24/1/15

Thailand Tourism Festival 2015. (phần 2)

Ở phần 1, tôi nói rằng mình hơi thất vọng khi từ Lumpini Park ra về có lẽ vì là người Việt Nam, từng đọc báo, coi TV các chương trình Lễ Hội như “Con đường di sản Hội An-Mỹ Sơn-Bà Nà”, “Năm Du lịch Vũng Tàu”, “Festival Hoa Đà Lạt”, có lúc coi trực tiếp truyền hình khai mạc “Festival Huế”, “Năm Du lịch Hạ Long” hoặc trực tiếp dự “Festival Biển Nha Trang”… Tất cả đều to tát, “hoành tráng”, tốn kém, các đạo diễn huy động hàng trăm người cho các điệu múa, tập dợt hàng tháng trời, thậm chí Huế còn mời hàng chục đoàn nghệ thuật quốc tế cùng tham dự (mà đó chỉ là của địa phương) nên sau khi đọc tin trên tatnews, cứ nghĩ ở đây là chương trình quốc gia sẽ có quy mô to lớn nhường ấy hoặc hơn, cuối cùng không phải vậy!

Chừng như những người làm du lịch Thái Lan thấm nhuần câu nói của người xưa: “Hữu xạ tự nhiên hương” nên không cần phải rầm rộ mà trọng tâm là hướng về du khách và người dân đến dự qua hiệu quả việc các vùng miền bày ra, giới thiệu, phục vụ người đến thưởng lãm, không phô trương, ít tốn kém. Có một số tập Guide Book của TAT, TTF và các vùng phát hành nhưng in toàn tiếng Thái, chỉ có tựa đề in song ngữ như DREAM DESTINATIONS 2, Drive Thailand 3, riêng Amazing Thailand của TAT toàn tiếng Anh giới thiệu các điểm du lịch nổi tiếng (mà ngay LSQ Thái Lan ở Sài Gòn cũng thường free cho những người đến làm Visa), trong công viên, khách ngoại quốc chỉ đọc được một hàng tiếng Anh ở cổng khu vực của các vùng!

Nhờ mặt bằng rộng, khu vực dành cho mỗi miền có diện tích lớn, có thể có đến hàng chục gian hàng, miền nào cũng có sân khấu riêng, mỗi miền, thậm chí mỗi gian hàng đều có ghế, trường kỷ bằng tre hoặc những bó rơm nén, ép, bó thành những hình khối chữ nhật để du khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài gian hàng ăn của từng miền, bao quanh một hồ rộng chu vi lên đến hàng cây số là hàng ăn của các miền, như một food court lộ thiên, người mua phải xếp hàng.
Sân khấu của từng miền.Sân khấu của từng miền.
"Hậu trường" trước một show diễn."Hậu trường" trước một show diễn.
Nơi khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống.Nơi khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống.
Một hàng bán thức ăn.Một hàng bán thức ăn.
Food court lộ thiên trên bờ hồ.Food court lộ thiên trên bờ hồ.
Lại một nơi nghỉ chân với ghế rơm.Lại một nơi nghỉ chân với ghế rơm.

Có một sân khấu chính, có lẽ là của trung ương nơi thường xuyên trình diễn một số điệu múa dân gian truyền thống, các điệu múa Khon Thái đeo mặt nạ, chương trình võ thuật Thái, múa rối nước Thái, chương trình gag Thái truyền thống cũng như các buổi hòa nhạc và các buổi biểu diễn âm nhạc của ca sĩ và các ban nhạc nổi tiếng (thấy ghi trong chương trình). Ngoài ra, hàng ngày lúc 16 giờ luôn có một cuộc diễu hành quanh bờ hồ, đây là cơ hội để du khách có thể đắm mình trong chất Thái hay lối sống Thái, nhận ra sự  hiếu khách và thân thiện của người dân”  mà những người tổ chức mong muốn đạt được.
Sân khấu chính.Sân khấu chính.
Một điệu múa cổ truyền Thái, vũ công là...người Việt!Một điệu múa cổ truyền Thái, vũ công là...người Việt!
Diễu hành trên đường bờ hồ.Diễu hành trên đường bờ hồ.
Sau đó là trình diễn trống.Sau đó là trình diễn trống.

Không có nơi nào, hoạt động vui chơi nào bán vé, kể cả về đêm khi cả công viên lung linh sắc màu với đèn lồng, đèn compcact, đèn trang trí cổng, thuyền rồng, sân khấu.

Đến những nơi như “hội chợ” này, tôi thường chú ý tìm những “đặc sản” của các địa phương xa Bangkok mà một trong số đó là rượu đế cất bằng gạo hoặc ngũ cốc theo lối thủ công như Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen, Làng Chuồn… của Việt Nam để nếm thử hương vị thế nào (vì bia rượu nhãn hiệu quốc gia thì tôi đã từng biết đến nhiều) nhưng tuyệt nhiên không có. Mới hay rằng, khắp nơi ở Lễ hội này “ăn” thì nhiều nhưng “nhậu” thì không hề thấy! Cũng không có bất cứ nơi nào bán bia hay thấy người uống bia trong công viên dịp này. Đây là nét đặc biệt mà hàng chục năm sau Việt Nam chưa chắc đã học được!

