Một anh bạn trẻ, dân Tourist guide, sau chuyến đi Lào, Thái Lan năm ngoái, viết lại vài cảm nghĩ về chuyến đi và gửi cho tôi. Cám ơn bạn. Nghĩ rằng bạn bè sẽ vui khi đọc bài này nên post lên blog của mình như là một chia sẻ.
Thân xác về đến bên này cửa khẩu
Lao Bảo, dừng lại ăn cơm trưa, tay cầm đũa
Việt, mà tâm hồn tôi về không kịp, vẫn còn quanh quân đâu ở Chieng
Mai, Sukothai đàng hoàng di sản văn hóa, với
xôi nếp cá nướng ở Savannakhet tử tế bên dòng MeKong. Đầu óc tôi vẫn
vướng víu với
câu hỏi sự tử tế ở hai đất nước sát cạnh này.
Việt, mà tâm hồn tôi về không kịp, vẫn còn quanh quân đâu ở Chieng
Mai, Sukothai đàng hoàng di sản văn hóa, với
xôi nếp cá nướng ở Savannakhet tử tế bên dòng MeKong. Đầu óc tôi vẫn
vướng víu với
câu hỏi sự tử tế ở hai đất nước sát cạnh này.
1. Bước ra ngõ gặp sự tử tế,
Gặp anh hùng là mình gồng lên duy ý chí vỗ ngực.
Anh hùng, có thể gồng lên chừng 30 năm là có anh hùng. Sự tử tế phải mất mấy lần 30 ấy, có khi cả trăm năm. Những người Lào, người Thái chạy xe hôm nay lúc còn bé
cha mẹ đưa đi học cũng từ tốn, tử tế ,nhường nhịn thế này nên hôm nay họ mới
tử tế như vậy. Sự tử tế tôn trọng từ trong máu, không thể cưỡng bức ép buộc, mà
nó tự nhiên. Im im mà đâu ra đấy, rất ít tiếng còi.
Dân Lào , dân Thái chạy xe tử tế, không " tham gia giao thông " ẩu tả, giành
giật như mình.
Hình như cứ để cứ nói chạy xe, qua đường thì người ta tử tể, còn " tham gia
giao thông " là ẩu tả.
Họ nhường nhịn, trong ngõ chạy xe ra, dừng lại, nhìn phải trái đàng hoàng như
nhà trường sách vở dạy.
Một thời , mình cũng có Luân Lý Giáo Khoa Thư dạy nhân lễ nghĩa trí tín...
Chuyện Tử Tế của đạo diễn Trần Văn Thuỷ không chỉ là phim, và TCS nói đôi lời
về một tấm lòng, tử tế trước bài hát Để Gió Cuốn Đi không chỉ là lời nói.
2. 6 giờ chiều, đang ngồi ở nhà ga Hua Lam Phong, Băng Côc đợi tàu, bỗng
thấy mọi người đúng dậy, mình tưởng có chuyện gì bầt ngờ, có quan khách đặc biệt
nào đến.
Mọi người đứng nghiêm, nhìn thẳng, màn hình hiện lên quốc kỳ Thái, quốc ca.
Họ chào cờ. Tôi cũng đứng lên theo. Nhìn họ, thấy một dân tộc. Cho dù
có lúc, họ lộn xộn phe áo xanh áo đỏ gì đấy nhưng chắc chắn họ vai sát
vai chung một bóng cờ.
Tàu lửa Băng Cốc đến Ubon 7g15 sáng, đi xe tuk tuk ra bến xe đò đón chuyến Ubon
đi Mucdahan sát cầu Hữu Nghị 2 . Đang ăn tô mì thái, lại thấy cả nhà ga
đứng lên chào cờ, quốc ca , quốc kỳ. Bỏ đũa đứng lên theo, tôi lại thấy môt dân tộc. Dù ở góc xa
xôi hẻo lánh Đông Bắc hay Băng Cốc náo nhiệt hiện đại, cứ 8 giờ sáng chào
cờ và 6 giờ chiều hạ cờ.
Con tôi nói " Lạ nhỉ " . Nó chưa bao giờ thấy đây là chuyện thường ngày ở một
nước láng giềng không xa lắm mà lại lạ ghê. Lạ với một tình cảm , niềm
tự hào dân tộc quen thuộc.
