, khóa chặt tài nguyên và khuynh loát thị trường toàn cầu của Trung Quốc” (lời giới thiệu, trang 16) và tiêu đề mục 5 của chương IV này là : Tổng kết mọi lo sợ của chúng ta từ Trung Quốc!

6. Có lẽ xuất phát từ báo động này, từ lo ngại này nên gần đây đã bắt đầu một khuynh hướng chuyển các dây chuyền sản xuất từ TQ về lại Mỹ (có 37% công ty có doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc việc này). Một bài báo của tác giả Thanh Dũng tựa đề “Sự tái xuất của nhãn hiệu Made in USA” nêu ra các lý do rất thuyết phục của sự trở về này, đi đầu của việc quay về này là hãng General Electric đầu tư 800 triệu, tiếp theo là hãng hàng không Ball Aerospace đầu tư 75 triệu đô la, rồi Google, Walmart…
Bài báo này còn cho biết thêm, qua khảo sát thị trường, có đến >80% người Mỹ nói họ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm hiệu Made in USA. Với các đồ chơi trẻ em bằng gỗ, họ chịu trả cao hơn 60%, điện thoại 30%. Khi các nhà khảo sát tìm hiểu lý do, 90% số người cho biết họ muốn phục hồi sản xuất công nghiệp giúp tạo thêm công ăn việc làm vì nếu mỗi người chi thêm 1% ngân sách tiêu xài cá nhân để mua hàng hóa “made in USA” có thể giúp tạo thêm 250.000 việc làm mới! Họ đã ngán ngẫm việc dùng hàng tiêu dùng Trung Quốc và tình trạng thất nghiệp của người dân nước họ!

Hình như sau bài học xót xa về xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã học được từ Việt Nam hai bài học: “Tiền nào của nấy!” và “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam!”.



25 nhận xét:

  1. Woa, cái câu cuối cùng làm người đọc Nô đâm ra "mất phương hướng"??? Ý sao anh?

    Trả lờiXóa
  2. Có nghĩa là "Người Mỹ dùng hàng Mỹ" (bắt chước VN) nói nôm na là học ấy mà.

    Trả lờiXóa
  3. mọi người trên thế giới đều có thể học tập lẫn nhau, kể cả học sự thất bại...
    chỉ sợ nhất là cái kiểu ko thèm học ai vì ta là nhất!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dồng ý với giao, xin mời tham khảo một đoạn trong bài viết của nhà văn nữ Võ Thị Hảo nhân 1000 năm Thăng Long- Hà Nội
      'Ta mạnh nhất thế giới'
      Chẳng ai muốn và đầu tư cho văn hoá và tinh thần để nhất thế giới cả. Hình ảnh quan chức hầu hết chỉ là lễ lạt, là khởi công, động thổ và răn dạy điều gì đó mà rất nhiều khi là nói một đằng làm một nẻo
      Tôi lại nhớ thời sau 1975, "thắng Mỹ", VN trong một thời gian dài đã công khai vỗ ngực: VN mạnh nhất thế giới.
      Và thế là khởi đầu kỷ nguyên đói kém tụt hậu trong hoà bình, cho rằng bản thân ta là hoàn hảo, cho đến một ngày VN bên bờ nguy ngập, phải “đổi mới hay là chết”. Thời đó, vật vã lắm VN mới qua khỏi hội chứng “ta mạnh nhất thế giới”. Đổi mới đã cứu VN nhưng rồi đổi mới lại chững lại.
      Bây giờ thì VN lại có hội chứng nhất thế giới. Từ những vật vặt vãnh như bánh chưng, chai lọ... cũng muốn nhất.
      Chẳng ai muốn và đầu tư cho văn hoá và tinh thần để nhất thế giới cả. Hình ảnh quan chức hầu hết chỉ là lễ lạt, là khởi công, động thổ và răn dạy điều gì đó mà rất nhiều khi là nói một đằng làm một nẻo.
      Quá hiếm hoi cái diễm phúc dân được thấy hình ảnh quan chức cầm quyển sách trên tay đọc. Nhà quan chức cũng không nêu gương những thú chơi tinh thần tao nhã đượm mùi trí tuệ thượng lưu mà tầng lớp cai trị xã hội tối thiểu phải có.
      Thì thiên hạ cũng thế. Nhà giàu, có đầu tư thì đầu tư cho khởi công động thổ, mua quan bán tước, mua những kẽ hở, cho các cuộc thi hoa hậu, trăm ngàn kiểu gái ngon mắt... và cho... bóng đá. Còn thừa thời gian thì nói chuyện tục tĩu...
      Thực ra bóng đá có những hấp dẫn, nhưng mặt trái của nó là ma túy của nhân dân để quên đi những sự không được phép quên trên đời này. Vì nếu những cái đó mà quên, e rằng con người không hơn gì con... muỗi.
      Và nhân đại lễ ngàn năm TLHN, bao nhiêu là cái một ngàn ăn theo. Nào một ngàn trang sách, một ngàn hương vị, một ngàn góc nhìn, một ngàn con rồng... một ngàn nhà báo cũng đến Hà Nội nhân đại lễ. Vậy là hình thành hội chứng "một ngàn" và để cung ứng cho nó là số tiền được vung tay chi...

