13/6/15

Những gì cháu tôi học được. (2)

Những gì cháu tôi học được. (2)



Trong entry trước tôi đã viết rằng thầy cô và nhà trường  Patana (theo  đúng tinh thần Âu - Mỹ) luôn tạo mọi đều kiện để học sinh tự chủ trong học hành và phát huy tối đa năng lực sáng tạo. Đi học, các cháu thường đem về những “bài làm”, đó là những cục gạch cháu tự trang trí và thầy giúp bỏ vào lò nung, những mô hình, tranh vẽ, thiệp mời, bài tập viết, bài làm toán… Những gì không đem về được như  việc các cháu bắt cá trong thau, cho trăn quấn trên người thì gia đình nhìn thấy hình ảnh trên website của trường. Hihi.


(bài làm lớp 1 của Sóc)


(bài làm lớp mẫu giáo lớn của Nhím)


(thiệp mời Giáng sinh của Nhím)

Vào mẫu giáo lớn (K2) chừng 4 tháng, gần Giáng sinh Sóc (thằng anh) đem về một thiệp mời xem cháu diễn kịch. Vở kịch tái hiện sự tích Chúa Giêsu giáng sinh ở hang Bethlehem,  cháu thủ vai người gác vườn. Cả nhà cùng đi và thấy mười mấy cháu trong lớp đều có vai diễn. Lạ!

Năm nay, Sóc  học lên lớp 2, hôm giữa tháng 3 cũng đem về giấy mời  dự buổi diễn kịch ở Grand Theatre (The Rozamund Stuetzel Theatre) của  trường, vở kịch có tên là “The Really Rotten Pirates”, Google dịch là “Những tên cướp biển thực sự thối”. Vở diễn được chuẩn bị và dàn dựng khá công phu trong một thời gian dài nhằm gây quỹ giúp 3 nhà tình thương ở Thái mà khối lớp 2 này đỡ đầu. Giấy mời cũng là một xấp giấy in trên 8 mặt của 4 tờ giấy A4 giới thiệu chương trình từ thiện của khối lớp 2; lời bài hát “Pirate song”;  phân cảnh của vở kịch và phân vai, cảnh 1 (Ở biển) do học sinh 2D & 2T diễn, tên học sinh đội nam, đội nữ;  cảnh 2 (Ở trên đảo và trên tàu) do học sinh 2A & 2P diễn;  cảnh 3 do học sinh hai lớp 2M & 2L diễn gồm 2 cảnh (Ở trên tàu và kho báu trên đảo);  cảnh 4 (Ở trên chuông vàng và ở dưới nước) do học sinh lớp 2R & 2E diễn. Đếm trên tờ chương trình, thấy trong 8 lớp có tất cả 119 học sinh cùng diễn. Ngoài bài “Pirate Song” đầu tiên  còn có lời của 4 bản nhạc nền tiếp theo (theo trình tự vở diễn): “A Pirate Went to Sea”, “The Pirates Sailed on the Good Ship Golden Bell”, “Going Over the Sea” và “A Pirate Sailed Over the Ocean”. Trang phục các vai diễn là do thầy gợi ý với sự hợp tác thực hiện của gia đình. Vở diễn bắt đầu đúng giờ và kết thúc sau 1h30’. Những người thực hiện, diễn viên và các cháu đều rất hài lòng. Nhờ tập đợt kỹ nên khi công diễn không có sơ sót gì (ít ra là dưới mắt khán giả).  Hihi.


(trang 16 và trang 1 thiệp mời của lớp Sóc)


("diễn viên" Cat Thien, vai cướp biển)


(các diễn viên nhí chụp hình kỷ niệm với thầy sau khi diễn xong)

Được dự những vở diễn kiểu này mới hiểu  vì sao học sinh tự tin, dạn dĩ, sẵn sàng đối phó và giải quyết mọi tình huống các cháu gặp khi còn nhỏ và nhất là sau này khi ra đời. Con em mình học trường Việt ít được tự làm, môn thủ công đã có cha mẹ anh chị làm giúp, cháu nào tự mày mò làm đồ chơi ở nhà thì cha mẹ cấm vì sợ dao kéo làm đứt tay, thầy chọn làm văn nghệ ở trường thì một mực thoái thác, con thoái thác vì sợ xuất hiện trước đám đông, cha mẹ sợ thì giờ tập làm chễnh mảng chuyện học hành!.

Ba tuần trước, đứa em đi học về, khi ngồi ăn tối cũng thủ thỉ với vợ chồng tôi, tuần tới ông bà ngoại đến trường coi Nhím nhảy nhé. Hỏi ba mẹ cháu thì biết là cháu được ba mẹ ghi danh học thêm môn nhảy (dance). Khác với lớp của anh Sóc diễn kịch, cả lớp FSE (mẫu giáo lớn) của Nhím chỉ mình cháu tham dự cùng các bạn lớp khác. Chương trình ECA Dance Extravaganza bao gồm các tiết mục nhảy của toàn trường, từ mẫu giáo lớn là lớp thấp nhất đến lớp 12 và các tiết mục cũng do học sinh của các lớp cùng khối tập với thầy cô dạy nhảy và diễn chung.