Tôi lại nhớ những trang Luân Lý Giáo Khoa Thư và những ngày thơ ấu cũ được
học . Chào cờ , phải đứng lại, bỏ mũ nón. Gặp đám ma ngoài đường cũng phải
làm vậy. Lên tàu xe, nhường chỗ cho người già, trẻ em....
Lâu rồi, tôi quên đàng hoàng tử tế. Con tôi, không được dạy
thế này.
Họ chào cờ ở những nơi công cộng, nhà ga, bến xe, còn đâu nữa ,sân bay ,trại lính, bệnh viện ....?
3 . Chieng Mai, nghe Tây ba lô háo hức hỏi nhau. Anh đã đến Chieng Mai chưa ?
Anh đến Thái mấy ngày rồi, khi nào lên Chieng Mai ? Nếu
chưa đến Chieng Mai là thiếu nhiều lắm, hình như thiếu một nứa Thái.
Xe đò Sukothai lên Chieng Mai, đường đẹp, xa lộ, cao tốc. Mặt đường là bộ mặt một
đất nước. Không thể mất mặt. Có thể tham nhũng hối lộ rút ruột ở đâu không
biết, nhưng nhìn Quốc Lộ thấy quốc thể.
Nhìn đoạn đường tránh Huế từ Phú Bài qua cầu Tuần ra đến An Lỗ, phải cúi
mặt tủi hờn núi sông, thấy mất mặt với khách du lịch. Đường tránh, hay
đường đáng tránh. .Muốn chưỉ
đù mạ, để cho thằng Pháp thực
dân, thằng Mỹ đế quốc nó cai trị mà hay hơn. Làm cu li lục lộ cho Pháp
có khi có đường tốt hơn. Làm công nhân cho hãng RMK của Mỹ sẽ có cầu
đường khá hơn. Làm chủ mà làm ẩu thế này à. " Nỗi Buồn sau Chiến Tranh
"
Muốn ‘chở thật thà vào lòng
dối trá ‘ làm sao được. Đường xá tệ hại, thật thà rơi rớt hết, cuối đời
chưa đến nơi.
Đường tốt , xe tốt , con người cũng tốt. Không thấy cảnh sát rình rập bắn
tốc độ, chung chi. Tài xế vẫn nhanh chậm theo chỉ dẫn tín hiệu dọc đường và nhất là
theo hiệu lệnh lương tâm . Đến bến đúng giờ. Hèn chi một AmazingThailand .
Ngạc nhiên, Sửng Sốt.
Cũng không thấy trạm thu phí cầu đường khi hết tỉnh này qua tỉnh khác. Cứ
thẳng một mạch từ Sukothai lên Chieng Mai, 5 tiếng đồng hồ. Làn đường ai
nấy chạy, tấp vào thả khách xuống, vượt lên êm ru, ngon ơ. Cả buổi
chiều, hình như chỉ 2
lần bấm còi. Thói quen ? ‘Phần nhiều do giáo dục mà ra ‘ ? Sinh ra đã tử tế
vậy rồi ? Về đến cửa khẩu Lao Bảo, câu hỏi trong tôi vẫn chưa nguôi. Đàng hoàng
từ tốn để lại sau lưng, bên cầu biên giới . Anh tài xế xe 43 phải rê rê ì ạch. Dừng lại chung chi, lên xe chửi Đm ăn nhớp.
Bến xe đò ở Thái, bài bản chuẩn mực đâu vào đấy. Từ thành phố lớn đến quận huyện xa xôi,
bến xe nào cũng thiết kế như nhau . Đầu xe đậu ngay vào ô đánh số , ghi tên nơi đến.
Bậc thềm vừa tầm để lên xuống xe, trên đầu mái che đúng chỗ. Mấy dãy ghế
ngồi chờ. quầy tạp hoá, hàng ăn nước uống. Cuối bến là nhà vệ sinh. Trả 3
baht. Sạch sẽ đàng hoàng, không ai nỡ ra bờ ra bụi.
Nhìn bến xe, thấy họ của dân , do dân và vì dân.
Họ chào cờ ở những nơi công cộng, nhà ga, bến xe, còn đâu nữa ,sân bay ,trại lính, bệnh viện ....?
3 . Chieng Mai, nghe Tây ba lô háo hức hỏi nhau. Anh đã đến Chieng Mai chưa ?
Anh đến Thái mấy ngày rồi, khi nào lên Chieng Mai ? Nếu
chưa đến Chieng Mai là thiếu nhiều lắm, hình như thiếu một nứa Thái.
