28/11/13

Chuyện cũ




1. Cách đây chừng 15 năm, tôi nhận được bản photo bài dự thi được giải nhất cấp trường “Viết về một quyển sách mà em thích” của một học sinh lớp 8, con của một anh bạn trẻ. Bài viết 2 tờ đôi giấy (8 trang vở). Cháu viết về quyển “Những tấm lòng cao cả”(*1) của Edmondo De Amicis, phần đầu nêu nguyên nhân vì sao thích đọc sách, có được quyển này trong dịp nào, tiếp theo là khái quát nội dung sách và qua đó, cháu rút ra được điều gì hay khi đọc nó. Một bài viết thật hay mà chưa chắc gì học sinh cuối cấp ba có thể viết được!.

Muốn viết một bài về trường hợp này, phải tìm đọc lại sách để xem cháu trích dẫn thế nào nhưng ngày ấy tôi làm việc xa nhà, hàng tuần thứ 6 mới về, internet hãy còn xa lạ, tôi phải hỏi mượn các đồng nghiệp ở tổ Văn trường PTTH bán công mà tôi có dạy một số tiết gần nơi tôi ở. Tổ Văn có 8 người, tôi hỏi một cô bạn lớn tuổi nhất tuổi hơn 50, không có, các giáo viên còn lại (đều sinh từ 1970-80) tiếc thay cũng có câu trả lời tương tự, có người chỉ nghe nói khi học đại học, có người chưa nghe nói đến tên sách bao giờ. Thất vọng biết chừng nào khi ở nhà mình có cả hai bản dịch: “Tâm hồn cao thượng” và “Những tấm lòng cao cả” mà ở đây cần một quyển cũng không có!.  Tôi vẫn chủ quan khi cho rằng học văn, dạy văn nếu chưa đọc được “Quốc văn giáo khoa thư” và “Luân lý giáo khoa thư” sẽ là đáng tiếc nhưng còn có thể thông cảm còn  “Tâm hồn cao thượng” mà không biết thì… khó mà chấp nhận!. Sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bạn để rồi bạn nuôi dưỡng tâm hồn học trò bằng chất liệu gì nếu thiếu nó? Hay cũng chỉ là “Voi đánh Mỹ”, “Ong đánh Mỹ”? Và lại dạy cho học trò rằng : “Dân ta vốn anh dũng và căm thù đế quốc Mỹ sâu sắc nhưng voi và ong cũng căm thù và biết đánh Mỹ thì rất đáng tự hào!”

2.  Hồi còn đi dạy vào những năm sau 1975 thỉnh thoảng có một vài đồng nghiệp trẻ dạy các môn khoa học xã hội hay hỏi tôi một số từ lạ, khi là nhân danh,  lúc là địa danh khi đọc qua họ bảo nghe cứ như tiếng Tàu!.  Rất nhiều. Tôi hỏi: “ Bạn thấy những từ này ở đâu?”, họ trả lời là “Đọc trong các sách cũ” (sách xuất bản ở miền Nam trước 75). Tôi nghĩ thầm và thấy buồn cười: Vậy là chàng/nàng này tìm đọc các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, lạc hậu ,lai căng ,mất gốc… rồi! nhưng cũng thấy vui vì họ chịu khó tìm hiểu (chắc là để xem nó phản động, đồi trụy đến mức nào? Hihi). Những giáo viên này hầu hết đến từ các tỉnh phía Bắc  và nếu là dân miền Nam thì một số đã biết, số khác ra trường từ đầu thập niên 1980 cũng biết chút ít vì được học phổ thông từ trước giải phóng. Và tôi dài dòng giải thích vì sao có những từ này. Đó là cách mà chúng tôi gọi là đọc theo âm Hán- Việt và nó như một quy ước hơn là có các nguyên tắc để đọc và viết ra. Tuy vậy,  chỉ những ai chuyên môn thì mới biết được nhiều những tên riêng trong môn họ dạy hoặc nghiên cứu (Văn, Sử, Địa...)  Ví dụ: (Kark) Marx = Mã Khắc Tư, La Fontaine = Lã Phụng Tiên , Montesquieu = Mạnh Đức Tư Cưu…là những tên người; Balkan = Ba Nhĩ Cán, San Francisco =Cựu Kim Sơn, Hollywood = Hoa Lệ Ước,  Rangoon = Ngưỡng Quang… là những tên đất.