(bảng quảng cáo chương trình ngay cổng vào)


(diễn viên Nhím FSE sau khi hóa trang xong)


(các diễn viên nhí trước giờ ra sân khấu)


(trên sân khấu)


(chụp hình với ông bà ngoại khi ra xe về)

So với việc đi coi kịch ở  khối lớp 2 của Sóc thì coi chương trình này thích hơn vì phong phú các điệu nhảy, “vũ công” lớn, nhất là các lớp 11, 12 thì rất sành điệu và gần như chuyên nghiệp vì các cháu theo học nhảy từ các lớp nhỏ. Không nhớ tất cả bao nhiêu tiết mục được trình diễn vì có những khối lớp có đến 3 tiết mục  nhưng tiết mục nhảy của khối mẫu giáo là những vũ điệu diễn tả bài “Gummi Bear”. Đó là màn trình diễn mà đối với cả nhà hát là rất ấn tượng vì các vũ công nhí quá tự nhiên, cháu này nhắc cháu kia nếu thực hiện sai động tác hoặc đứng sai vị trí. Khán giả vổ tay theo bài hát để ủng hộ và tràng pháo tay khi kết thúc cũng rất dài. Hai tiết mục cuối cùng khép lại chương trình dài gần 2 giờ này là của các thầy cô giáo,  rất vui nhộn và ý nghĩa.

Trong một nhà hát 2 tầng có đánh số ghế, âm thanh, ánh sáng, nhạc đệm vô cùng chuyên nghiệp, lòng tự tin của “diễn viên” và “vũ công” chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều nhưng tất cả phụ huynh chúng tôi, ở cả hai lần dự đều không thấy mình phí thời gian khi đến trường để xem các chương trình này đó là chưa kể còn có thêm niềm vui khi thấy con cháu mình vui và rất tự tin trước “khán giả”.

7 nhận xét:

  1. Thái Lan cũng chỉ là một nước Đông Nam Á láng giềng của ta, mà họ biết quản lý, biết cái hay, cái dở để dạy cho trẻ con xứ họ. Mới lớp mẫu giáo, lớp một người ta đã dạy cho chúng những cái tự chủ, dù nhỏ, trách sao mà họ tiến xa hơn ta!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải đâu bác NHP ơi, trường này của người Anh thành lập năm 1959, trường Thái không thể có được những trường và phương pháp giảng dạy kiểu này!

      Xóa
  2. Anh Quý giúp tìm hiểu thêm một trường học chỉ dành cho học sinh Thái Lan xem cách dạy có giống vậy không. Nô nghĩ đây là trường quốc tế nên có thể có những điều đặc biệt. Những trường quốc tế ở Việt Nam, cũng có những hoạt động cho học sinh giống như anh kể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng phân vân về điều này.Nếu các trường bình thường ở Thái làm được như vậy thì ta xách dép chạy theo họ hổng phải 30 năm đâu ! Hu hu...

      Xóa
    2. Đúng hoàn toàn Nô à, hỏi chị giúp việc thì trường học ở Thái Lan ít có hoặc không có những hoạt động như thế này. Trước khi đi BKK, Sóc cũng học ở Việt-Mỹ-Úc mấy tháng và Ruby School (có thầy ngoại quốc) trong hè, cũng có vài hoạt động như trong bài viết này.

      Xóa
    3. Anh HHP ơi, sự phân vân của anh là đúng. Ở trường này, đa phần là học sinh da trắng, tỉ lệ học sinh da màu và người Thái ít hơn và con số đó được tính toán theo quota để bảo đảm chất lượng giảng dạy và uy tín nhà trường.

      Xóa
  3. Bu nghĩ trường Thái có thể phần nào đó không bằng trường người Anh nhưng chắc chắn hơn trường Việt Nam. Tại sao vậy ? Tất cả do thể chế chính trị tao nên. Bên Thái dân biểu tình thoải mái, không ưa chính phủ là biểu tình liền, hạ bệ thủ tướng ngay. Tức là một quốc gia tôn trọng quyền con người, thực sự có dân chủ, Vậy thì nền giáo dục của họ phải làm sao để tạo ra được những con người phù hợp với xã hội đó. Bên ta cho đến nay luật biểu tình chưa được Quốc Hội thông qua. Tàu cướp đảo dân biểu tình bị cảnh sát bắt giam. Triết lí giáo dục là đạo tạo ra những con người phục tùng thầy cô, phục tùng cấp trên, một lòng một dạ đi theo con đường được vạch sẵn. Chúng ta thua kém người Thái quá xa về mọi phương diện, thấy rõ là bóng đá. Đã thua cái này thì thua thêm cái khác kể cả giáo dục từ tấp lên cao.

    Trả lờiXóa

Flags..


Flag Counter