Xe đò Sukothai lên Chieng Mai, đường đẹp, xa lộ, cao tốc. Mặt đường là bộ mặt một
đất nước. Không thể mất mặt. Có thể tham nhũng hối lộ rút ruột ở đâu không
biết, nhưng nhìn Quốc Lộ thấy quốc thể.
Nhìn đoạn đường tránh Huế từ Phú Bài qua cầu Tuần ra đến An Lỗ, phải cúi
mặt tủi hờn núi sông, thấy mất mặt với khách du lịch. Đường tránh, hay
đường đáng tránh. .Muốn chưỉ
đù mạ, để cho thằng Pháp thực
dân, thằng Mỹ đế quốc nó cai trị mà hay hơn. Làm cu li lục lộ cho Pháp
có khi có đường tốt hơn. Làm công nhân cho hãng RMK của Mỹ sẽ có cầu
đường khá hơn. Làm chủ mà làm ẩu thế này à. " Nỗi Buồn sau Chiến Tranh
"
Muốn ‘chở thật thà vào lòng
dối trá ‘ làm sao được. Đường xá tệ hại, thật thà rơi rớt hết, cuối đời
chưa đến nơi.
Đường tốt , xe tốt , con người cũng tốt. Không thấy cảnh sát rình rập bắn
tốc độ, chung chi. Tài xế vẫn nhanh chậm theo chỉ dẫn tín hiệu dọc đường và nhất là
theo hiệu lệnh lương tâm . Đến bến đúng giờ. Hèn chi một Amazing
Cũng không thấy trạm thu phí cầu đường khi hết tỉnh này qua tỉnh khác. Cứ
thẳng một mạch từ Sukothai lên Chieng Mai, 5 tiếng đồng hồ. Làn đường ai
nấy chạy, tấp vào thả khách xuống, vượt lên êm ru, ngon ơ. Cả buổi
chiều, hình như chỉ 2
lần bấm còi. Thói quen ? ‘Phần nhiều do giáo dục mà ra ‘ ? Sinh ra đã tử tế
vậy rồi ? Về đến cửa khẩu Lao Bảo, câu hỏi trong tôi vẫn chưa nguôi. Đàng hoàng
từ tốn để lại sau lưng, bên cầu biên giới . Anh tài xế xe 43 phải rê rê ì ạch. Dừng lại chung chi, lên xe chửi Đm ăn nhớp.
Bến xe đò ở Thái, bài bản chuẩn mực đâu vào đấy. Từ thành phố lớn đến quận huyện xa xôi,
bến xe nào cũng thiết kế như nhau . Đầu xe đậu ngay vào ô đánh số , ghi tên nơi đến.
Bậc thềm vừa tầm để lên xuống xe, trên đầu mái che đúng chỗ. Mấy dãy ghế
ngồi chờ. quầy tạp hoá, hàng ăn nước uống. Cuối bến là nhà vệ sinh. Trả 3
baht. Sạch sẽ đàng hoàng, không ai nỡ ra bờ ra bụi.
Nhìn bến xe, thấy họ của dân , do dân và vì dân.
4. Vien Chan (Lào) vào Nong Khai (Thái) qua cầu Hữu Nghị 1. xây
xong 1994.
Mucdahan ( Thái) về lại Savannakhet(Lào) cầu Hữu Nghị 2, xử dụng năm 2006.
Cổng phía Thái màu xanh, Lào màu đỏ. Giữa họ với nhau Hữu Nghị thật, cho dù có khác màu .
Việt Nam mình cũng có Cửa khầu Hữu Nghị với phương Bắc mà hục hoặc ,
doạ nạt, lấn ép, dù là đồng màu và lắm thứ thuộc từ đồng này đồng nọ...’Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau.’
Mucdahan ( Thái) về lại Savannakhet(Lào) cầu Hữu Nghị 2, xử dụng năm 2006.
Cổng phía Thái màu xanh, Lào màu đỏ. Giữa họ với nhau Hữu Nghị thật, cho dù có khác màu .
Việt Nam mình cũng có Cửa khầu Hữu Nghị với phương Bắc mà hục hoặc ,
doạ nạt, lấn ép, dù là đồng màu và lắm thứ thuộc từ đồng này đồng nọ...’Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau.’