      Xóa
  4. Hihi, hàng hóa ma-de-in U Ét Xì A thì "bá cháy" xưa nay rồi, hồi sau năm 75 ở Saigon hàng Mỹ, hàng Nhật hiếm dần vì không nhập mà bị vét sạch, bắt đầu tháy va dùng hàng Liên Xô, từ cái quạt "tai voi" cho đến nồi áp suất, chảo nhôm, bếp điện, bàn ủi... mấy thứ hàng tiêu dùng này còn đỡ, đến xe máy Liên Xô, trông vừa thô vừa tệ, xe của CHDC Đức, Tiệp Khắc đỡ hơn tí... Thời ấy không thấy đồ dùng TQ.

    Sau này hàng họ của "ông bạn vàng" tràn sang, rẻ nhưng chất lượng càng ngày càng ngán. Tôi nghe mấy người bà con bên Mỹ cũng tẩy chay hàng hóa của "chú Ba" lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nồi áp suất Liên Xô tốt hơn của Mỹ (cùng thời gian sử dụng mà cái join cao su của Mỹ hỏng trước), bàn ủi Liên Xô cũng xài miệt mài luôn nhưng hàng "chú Ba" thì càng ngày cả thế giới đều tẩy chay bác ạ. Cách đây 2 năm mà một chợ quê nơi HN sống (cách NT 10km) không nhập hàng chú Ba về bán Tết. Có điều cái khó của người tiêu dùng là hàng TQ lại đóng nhãn VN. Hihi.

      Xóa
  5. Nặc danh16:32 10/7/13

    Người sống ở nước ngoài lâu năm ít biết những chi tiết như HN vừa kể, vì thế cám ơn tác giả đã "mở mắt" giúp cho người đọc cỡ như Tám. Và câu nói người VN dùng hàng VN thật ra người Mỹ cũng đã cổ võ người tiêu thụ của họ dùng hàng Mỹ, nói hoài trên TV nhưng ít ai làm theo vì giá mắc. Nói gì thì nói, người TQ đánh đúng tâm lý người tiêu thụ bằng giá rẻ dù người mua cũng biết của rẻ là của hôi. Chính người Mỹ họ cũng thường chế nhạo nhau "You want it bad[ly], you get it bad!" Họ chơi chữ nên khó dịch, đại để là anh muốn cái gì quá (muốn cấp tốc nên không có thì giờ hoàn chỉnh món hàng, hay muốn rẻ nên không cần chất lượng) thì anh sẽ nhận được món hàng xấu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tiền nào của nấy đó chị Tám à!

      Xóa
    2. Vậy là chuyện Tám nói chắc người Mỹ cũng học từ câu "Dục tốc bất đạt" của Tàu rồi. Hihi. Có lẽ Tám dành thì giờ nhiều để đọc, viết, dịch, lùng sách ở thư viện, book shop và đi đây đi đó nên không quan tâm đến chuyện chết người này ấy mà!