Hàng chục ngàn người đến vui chơi mỗi ngày nhưng trên các thảm cỏ khắp nơi đều khá sạch sẻ, nhiều bao rác, thùng rác để khách bỏ rác, có nhiều nhà vệ sinh di động (mobi toilet) đặt khắp nơi, có cả ATM di động của Bangkok Bank đến phục vụ khách.
Buổi tối, những lồng đèn này được thắp sáng.Buổi tối, những lồng đèn này được thắp sáng.
Lung linh sắc màu!Lung linh sắc màu!
Có hàng chục xe là những toilet lưu động.Có hàng chục xe là những toilet lưu động.
Thiếu tiền, đã có ngân hàng di động...Thiếu tiền, đã có ngân hàng di động...
Xếp hàng vào tham dự trò chơi.Xếp hàng vào tham dự trò chơi.

Không biết binh tướng của ông Hoàng Tuấn Anh có ai đến dự Festival này và nếu có, khi về, họ có những hiến kế gì cho Tổng cụ Du Lịch và Bộ Thể Thao, Văn hóa và Du Lịch Việt Nam?

13 nhận xét:

  1. Tôi đặc biệt ghét cái giả dối của cái goi là "sân khấu hóa ",chỉ được cái cho các bố kiếm ăn thôi ! Sao không học cách làm thực chất dung dị như họ có phải hay không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy cái hay cái lạ của người muốn kể cho bạn bè dầu nghĩ lại mình thấy nãn lắm anh HHP à! Trường C2 làm văn nghệ kỷ niệm sinh nhật Đoàn mà sau văn nghệ, ban tổ chức cũng "niên hoan"!

      Xóa
  2. Cái hỏng của VN ở những nơi gọi là lễ hội là đều do chính quyền tổ chức, trong khi lễ hội (nhất là lễ hội, truyền thống ), đều xuất phát từ dân gian và của dân gian. Cho nên từ lễ đến hội đều là "diễn". Ông bà ta nói "lộng giả thành chân".
    Cám ơn bác HN đã cho xem văn hóa xứ người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu dần chỉ còn "hội", lễ ngày càng xa với thực tế lịch sử, buôn thần bán thánh, cái đầu heo quay cúng vừa xong thì tuồn vào phía sau để chuyển ra phía trước... bán tiếp!

      Xóa
  3. Người vũ công Việt trong một điệu múa cổ truyển Thái thấy quen quen anh HN há . Phục cái là lễ hội vui chơi nhưng "thảm cỏ sạch sẽ" , mọi thứ tiện nghi phục vụ đều khá tốt ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MB thiệt là nhạy cảm! Thấy vũ công mà quen quen là vui rồi nên có người nhớ tấm hình người nộng dân đánh trâu vác bừa đi qua làng trong một bài viết của MB cũng được ha!

      Xóa
  4. Cái ông vũ công hay quá nhe! hehe... Nghe anh kể chừng nào, buồn cho VN chừng nấy! hic...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giao mà qua đây anh dắt Giao đi nơi này nơi khác sẽ còn thấy nhiều thứ buồn hơn! Ví dụ ở ngay trạm chờ xe buýt, người hút thuốc lá phải tự đứng ra xa, mặt mày lấm la lấm lét như ăn cắp đủ thấy ở VN "ta" dân tự do hơn nhiều! Hihi.

      Xóa
  5. Hihi, chấp mấy Thái Lan cũng chạy không kịp trình uống bia của dân ta! Mà lễ hội hay thì có hay nhưng hỏng có nhậu thì buồn lắm lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng uống như mình cũng khổ lắm lắm!

      Xóa
  6. 1- "Đây là nét đặc biệt mà hàng chục năm sau Việt Nam chưa chắc đã học được!"
    Theo bu tui càng về sau VN càng không thể có, vì tốc độ uống bia VN nhất thế giới. Xuất khẩu được bao nhiêu gạo thì uống hết bấy nhiêu bia.
    2- PNH nói có lý đấy ở VN ta tất tần tật nhà nước quản lý. Trên nhà nước là đảng mà đảng là giai cấp vô sản, là chủ nghĩa Mác Lê...bác Quý đọc Đèn cù thì biết nó là gi, và văn hóa nước nhà rồi đẫn đến đâu.
    3- Không biết người ta hiểu Đề cương Văn hóa của ông Trường Chinh thế nào mà một thời Tố Hữu cấm cải lương, cấm kịch thơ. Một ông thứ trưởng Bộ Văn hóa bảo tại sao trường nhạc học đô rê mi mà không học họ xự xàng xê ....Nghĩa là bất tân ngôn văn hóa nước nhà...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một ngày trước 30/4/75, ở một nhà thờ tại Đồng Nai, anh C trưởng dẫn lính vào tiếp quản cơ sở của Mỹ Ngụy chỉ tượng mẹ Maria trong sân nhà thờ hỏi người dân ở đó: "Đồng chí này là ai, có công gì mà được dựng tượng? Có phải là "dũng sĩ diệt Mỹ"? Hihi.

      Xóa

Flags..


Flag Counter