5. A m a z i n g T h a i l a n d, không ở đâu xa, ở ngay góc
tường Thành cổ Chieng Mai, The Rose of
the North, Cánh Hồng Phương Bắc như họ tự hào, không thấy đái
bậy, không nghe mùi hôi. Đạp xe hết một vòng 4 mặt tường thành cổ để thấy
cái mất cái còn của lich sử , để hỏi Tạo hoá gây chi cuộc hí trường. Một dân tộc đáng để ngả mũ. Nhin góc tường gạch sạch sẽ, cỏ xanh, tôi hiểu tại sao Kiatisac sút tung lưới VN mỗi lần SEA Games. Tại sao họ vô địch, huy chương vàng.
Tôi mơ một ngày thật gần chúng ta trả lai tường thành cho Kinh Thành
Huế. Làm sao du khách và người dân có thể đạp xe quanh 4 cạnh bên
trong Thành, từ đường Ông Ích Khiêm, qua Tôn Thất Thiệp,Lương Ngọc
Quyến, vào Mang cá, ra Xuân 68 để gặp Ngọ Môn...Biết rằng chiến tranh đã
xô giạt bao nhiêu gia đình từ làng mạc ven đô về tạm bợ, rồi bám rễ trên Thành. Khi đất nước tôi thanh bình đã đủ lâu. Làm đi chớ.
Ra ngõ gặp đàng hoàng vẫn hay hơn. anh hùng mà làm chi. Giấc mơ " Đàng Hoàng ,To Đẹp" hình như ta mới thực
hiện được 1/ 4 . To thì có to đấy, to đùng, Đàng Hoàng, Đẹp thì chưa.
Sukothai tươm tất đâu ra đấy . Cổ ra cổ, tân ra tân. Lịch sử và lịch
sự. Nổi bật giá trị toàn cầu. Chắc chắn có sự tham gia của người dân
Thái. Lối đi, bờ cỏ, tường đất, hào nước ngăn nắp, rõ ràng. Chỗ để xe, nhà vệ sinh thuận tiên, hợp lý. Không ai nỡ dựa vào tường. Khi hợp lý, thuận lòng ai cũng làm theo. Không thấy rình rập như trước Ngọ Môn, tài xế ra khỏi xe là bị bụp. Họ tôn trọng quá khứ của họ. Nghiêm mà không dữ tợn. Chỉ trỏ hướng dẫn chứ không la lối.
bậy, không nghe mùi hôi. Đạp xe hết một vòng 4 mặt tường thành cổ để thấy
cái mất cái còn của lich sử , để hỏi Tạo hoá gây chi cuộc hí trường. Một dân tộc đáng để ngả mũ. Nhin góc tường gạch sạch sẽ, cỏ xanh, tôi hiểu tại sao Kiatisac sút tung lưới VN mỗi lần SEA Games. Tại sao họ vô địch, huy chương vàng.
Tôi mơ một ngày thật gần chúng ta trả lai tường thành cho Kinh Thành
Huế. Làm sao du khách và người dân có thể đạp xe quanh 4 cạnh bên
trong Thành, từ đường Ông Ích Khiêm, qua Tôn Thất Thiệp,Lương Ngọc
Quyến, vào Mang cá, ra Xuân 68 để gặp Ngọ Môn...Biết rằng chiến tranh đã
xô giạt bao nhiêu gia đình từ làng mạc ven đô về tạm bợ, rồi bám rễ trên Thành. Khi đất nước tôi thanh bình đã đủ lâu. Làm đi chớ.
Ra ngõ gặp đàng hoàng vẫn hay hơn. anh hùng mà làm chi. Giấc mơ " Đàng Hoàng ,To Đẹp" hình như ta mới thực
hiện được 1/ 4 . To thì có to đấy, to đùng, Đàng Hoàng, Đẹp thì chưa.
Sukothai tươm tất đâu ra đấy . Cổ ra cổ, tân ra tân. Lịch sử và lịch
sự. Nổi bật giá trị toàn cầu. Chắc chắn có sự tham gia của người dân
Thái. Lối đi, bờ cỏ, tường đất, hào nước ngăn nắp, rõ ràng. Chỗ để xe, nhà vệ sinh thuận tiên, hợp lý. Không ai nỡ dựa vào tường. Khi hợp lý, thuận lòng ai cũng làm theo. Không thấy rình rập như trước Ngọ Môn, tài xế ra khỏi xe là bị bụp. Họ tôn trọng quá khứ của họ. Nghiêm mà không dữ tợn. Chỉ trỏ hướng dẫn chứ không la lối.