3. Tôi vốn ưa mày mò tìm hiểu từ thời sinh viên nên tích lũy trong đầu được khá nhiều loại từ này và sau đó không lâu, tỉ mẩn tìm kiếm, gõ vào máy (thời máy Pentium I, II, dùng Windows 3.11 và MS Word 6.0!) rồi in ra để tặng cho những ai cần. Sau này, vẫn còn nhiều những thắc mắc loại này, nghĩ rằng trên Internet sẽ có nên thử vào tìm. Tôi search trên Google một từ là địa danh đọc theo âm Hán Việt (ví dụ: Á Căn Đình) và tìm thấy ở dòng đầu tiên là: Vietnamese exonyms - Wikipedia, the free encyclopedia en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_exonyms‎. Lại phải tìm trên từ điển Lạc Việt Media, Cambridge Learner’s Dictionary và cả từ điển SỔ TAY ANH VIỆT THÔNG DỤNG (The Little Oxford) đều không có nghĩa tiếng Việt của từ “Exonyms” nhưng lại tìm thấy giải thích như sau:
  1. A name given to a group or category of people by a secondary person or persons other than the people it refers to.
Exonyms form a typical (but very useful) example of cultural chauvinism.
  1. A place name or a personal name[1] used by foreigners instead of the native-language version used by its inhabitants, such as Moscow in English for the city called Moskva in Russian, or such as Charles in English for historical people called Karl or Carl in their Germanic languages.
Translations
A name given to a group or category of people or historical persons by a secondary person or persons other than the people it refers to

Thì ra, cái mà tôi gọi là “đọc theo âm Hán- Việt”  là cách gọi tên riêng nước ngoài theo cách của người Việt chịu ảnh hưởng  Hán văn cũng tương đối phổ biến ở dân cư nhiều nước  như trường hợp người Anh viết từ Mocow dẫn ở trên.
Trang “Wikipedia, the encyclopedia” này ghi một danh mục 58 nước ở cột bên phải và cột bên trái ghi tên từng nước theo alphabet, tên đọc theo âm Hán -Việt, thủ đô và một số thành phố lớn cũng thế nhưng vẫn còn thiếu  nhiều, có vẻ như chờ bổ sung  và tiếc là không ghi tên nước hoàn chỉnh trên các văn kiện hành chánh nên bất tiện cho người tham khảo. Tôi đưa vào dưới đây để người đọc tham khảo cái “công trình” cách đây trên chục năm, thời Wikipedia chưa xuất hiện ở Việt Nam (Wikipedia tiếng Việt được thành lập vào tháng 10 năm 2003. *2)  và trong dân gian chưa ai nghe câu “Dân ta phải biết sử ta/ Những gì không biết mình tra Gúc Gồ”.
BẢNG ĐỐI CHIẾU TÊN QUỐC GIA (theo tên thường gọi, chế độ chính trị, tên phiên âm cũ)
STT
Tên nước
Tên hoàn chỉnh
Tên cũ (VN)
Thủ đô
Tên thủ đô (VN)
01
AFGHANISTAN
Islamic State of…
A PHÚ HÃN
Kabul

02
ARGENTINA
Argentine Republic
Á CĂN ĐÌNH
Buenos Aires

03
AUSTRALIA
Commonwealth of…
ÚC ĐẠI LỢI
Canberra

04
AUSTRIA
Republic of…
ÁO QUỐC
Vienna

05
BENGIUM
King of…
BỈ
Brussel

06
BRAZIL
Federative Rep. of…
BA TÂY
Brassilia

07
BULGARIA
Republic of…
BẢO GIA LỢI
Sofia

08
CANADA

GIA NÃ ĐẠI
Ottawa

09
CHILE
Republic of…
CHÍ LỢI
Santiago

10
CHINA
Republic of …
TRUNG HOA
Beijing (Pe kin)
Bắc Kinh
11
CÔTE D’IVOIRE
Rpublic of…
BỜ BIỂN NGÀ
Yamossoukro

12
CZECH  REP.

TIỆP KHẮC
Prague

13
DENMARK
Kingdom of…
ĐAN MẠCH
Copenhagen

14
ÉCUADOR
Republic of…
C.H. XÍCH ĐỚI
Quito

15
FINLAND
Republic of…
PHẦN LAN
Helsinski

16
FRANCE
French Republic
PHÁP
Pari
Ba Lê
17
GERMANY
Federal Rep. of…
ĐỨC
Berlin
Bá Linh
18
GRECCE
Hellenic Rep.
HY LẠP
Athens
Nhã Điễn
19
HUNGARY
Republic of…
HUNG GIA LỢI
Budapest

20
ICELAND
Republic of…
BĂNG ĐẢO
Reykjavik

21
INDIA
Republic of…
ẤN ĐỘ
New Delhi
Tân Đề Li
22
INDONESIA
Republic of…
NAM DƯƠNG QUẦN ĐẢO
Djakarta
Gia các ta
23
IRAQ
Republic of…
BA TƯ
Baghdad

