2/1/15

Vô lượng Y Vương.


Mừng Giáng sinh và năm mới 2015, loài người trên khắp hành tinh này chào đón, chúc tụng nhau, rôm rả nhất là trên Internet. Xin gửi đến các bạn bài viết này để thay đổi …”nhãn” vị.

1.Hồi cuối thập niên 1970 một đồng nghiệp lớn tuổi cũng là một cư sĩ tại gia khá uyên bác về Phật pháp kể cho tôi nghe một câu chuyện để giải thích vì sao Đức Phật được xưng tụng là “một bậc Vô lượng Y vương”. Chuyện kể rằng sau khi đắc đạo, Đức Phật đi khắp nơi trên nước Ấn giảng pháp nhằm cứu độ cho chúng sinh. Có lần đi qua một ngôi làng quê, một phụ nữ có người thân vừa qua đời được mách rằng Đức Phật có thể giúp người chết sống lại. Bà tìm đến ngài cầu giúp đỡ để người thân sống lại, ngài bảo bà hãy về làng tìm trong nhà nào không có người chết xin một núm tro trong bếp đem đến ngài sẽ chế thuốc cho uống. Bà kia về đi khắp nơi, làng này sang làng nọ đều không tìm ra vì không nhà nào không có những người thân đã chết. Bà hiểu ra rằng ở đời không ai khỏi phải chết và ngộ ra rằng, thì ra, nỗi đau của mình cũng là nỗi đau chung của mọi người!. Bà liền đến gặp Đức Phật đảnh lễ ngài, trình bày suy nghĩ và xin làm đệ tử. Đức Phật nhận lời. Người đời cho rằng ngài có thể chữa khỏi mọi bệnh tật mà trường hợp người phụ nữ  với căn bệnh đau khổ này là một điển hình và tôn xưng Phật là bậc Vô lượng y Vương!
Ngày ấy, tôi tin anh nhưng nghĩ rằng đây chỉ là chuyện truyền khẩu để  ca ngợi Đức Phật nhưng sau này, khi đọc được thì chuyện không như mình nghĩ.

2. Cách đây đã lâu, cô cháu gái tặng tôi quyển ký sự du hành qua ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng: “Mùi hương trầm”, tác giả là một tiến sĩ vật lý, nhà văn và là nhà dịch thuật Nguyễn Tường Bách. Khi đến Ấn Độ, ông đang là một sales manager của một công ty sản xuất máy phát điện ở Đức, có thời gian ở lại làm việc lâu,  đi được nhiều nơi, lại xuất thân từ một gia đình Phật tử thuần thành, ông cũng nghiên cứu sâu về Phật giáo nên những gì ông viết khi viếng thăm các di tích Phật giáo ở các nước này rất gần gủi với độc giả Việt Nam. Với đầu đề “Hạt cải cho Phật” (tr.134) ở gần cuối phần thứ 2: “Ấn Độ, nguồn suối thiêng liêng” tác giả kể lại câu chuyện trên rất chi tiết với nội dung như tôi được nghe và viết lại, chỉ khác vài chỗ là:
 - Khi ấy Phật đang ở trong một ngôi đền. “Trước cửa, các tỳ kheo đang cầu nguyện cho chúng sinh được giải thoát, sau cánh cửa, vị đạo sư ngồi trong sự an lạc với chính mình và thế gian”
- Phật nói với người đàn bà: “Hãy nghe ta hỡi người đàn bà tốt dạ và trung thành. Nàng hãy đi từ nhà này qua nhà khác trong đô thị này và hãy xin một hạt cải của một nhà chưa có ai chết. Hãy mang hạt cải đó về đây và để xem ta có thể giúp làm được gì không?”.

3. Cũng như tôi, tác giả đã nghe cậu chuyện này từ lúc còn nhỏ nhưng bây giờ, tác giả đã đến ngay tại chỗ xãy ra sự tích này. Đó là ngôi đền Gandhakuti mà biển giới thiệu ngôi đền này còn ghi rõ. Tên người đàn bà mất con này là Kisagomi, “quê tại xứ Xá-vệ này, gia thế nghèo nàn, bị gia đình chồng hất hủi. Sau khi con mất, bà đã xuất gia và trở thành một tôn giả đắc quả A-la-hán”.


Nền đá đền GandhaKuti nơi câu chuyện này xảy ra.