6 .Tàu lửa giường nằm Chieng Mai đi Băng Cốc. Sạch sẽ, mỗi giường có màn che riêng . Chung mà không đụng, nhẹ nhàng,không
ai phiền ai . Vẫn kín đáo riêng tư mà không đóng chặt. Nhìn khoang
giường nằm của ta, thấy một dân tộc ưa đóng cửa, loay hoay, chật chội ,dọa nạt nhau rồi cuối
cùng la làng " Mở Cửa ", như một thắng lợi, một cái gì mới lắm, vĩ đại.
Trong khi , cả thế giới , láng giềng chung quanh , Mở là chuyện thường. Mở mà đừng hở có sao đâu, vẫn gĩư được an ninh quốc gia.
Khoang giường của Thái cũng 4 giường , 2 trên 2 dưới. Có riêng, có
chung. Muốn riêng thì kéo tấm màn che, không phiền ai. Ra vào thoải
mái , không sập cửa. Khoang tàu VN, đóng là đóng hết, kín
bưng tập thể.
Một người ra vào đóng mạnh cửa
là phiền 3 người kia. Riêng đụng chung
cho dù cố tránh.
Toa tàu lửa Thái thông thoáng, vách mềm, chan hoà. Chia mà không tách.
Ngăn mà không cản. Kín đáo riêng tư mà không đóng chặt. Anh ngủ, tôi
thức không sao.
Toa tàu lửa Thái thông thoáng, vách mềm, chan hoà. Chia mà không tách.
Ngăn mà không cản. Kín đáo riêng tư mà không đóng chặt. Anh ngủ, tôi
thức không sao.
Nươc Việt ta nhỏ hay không nhỏ. Tôi tìm thấy câu trả lời cho người Thái ngay góc
chân tường thành cổ Chiêng Mai.1296 Thành hinh vuông , mỗi cạnh dài chừng
1,6 km.Thành cao
hào sâu bốn mặt. Có xanh, không xả rác, không đái bậy.
Chiêng Mai không nhỏ ngay từ thế kỉ 13.
Thái Lan, sử thời Nguyễn gọi là Tiêm La , sách giáo khoa thuở nhỏ viết Xiêm La. Các thứ sản vật từ
phía ấy vào VN , người mình gọi là vịt xiêm , mãng cầu xiêm ,
dừa xiêm, mèo xiêm .
Sau này, mới nghe hàng Thái, xe Thái, kem Thái...
7. Đến Thái thấy Phật tứ phia, đủ mọi tư thế , đúng đi , ngôi nằm, Buddha.
Đi loanh quanh phố Khao San, biệt khu Tây Ba Lô - ngã tư
quốc tế - Quảng Trường Thới Đại, Times
Square của Phương Đông Châu
Á, thấy từ chủ đạo là BODY, nghe trại trại qua BUDDHA.
Vào Chùa thấy BUDDHA, ra đường thấy BODY.
Đến Chieng Mai phải đi Chợ Đêm, còn không là chưa tới nơi tới chốn, như Sài Gòn
không chợ Bến Thành, Huế không Đông Ba, Sapa thiếu Chợ Tình.
Bazaar, nguyên nghĩa, là những cửa tiệm dọc theo những con đường bán
linh tinh đủ thứ. Sách vở bảo rằng vị trí của Bazaar Chieng Mai hôm
nay chính là nơi dừng chân của các đoàn caravan lừa ngựa ngày xưa từ VânNam
đổ xuống trên đường sang Miến, tỏa ra làm ba ngả.
Trên đường xuống chợ đêm Chieng Mai san sát những quán bar, đủ loại níu kéo
mời gọi. Phương Đô n g ôm lấy Phương Tây. I love you. Thấy bông hồng và gai, bông hồng là gai
Chợ Đêm , thấy con người và hàng hoá.
Qua khu đèn mờ, con nguời là hàng hoá. Vườn Địa Đàng ở Phương Đông.
Những anh chàng hình như là đàn bà, Có vẻ họ trách Thượng Đế dựng
Vào Chùa thấy BUDDHA, ra đường thấy BODY.
Đến Chieng Mai phải đi Chợ Đêm, còn không là chưa tới nơi tới chốn, như Sài Gòn
không chợ Bến Thành, Huế không Đông Ba, Sapa thiếu Chợ Tình.