24
IRELAND

ÁI NHĨ LAN
Dublin

25
ISRAEL
Stata of…
DO THÁI
Jerusalem(mới)
Tel Aviv (cũ)
26
ITALIA
Italian Republic
Ý ĐẠI LỢI
Roma
La Mã
27
JAPAN

NHẬT BẢN
Tokio
Đông Kinh
28
KOREA NORTH
Demo. People’s Republic  of…
BẮC HÀN
Pyongyang
Bình Nhưỡng
29
KOREA SOUTH
Republic of…
ĐẠI HÀN
Séoul
Hán Thành
30
LAOS
Lao People’s Demo. Rep. of
LÀO
Vientiane
Vạn Tượng
31
LUXEMBOURG
Grand Duchy of…
LỤC XÂM BẢO
Luxembourg

32
MADAGASCAR
Republic of…
MÃ ĐẢO
Antanararivo
(P: Magalasie)
33
MALAYSIA

MÃ LAI
Kuala Lumpur

34
MEXICO
United Mexican States.
MỄ TÂY CƠ
Mexico City

35
MICRONESIA
Federated States of…
ĐA ĐẢO
Palikia

36
MONGOLIA

MÔNG CỔ
Ulan Bator

37
MOROCCO
Kingdom of…
MA RỐC
Rabat

38
MYANMAR (BURMA)
Union of
MIẾN ĐIỆN
Yangon (Rangoon)

39
THE NETHERLAND
Kingdom of the…
HÀ LAN, HÒA LAN, HẠ XỨ
Amsterdam

40
NEW ZELAND

TÂN TÂY LAN
Wellington

41
NORWAY
Kingdom of…
NA UY
Oslo

42
PAKISTAN
Islamic Rep. of…
HỒI QUỐC
Islamabad

43
THE PHILIPPINES
Republic of…
PHI LUẬT TÂN
Manila
Ma ní
44
POLAND
Republic of…
BA LAN
Warsaw

45
PORTUGAL
Republic of…
BỒ ĐÀO NHA
Lisbon

46
ROMANIA
Republic of…
LỖ MA NÍ
Buchrest

47
SAUDI ARABIA
Kingdom of…
Á RẬP XÊ ÚT
Riyadh

48
SINGAPORE
Republic of…
TÂN GIA BA
Singapore

49
SPAIN (L’Espagne)
Kingdom of…
TÂY BAN NHA (Y PHA NHO)
Madrid

50
SRI LANKA (CEYLAN)
Democratic Socialist Repubic of…
TÍCH LAN
Colombo
Sri Jayewardenepura Kotte
51
SWEDDEN
Kingdom of…
THỤY ĐIỄN
Stockhom

52
SWITZELAND
Swiss Confederation
THỤY SĨ
Bern

53
TAIWAN
Rep. of China
ĐÀI LOAN
Tapei
Đài Bắc (THDQ)
54
THAILAND
Kingdom of…
THÁI LAN XIÊM-XIÊM LA
Bangkok
Vọng Các
55
TURKEY
Republic of…
THỔ NHĨ KỲ
Ankara

56
UNITED KINGDOM
UK. of GB. and Northern Ireland
VƯƠNG QUỐC ANH
London
Luân Đôn
57
HONGKONG

HƯƠNG CẢNG
Victoria (thủ phủ)

58
UNITED STATES OF AMERICA
The USA
HOA KỲ - MỸ
Washington DC
Hoa Thịnh Đốn
59
YOUGOSLAVIA
Federation Rep. of…
NAM TƯ LẠP PHU
Belgrade


Chú thích:
(*1)Tác phẩm này có một số bản dịch tiếng Việt. (wikipedia.org/wiki/Những_tấm_lòng_cao_cả#B.E1.BA.A3n_d.E1.BB.8Bch_ti.E1.BA.BFng_Vi.E1.BB.87t)
Bản dịch đầu tiên với nhan đề Tâm hồn cao thượng do Hà Mai Anh dịch từ bản tiếng Pháp Grands Coeurs của A.Piazzi, bản dịch đoạt "Giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội" năm 1948, rất phổ biến trong các thập niên 1950, 1960 và có lúc được trích đoạn dùng trong sách giáo khoa lớp 7 tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đến nay vẫn còn được tái bản nhiều lần, mới nhất là bởi NXB Thanh niên tái bản lần thứ 7 năm 2008 (bỏ một số tiểu truyện).[1]. Tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, bản dịch này đã gây những ấn tượng sâu xa trong thế hệ niên thiếu của thời đó, được xem như một cuốn "luân lý giáo khoa thư" của thế kỷ 20. Nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh đã coi cuốn sách Tâm hồn cao thượng với bản dịch tiếng Việt của nhà giáo Hà Mai Anh là "cuốn sách đã ảnh hưởng nhiều nhất từ trước tới nay" đến ông. Ông Nguyễn Xuân Vinh viết về cuốn sách này :"...Những câu chuyện ở học đường, và trong gia đình, về các thầy giáo, cô giáo và bè bạn của An-Di, những mẩu chuyện vui hay buồn đã xẩy ra trong thành phố cổ xưa này đã được kể lại trong sách bằng một văn phong giản dị và trong sáng, thắm đặm tình người.... đặc biệt là cuốn truyện đầu tiên bằng tiếng Việt tôi được đọc, tả cuộc đời của cậu bé An-Di trong một năm học ở lớp Ba, đã cho tôi nhiều bài học về lòng thương người, phương cách cư xử chung thủy với bè bạn, và hiếu kính với mẹ cha..." [2]
Một bản dịch khác là Những tấm lòng cao cả do Hoàng Thiếu Sơn dịch, được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành lần đầu năm 1977, được tái bản nhiều lần.
(* 2). wikipedia.org/wiki/Trang_Chính.  Wikipedia tiếng Việt được thành lập vào tháng 10 năm 2003. Hiện nay đã có 883.978 bài viết bằng tiếng Việt. Đó là một con số khiêm nhường, chưa thực sự đầy đủ.