      Xóa
  6. 1- Đọc hai tập "Bên thắng cuộc" ai chê Huy Đức thì mặc, riêng bu tui phục lăn. Năm 1975 bu đã đường đường một anh lục lộ, thì Huy Đức còn là cậu bé 13 tuổi. Hồi đó có câu: MIỀN NAM NHẬN HỌ MIỀN BẮC NHẬN HÀNG. Các chú bộ đội từ miền nam ra sau ba lô thế nào cũng tòong teng cái khung xe đạp và con búp bê biết nhắm mắt mở mắt. Hehehe... súng đạn Nga Tàu và chủ thuyết cộng sản giải phóng miền nam, còn hàng hóa và tinh thần dân chủ của tư bản giải phóng miền bắc. Kết quả ngày nay nhãn tiền, cứ ngày hội hoa hay ngày tết ở thủ đô Hà Nội, người ta nhảy vào gần như cướp hoa lá mang về, còn ở đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn tất cả còn nguyên. Ở SG Chưa thấy một nhà hàng nào chửi bới khách vào ăn, trong khi thủ đô ngàn năm văn vật thì có phở chửi, cháo mắng...Tham những, đĩ điếm tính theo số dân thì Hà Nội có khi ăn đứt Sài Gòn. Nói sơ sơ thế đủ thấy dư âm của Made in USA (tư bản) và made in chaina (cộng sản) khác nhau đến nhường nào??
    2- Hàng hóa mấy ông Liên Xô tệ hại là phải. Thời ấy họ sán xuất mọi thứ theo kế hoạch. Hàng làm ra phân theo tem phiếu, tốt xấu chi cũng nhắm mắt dùng, trong khi hàng Mỹ, hàng tư bản nói chung, sản xuất tốt để cạnh tranh, chất lượng kém là không ai ngó tới.
    3- Đúng như HN nói, kim ngạch xuất nhập khẩu Tàu hơn đứt Mỹ. Nói cho chẵn là Tàu xuất sang Mỹ 400 tỷ thì Mỹ xuất sang Tàu cỡ 100 tỷ. Thế nhưng 300 tỷ dôi ra của Tàu là hàng Mỹ làm ở Tàu. Do phải nội địa hóa một số chi tiết nên hàng Mỹ làm ở Tàu kém xa hàng Mỹ làm ở Mỹ. Mỹ định đưa nhà máy sang Phi châu và Nam Mỹ, ở đó nhân công rẻ, nhưng sức mua dân chúng không bằng Tàu đang ngày càng giàu lên. Riêng vụ này HN phân tích quá đúng. Ông Obama nói đại ý: Trung Quốc phát triển thì Mỹ tui cũng được nhờ. Dẫu sao thì cái khẩu hiệu "Người Việt dùng hàng Việt" rất đáng cho Mỹ và các ông bạn Mỹ học tập
    4- Cái đại họa cho dân ta là ở gần một anh khố rách áo ôm nhưng giàu lên đột ngột, một anh côn đồ hóa, muốn làm bá chủ hoàn cầu như lý sự của Tập Cận Bình muốn thực hiện "giấc mơ Trung Hoa". Mơ gì? Mơ trị quốc bình thiên hạ. HN tìm đọc một bài của Trì Hạo Điền nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng của Tàu. Hắn ta vạch một chương trình tiêu diệt nước Mỹ bằng một thứ vũ khí đặc biệt, người chết nhưng tất cả còn nguyên. Không biết ngài Obama đọc chưa?? Có người bảo giữa biển đông và Tàu thì Mỹ chọn Tàu. nguy hiểm quá rồi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi đó HN còn biết chuyện mấy chú bộ đội nai tơ vô tình làm giàu cho mấy tay buôn chợ trời về cái vụ “đồng hồ hiện số” và đồng hồ Seiko, Orient “không người lái”!
      Rất vui và cám ơn bác Bu đã gửi cmt giúp bài viết này rõ hơn vì trong phạm vi một entry HN khó nói hết. Dầu sao thì trắng vẫn luôn luôn trắng mà đen thì đời đời vẫn cứ…đen bác Bu há! Hihi.
      HN thích ý này của bác Bu: Cái đại họa cho dân ta là ở gần một anh khố rách áo ôm nhưng giàu lên đột ngột, một anh côn đồ hóa, muốn làm bá chủ hoàn cầu…
      Điều xót xa là giải đất hình chữ S yêu thương của chúng ta ngày một biến thành bãi rác khổng lồ về mọi mặt. Hic hic!