Bazaar, nguyên nghĩa, là những cửa tiệm dọc theo những con đường bán
linh tinh đủ thứ. Sách vở bảo rằng vị trí của Bazaar Chieng Mai hôm
nay chính là nơi dừng chân của các đoàn caravan lừa ngựa ngày xưa từ Vân
đổ xuống trên đường sang Miến, tỏa ra làm ba ngả.
Trên đường xuống chợ đêm Chieng Mai san sát những quán bar, đủ loại níu kéo
mời gọi. Phương Đô n g ôm lấy Phương Tây. I love you. Thấy bông hồng và gai, bông hồng là gai
Chợ Đêm , thấy con người và hàng hoá.
Qua khu đèn mờ, con nguời là hàng hoá. Vườn Địa Đàng ở Phương Đông.
Những anh chàng hình như là đàn bà, Có vẻ họ trách Thượng Đế dựng
nên nguời nam người nữ chưa đủ,
họ là loại thứ 3, như không gian 3 chiều, 3D. màn thì phẳng, mà hình thì nôỉ.
Massage. Body. Thân xác con người được phân ra niêm yết giá cho từng đoạn
mát xa.
Mình mảy da thịt phải xăm mới chịu đuợc. Để trống không yên.
Bông tai bông mũi đinh móc đủ kiểu.Hình như người ta không chịu được, cảm thấy không đủ, xăm mình đeo đầy trang sức.
Bông tai bông mũi đinh móc đủ kiểu.Hình như người ta không chịu được, cảm thấy không đủ, xăm mình đeo đầy trang sức.
Vào chùa , Đức Phật bảo ,buông xả, rũ bỏ. cho đi.
Ra đường Khao San , bao nhiêu mời gọi ,mắc vào, xâm thêm,
gắn vô, đeo dính.
8. Thái Lan là nước duy nhất ở Châu Á không bị thực dân phương tây đô hộ . Tất
cả các mặt hàng niêm yết Baht, không nhận tiền đô , ơ rô ,ơ riếc. Các quầy đổi tiền sẵn sàng tiện lợi, có cả xe lưu động đổi tiền chực chờ ngay đầu phố. phục vụ tới nơi. Thấy mình còn lớ ngớ , ngần ngừ, họ có thể tính giúp 1$ = 42 baht, nhưng cương quyết lấy 42 baht chứ không one dollar. Ép quá thì ho chỉ quầy đổi tiền và nói “chên “ / change. Đi đổi rồi quay lại mua, không thì thôi. Tiếng Anh của họ cũng chữ được chữ mất , nhưng baht là baht, chỉ baht thôi. Tôi lại cúi xuống, cúi xuống thật gần, thấy một dân tộc.
8. Thái Lan là nước duy nhất ở Châu Á không bị thực dân phương tây đô hộ . Tất
cả các mặt hàng niêm yết Baht, không nhận tiền đô , ơ rô ,ơ riếc. Các quầy đổi tiền sẵn sàng tiện lợi, có cả xe lưu động đổi tiền chực chờ ngay đầu phố. phục vụ tới nơi. Thấy mình còn lớ ngớ , ngần ngừ, họ có thể tính giúp 1$ = 42 baht, nhưng cương quyết lấy 42 baht chứ không one dollar. Ép quá thì ho chỉ quầy đổi tiền và nói “chên “ / change. Đi đổi rồi quay lại mua, không thì thôi. Tiếng Anh của họ cũng chữ được chữ mất , nhưng baht là baht, chỉ baht thôi. Tôi lại cúi xuống, cúi xuống thật gần, thấy một dân tộc.
Dân mình vẫn khoái tiền
đô. Phải phạt, thông báo doạ nạt mới chịu dùng tiền Việt. Hô 20 ngàn, nhưng đưa 1 đô cũng ok, rất ok.
Gặp nhiều người Việt ở Nong, Truồi, Nước Ngọt, Thừa Lưu ,Huế qua Lào
kiếm sống. Bên mình, làm bộ móng tay móng chân 20 nghìn, bên ni là 20
nghìn kip, so với mình là 54 nghìn đồng. Nghĩa là bên Lào đắt hơn. Làm
tiền ở Lào, về mình tiêu sướng hơn.
Ở Thái, giá rẻ hơn Việt, trả 100 Baht, hiểu là 70 ngàn đồng. Tiền
phòng 400 baht, bằng 280 ngàn Việt. Có khá nhiều ngườiNepal sang Thái
kiếm việc, bán hàng, bồi phòng, bảo vệ...