Ngoài ra - tác giả kể - tại Xá-vệ này cũng có một thiếu phụ khác mất con được Phật giáo hóa tên là Ubiri, một trong bốn thứ phi của Ba-tư-nặc (vua nước Kiều-tát-la có người con trai là Jeta đã bán cho trưởng giả Cấp Cô Độc khu vườn Jetavana – còn gọi là Kỳ viên – để ông mời Phật về Xá-vệ nghỉ ngơi trong mùa mưa sau khi ông đã gặp Phật, xin quy y và được nhận lời)
Trong bài viết 6 trang này, Nguyễn Tường Bách cũng nêu lên suy nghĩ ngày xưa khi đọc chuyện này và lý giải rất thuyết phục của ông (hiện nay) về cách xử lý của Đức Phật trước vấn đề của người phụ nữ. Và đây là kết luận mà tôi nghĩ là rất hay của tác giả: “Tiếc thay những ai cho rằng đạo Phật là chỗ dung thân cho những người yếu đuối bi quan. Ngược lại, kẻ đi trên đường Phật giáo là người tự mình nắm lấy số phận của chính mình mà trên con đường đó, Phật hay Bồ tát chỉ là người hỗ trợ. Người Phật tử đích thật phải là người tinh tấn, kẻ chiến đấu chống lại khuynh hướng xấu ác nằm ngay trong tâm mình, kẻ “tự thắng chính mình””.

“Mùi hương trầm” là tác phẩm thứ ba của Nguyễn Tường Bách mà tôi đọc sau “Mộng đời bất tuyệt”“Đêm qua sân trước một cành mai”. Thấy cả ba đều rất bổ ích, lại lần mò đọc tiếp các tác phẩm khác mà ông dịch và giới thiệu: “Sư tử tuyết bờm xanh” của Surya Das và “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda, hai quyển sách rất đáng bỏ công đọc khi tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng. Nếu có duyên, hy vọng các bạn sẽ thấy thích những tác phẩm nói trên và đó là lý do tôi viết note/entry này.

8 nhận xét:

  1. Tôi cũng thích đọc những bài viết của những trí thức VN hiện đang sống ở nước ngoài, ngay cả những đề tài không thuộc chuyên môn (nghề nghiệp) của họ mà họ viết rất hay, rất sâu sắc, chứng tỏ cái tri thức, trí thức của họ rất toàn diện, và "rất thật", trong một "xã hội thật".
    Tôi có đọc lai rai sách của Nguyễn Tường Bách, và đọc ông trên mạng, cũng thích như bác HN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bác NHP cùng quan điểm và cách nhìn nhận là HN thấy vui rồi. HN mới vừa mua từ SG quyển "Đạo của Vật lý" do NTB dịch, sẽ dành thì giờ để đọc bác ạ!

      Xóa
  2. Cám ơn HN đã giới thiệu. Tám có đọc Mùi Hương Trầm. Tám thích loạt bài ông viết về Chùa trên Năm Ngọn Núi của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tám thử tìm xem trên AMAZONE có "Thiền trong nghệ thuật bắn cung" để đọc nhé. Đọc và thích những gì NTB viết, dịch cũng là cách giúp mình đến gần với Phật giáo Tây Tạng, ở đó chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra khá nhiều điều bổ ích và thú vị Tám à. Dành thì giờ nhé!

      Xóa
  3. M đã thích ngay khi đọc Mộng đời bất tuyệt của Nguyễn Tường Bách . Chắc sẽ tìm đọc tiếp các quyển sách anh HN nói ở trên . Nói chung , M rất thích những suy nghĩ kể cả những cảm xúc của một người vừa là nhà khoa học vừa là nhà văn ((-;

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đồng tình với nhận định của MB về việc "rất thích những suy nghĩ kể cả những cảm xúc của một người vừa là nhà khoa học vừa là nhà văn ((-;" . Vẫn bay bướm, vẫn lãng mạn nhưng tinh tế và sậu sắc. MB đọc rồi có gì gửi lên blog để chúng ta cùng suy ngẫm nhé.

      Xóa
  4. Dịch vụ nạp tiền điện thoại online nhanh chóng tiện lợi chiết khấu cao.
    Key: khuyen mai Viettel | Viettel khuyen mai thang 9 | cách nạp tiền viettel | nap tien vinaphone

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ý Thức là Tất Cả ” của Peter Francis Dziuban do Ông Vũ Toàn biên dịch và gửi tặng . Một quyển sách nói về Phật tánh ( Tánh Biết, Bản lai diện mục, Chơn Tâm…) do một tác giả Tây Phương viết với văn phong hiện đại. Một quyển sách chỉ trực tiếp cho hành giả thấy lại “ viên ngọc bỏ quên trong chéo áo của mình ”. Cảm nhận riêng tôi đây là một tác phẩm rất xuất sắc. Thật là một duyên lành, phước báu lớn cho người tìm đạo khi đọc quyển sách này. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa

Flags..


Flag Counter