      Xóa

  7. Trích một đoạn trong bài "Sử dụng vũ khí sinh học quét sạch nước Mỹ, bá chủ thế giới" của Trì Hạo Điền để HN tham khảo chơi


    Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu "quét sạch nước Mỹ" một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể tìm được bài này trên Google không bác Bu ơi? Câu cuối này "Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch" nghe có mùi của tập sách "...ngàn năm công tội" quá!.

      Xóa
  8. Nặc danh11:58 11/7/13

    Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Họ làm hàng giả, chất lượng kém kệ họ, ta không mua thì không ai ép ta xài được. Cũng tại ta ham rẽ cứ hốt cho lắm vào rồi than thân trách phận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên trách kỷ hậu trách nhân: trước là giữ được bình tỉnh cân nhắc lại sự việc, sau là xem xét lỗi của chính mình trong phép tu thân. Đem câu này vào đây quá khập khiểng.
      Kết luận việc dùng đồ Trung quốc vì ham rẽ cứ hốt cho lắm vào là kết luận của người đứng trên cao.
      1) Thu nhập thấp không có sự lựa chọn (dân làm ra của cải cho xã hội. Ai giàu? người trực tiếp làm ra của cải nghèo và nghèo mãi)
      2) Mù thông tin. Xét về mặt kiến thức, thói quen khi tìm hiểu thông tin nhiều người vẫn mua báo đọc chuyện hot hơn là những vẫn đề kiến thức đời sống chẳng hạn. Người nông dân VN xưa nay vốn hiền lành vì đâu mà ngày hôm nay tự ép lòng mình phun hóa chất vào rau quả? Vì nếu trồng rau sạch thì "chết hẵn trong nghèo khó" vì không thể bán được rau quả. Nếu lại dạy họ "sống nghèo, chết hẵn chứ đừng không làm việc xấu" liệu có hợp lý không?
      3) Mỗi ngày hàng vài trăm tấn thịt heo, gà... đến rau quả tẩm hóa chất vẫn đổ vào việt nam. Đã biết độc hại sao không cấm? Thậm chí trên báo, đài lại không thông báo thường xuyên để cảnh báo cho xã hội biết! Đó là trực tiếp (không phải gián tiếp) đầu độc đồng bào! Dân dốt không có lỗi, kẻ cầm quyền không dốt cũng không lỗi mà là tội ác.
      Người viết bài không than thân trách phận mà chỉ là làm rõ vấn đề (nếu bạn bình tỉnh đọc và suy nghĩ) cho vài anh em ghé đọc, một ngọn lửa chia ra thành vài ngọn lửa mà vẫn trọn vẹn sáng.
      Ý kiến thô thiển nông cạn nếu ngu dốt mong được các bạn chỉ bảo.

      Xóa
    2. Cám ơn bạn "nặc danh" đã vào đọc và có lời chỉ bảo. Chúc mừng bạn - tôi tin chắc là - có thừa điều kiện để ăn thịt bò Úc, gạo Nhật, rau cải Tây Âu...không thuộc hàng ngũ những người "ham rẽ cứ hốt cho lắm vào" và, xin lỗi bạn, HN nghĩ rằng bạn đọc bài của ai đó, ở đâu đó nhưng lại gửi comment nhầm vào entry này!

      Xóa
    3. Anh TT thân mến, chỉ là gặp nhau trên không gian ảo nhưng đọc cmt của anh HN bỗng nhớ một câu Kiều của cụ Tố Như: "Một lời đã nghĩ đến ta/ Trăm chung nghìn tứ cũng là có nhau"!
      Lâu nay không tìm được cóc sao mà nhiều người chờ chén cháo cóc của anh lắm lắm. Thân mến.