9. Xe đò Savan về Đa Nãng , tôi gặp 2 cô gái Lào xinh xắn nhỏ nhắn. Hỏi ra mới
biết là 2 sinh viên Lào đang học ĐH Kinh Tế ĐN. Học gì ở VN thì học, chứ
đứng học cái lếu láo, tham gia giao thông ẩu tả của VN. Hãy giữ chút gì rất
Lào, S i m p l y B e a u t i f u l, của bạn nhé.
đô. Phải phạt, thông báo doạ nạt mới chịu dùng tiền Việt. Hô 20 ngàn, nhưng đưa 1 đô cũng ok, rất ok.
Gặp nhiều người Việt ở Nong, Truồi, Nước Ngọt, Thừa Lưu ,Huế qua Lào
kiếm sống. Bên mình, làm bộ móng tay móng chân 20 nghìn, bên ni là 20
nghìn kip, so với mình là 54 nghìn đồng. Nghĩa là bên Lào đắt hơn. Làm
tiền ở Lào, về mình tiêu sướng hơn.
Ở Thái, giá rẻ hơn Việt, trả 100 Baht, hiểu là 70 ngàn đồng. Tiền
phòng 400 baht, bằng 280 ngàn Việt. Có khá nhiều người
kiếm việc, bán hàng, bồi phòng, bảo vệ...
9. Xe đò Savan về Đa Nãng , tôi gặp 2 cô gái Lào xinh xắn nhỏ nhắn. Hỏi ra mới
biết là 2 sinh viên Lào đang học ĐH Kinh Tế ĐN. Học gì ở VN thì học, chứ
đứng học cái lếu láo, tham gia giao thông ẩu tả của VN. Hãy giữ chút gì rất
Lào, S i m p l y B e a u t i f u l, của bạn nhé.
Tháng 9 - 2012
Trước chào anh HN .
Trả lờiXóaNgười VN có đủ đức tính tốt,chỉ tiếc vì cơm muối gạo tiền vì kinh tế khó khăn nên khó tránh khỏi việc tranh giành hơn thua đã gần làm mất đi nét thuần tính vốn có, vã lại đất nước chưa hoàn toàn thoát khỏi manh nha nên ý thức hệ cần phải sáng suốt nhận diện , mõi người bớt đi cái tôi xã hội thêm tốt đẹp hơn .
dài cảm nghĩ chúc anh vui khỏe .
Cám ơn taivu tran, thấy bạn gửi còm trên entry trước của HN mà chưa reply và chưa vào thăm bạn là thiếu sót, mong bỏ quá cho! Đồng ý với bạn trong nhận định trên nhưng bạn có hiểu vì sao mà kinh tế khó khăn đối với một đất nước "rừng vàng, biển bạc, đất kim cương, nhân dân anh dũng..."? Và nếu mỗi người bớt đi cái tôi một chút, HN vẫn e rằng xã hội mình cũng không mấy tốt đẹp!!
XóaKhông hiểu được anh Hống Ngọc à..Vì sinh ra trong một gia đình nghèo khó,luôn hứng chịu thiệt thòi vậy trách phận bạc hay trách ai đây ?bỡi lẽ chẳng cùng mà luận do đâu . Chỉ thấy được cái tốt đẹp là biết được cái xấu xa nên nói bình đẳng có hơn không thôi
XóaBài viết dí dỏm mà sâu cay.
Trả lờiXóaTác gỉa là người từng trải và quan tâm đến nhiều tác Phẩm phim ảnh và văn học.
Trần Văn Thủy làm phim chuyện tử tế được giải quốc tế, nhưng chính quyền không tử tế với ông, cụ thể là một thời cấm chiếu, nhân viên an ninh lò dò teo dõi nhà ông...Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh buộc phải đổi tên rất sến: Thân phận tình yêu mới được in. Một nước tư bản trao giải thì nhà nước không cho tác giả đi nhận. Và hết chiến tranh rồi mà nỗi buồn có tệ hại hơn.
Một bài viết rất nên đọc và suy ngẫm.
Khi "Chuyện tử tế" và "Hà Nội trong mắt ai" được chiếu cho hàng ngũ lãnh đạp chóp bu duyệt, không ít bạn bè ông Thủy sợ ông này "đứt bóng", còn HN tìm mãi "Nổi buồn chiến tranh" vẫn không ra, mãi đến lúc "Thân phận tình yêu" ra đời mới đọc được! "Chân dung nhà văn" lần trước bị thu hồi, may mà còn "mánh qua mặt" mới in ra lần sau để mình còn đọc!