      Xóa
    4. TT chỉ biết đem tấm lòng đãi tấm lòng vậy. Nhưng sẵn đây TT xin thú thật TT vốn dốt đặc nho học, xưa chỉ được cha mình dạy một ít và cụ cố làm rõ nghĩa vài "chữ nho" khả dĩ cho TT vốn đần độn và lại là thời tân học.
      TT chợt nghĩ nếu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" trước xét lỗi mình, mà cho dù mình phải mà "lý với ai? vào lúc nào? ở đâu?" nếu 1 trong 3 không đúng chỗ thì mình vẫn lỗi.
      1. Nói với người vì lợi thì nói lý là sai với ngươi. Ta sai
      2. Nói lý lúc không còn hợp thời (đạo bất đồng) thì ta vẫn sai.
      3. Nói lý khi hai bên tranh cường (tranh thắng bai, tranh lấy được) hay khi ở vào thế yếu (như bại tướng Bàng Đức nói lý chữ nghĩa chữ trung, bị Quan Vũ chém) thì ta cũng sai.
      Vậy dù lý đúng mà ta vẫn sai, ta đã sai sao có thể trách người. KHÔNG BAO GIỜ TRÁCH NGƯỜI. Chỉ tìm cách xử lý cho tốt nhất có thể.
      Túm lại : kẻ sĩ học là học đạo quyền biến. học giả học lấy nghĩa của từ.
      Thăm anh mà không bê chén cháo cóc thiệt là lỗi quá!
      Trời đất sơ khai vốn của chung
      Vua quan bòn vét khiến dân cùng
      Vàng tô mả mẹ thằng Vương Khải
      Bạc trát mồ cha đám Thạch Sùng
      Cái đỏ lao thân ngày chẳng thuốc
      Cu đen nuôi muỗi tối không mùng
      Nào ai ham hố đồ ôi rẻ!
      Nên cóc nghìn năm tiếng não nùng

      Xóa
  9. Nặc danh17:19 12/7/13

    HN đừng có khen mấy cái món đồ của bọn tàn dư Mỹ Ngụy đế quốc nhiều quá, không có ý thức tốt. Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui sướng gì, rãnh rỗi gì để mà "khen phò mã tốt áo", chẳng qua là "thấy sao nói vậy người ơi" mà Tám! Haha. Nhiều lúc cũng chỉ là "một mình mình nói, một mình mình nghe" như ai đó một thời thôi mà. Hihi.

      Xóa
  10. không cần phải bàn xét,vì các đại gia giàu có có đem cho ko đồ TQ họ củng ko thèm sài,và trái lại người nghèo họ có thể lựa chọn được sao.
    Thời buổi kinh tế thị trường thì bất cứ một sản phẩm của nước nào làm ra đều có giá trị riêng của nó,người mua hàng tất biết điều đó nhưng vẫn phải mua theo túi tiền cho phép.
    Khi nào hàng hóa trong nước sản xuất đạt chất lượng tốt và giá cả hợp lý thì lập tức đồ TQ sẽ ko còn chổ chen vào
    ít nhiều người dân chiu nghe theo khẩu hiệu tốt đẹp mà họ chỉ tin vào giá trị thưc dụng của đồng tiền mà thôi .
    VN được mệnh danh là con hổ của vùng ĐNA thì chắc chắn sẽ có một ngày tỉnh giấc vươn oai..hy vọng được như thế hen anh HN cho dân mình bớt khổ,bớt kêu ca hô hào vì những mớ chuyện bồng bông .
    dài lời cảm nghĩ chia sẽ cùng anh chúc anh HN vui khỏe .

    Trả lờiXóa
  11. Sao đọc bài viết và các cmt DT thấy thương và tủi quá, cảm giác giống như một đứa trẻ xót xa khi thấy bà mẹ của mình nghèo nàn, lạc hậu, ngơ ngác giữa chốn phồn hoa, bị người chê cười vậy!

    Trả lờiXóa
  12. Thì chính là HN cũng "thấy thương và tủi quá" như DT nên mới có bài viết này, thật ra thì con của mẹ làm cho mẹ "nghèo nàn, lạc hậu" mà mẹ đông con lắm mà DT!

    Trả lờiXóa
  13. consdeltast_sa_1981 Jordan Shamoon Programs
    programs
    nalematme

    Trả lờiXóa

Flags..


Flag Counter