Xóađọc mà thấy... rát cả mặt! buồn và xấu hổ! biết đến bao giờ...
Trả lờiXóađã ko có lòng tự trọng cá nhân thì làm sao có được tự hào dân tộc?
ngịch lý nhất là ai có lòng tự trọng thì thường phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống!
TT cảm thấy thật vui khi cảm giác, suy nghĩ của TT lại đúng hoàn toàn với giaolang. Cám ơn giaolang đã nói thay cả phần TT.
XóaAnh HN, gần đây nổi rộn lên những bạn trẻ (dĩ nhiên với anh HN và TT thì đó là những đứa trẻ sắp trưởng thành) đã nhìn bằng chính đôi mắt của mình, cảm xúc bằng con tim mình và suy nghĩ "chưa chín chắn" bằng khối óc của mình. TT xin gởi anh 1 link để anh đọc. Dĩ nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp những bạn đó cần có thêm thời gian học hỏi thêm về những bước văn minh và tiến bộ của nhiều quốc gia. Nhưng đó là những viên ngọc quý.
http://www.chinhluanvn.com/2013/07/nguyen-thuy-linh-la-ai.html
http://www.chinhluanvn.com/2013/07/nhung-con-cuu-giau-co.html
Đất nước Việt của chúng ta vẫn sinh ra những đứa con dân yêu nước và hiểu rõ "dân tộc còn đất nước còn, chính phủ và chế độ nào cũng theo quy luật tồn vong".
HN lại càng "thật vui" khi "cảm giác của" giaolang và TT "lại đúng hoàn toàn" với HN, bác Bu cũng thế nữa. Cám ơn TT đã gửi 2 link này, bài sau HN đã đọc, sẽ vào đọc bài trước.
XóaBài viết hay, người Lào, người Thái không thấy họ khoe đất nước của họ ưu việt, nhưng xã hội của họ tử tế. Tử tế trong cách đối xử giữa người với người, không tranh giành từ cái nhỏ mọn trong cuộc sống, chẳng hạn đi đường, đổ xăng, gửi xe... Đừng nghĩ chỉ những người ít giáo dục mới thế, nếu để ý một chút, vào siêu thị sẽ thấy, người ta để xe dẩy nghênh ngang giữa đường đi, sẵn sàng tắt ngang trong việc cân hàng, tính tiền. Tôi thấy có những người ăn mặc lịch sự, vừa lựa trái vải vừa lột vỏ ăn tại chỗ, mà không phải là thử một hai trái...
Trả lờiXóaCứ tưởng đấy chỉ là "hiện tượng", nhưng hình như không phải, mà đã là "bản chất". Thử xem lại văn học dân gian, truyện cổ tích, truyện cười dân gian. rất ít thấy giáo dục "nhân bản" trong đó, truyện cổ tích thì "răng đền răng, mắt đền mắt", như Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông, Ăn khế trả vàng... Những Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... chỉ thấy bộc lộ cái láu lỉnh, lấy cái khôn lỏi, khôn vặt... để "lỡm" người khác, làm cái "ăn người", cười người...
Mấy mươi năm nay cái bản chất này đã được đưa lên hàng thượng thừa, cao thủ...
Xin tiết lộ với bác NHP, HN đang chuẩn bị một entry sắp post đề cập rất thoáng qua ý bác vừa nói ở trên. Sau ngày cắt băng khánh thành cầu Mỹ Thuận, các công nhân vệ sinh ở đây đã khổ sở đến chừng nào để dọn dẹp mọi thứ mà "khách tham quan" trên cả nước vất qua cửa xe xuống mặt cầu!
XóaHihi, báo cáo anh hongngoc, Nô có qua đọc bài này!
Trả lờiXóaChơi gì kỳ, y như "làm nổi" dzậ..y ta?
XóaTại đọc mà còm (ngược ý bài viết) sợ bị quýnh, nên đành báo cáo suông. Vì sợ anh hongngoc ko thấy Nô qua thăm nhà, ảnh nghỉ chơi luôn, thì buồn!
XóaĐọc xong thấy buồn nhưng chẳng biết phải nói gì. Tại sao xứ mình như thế?
Trả lờiXóaRồi Tám cũng sẽ hỏi tiếp - chắc chắn - như HN tự hỏi nếu có thì giờ vào đọc entry tiếp theo của HN! Hihi.
Xóa