9 nhận xét:

  1. Ngoài Tâm Hồn Cao Thượng do Hà Mai Anh dịch còn bản phóng tác Dưới Mái Học Đường của Cao Văn Thái (?) có vẻ thích hợp hơn cho tuổi nhỏ .
    Về tên QG bên Sư Phạm chủ trương phiên âm ,VD Canada là Ca Na Đa như ng với các tên đã quen thuộc như Anh , Mỹ , Nhật ,Tân Tây Lan... thì phiên âm sao được :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HN có nghe nói đến "Dưới mái học đường" nhưng chưa đọc được. Cám ơn bạn DN đã giới thiệu. Hình như Anh, Mỹ, Nhật...cũng là "phiên âm" đó bạn ạ!

      Xóa
  2. Những năm 1980 khi còn dạy ở ĐHSP, em vẫn thường kể cho học sinh Khoa Toán nghe những câu chuyện trong tấm lòng cao cả. Khi về trường, có cô giá viên Văn dạy tiếng trống Cổ Thành mà chưa đọc Tam quốc chí. Em nói đùa: sang nhà, cái Hương nhà anh nó kể cho nghe.
    Buồn lắm cái đào tạo vội để kịpbgiaos hoá miền Nam.

    Bác thật kỳ công. Chúng em ở ngoài này biết rất ít những từ này. Một vài từ biết qua đọc sách, chứ không hệ thống.
    Cảm ơn bác.

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ đúng như bác nghĩ "đào tạo vội để kịp giáo hoá miền Nam" rồi cứ thế làm hư bao nhiêu thế hệ!
    Còn nhiều chữ tích lũy rồi bỏ vào trong đầu nhưng thấy không cần viết ra ví dụ tiếng Pháp có từ Inspiration các bác nhà ta phiên thế nào thành yên sĩ phi lý thuần! Hihi. Nếu đọc lại các sách cũ thế nào bác VP cũng sẽ gặp. (Hình như ở Chuyện bâng quơ đôi lúc HN cũng thấy vài từ). Cám ơn bác đã đọc và chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  4. Có một nước ở Nam Mỹ ngày xưa đã 2 lần vô địch túc cầu thế giới là Uruguay, có tên phiên âm Hán Việt khá hay là Điểu Hà. Ngày trước khoảng trên nửa thế kỷ hồi tôi còn nhỏ thì tên các quốc gia tôi đọc trên báo. đều viết theo Hán Việt, chẳng hạn Nhật Bổn, Hương Cảng (có khi viết vui là Cảng Thơm), Tân Gia Ba, Mã lai Á, Ai Lao (Lào), Xiêm (Tiêm) La, Ý Đại Lợi, Úc Đại Lợi, Lục Xâm Bảo, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, Mông Cổ, Hoa Kỳ, Ba Tây, Á Căn Đình...
    Tên thủ đô cũng vậy, Ba Lê (Pháp), Nữu Ước (Hoa Kỳ), Bá Linh (Đức), Luân Đôn (Anh), Vọng Các (Thái Lan)...
    Cũng ngày xưa khi còn nhỏ trong tủ sách gia đình tôi đã thấy những quyển như Tâm hồn cao thượng, Vô gia đình, Về với gia đình, Hai vạn dặm dưới đáy biển...
    Cái thói quen đọc sách nó bắt nguồn từ đấy.

    Trả lờiXóa
  5. 1. Coi lại thì không hiểu sao trong danh sách các nước lại thiếu cái anh "khá hay" là Điểu Hà?
    2. Ngày còn nhỏ, HN đọc "En famille" (hình như cũng của Hector Malot) mà có tác giả phóng tác thành "Trong gia đình" chỉ còn nhớ được bối cảnh không gian của truyện là Huế. Sau này có ý tìm mà không gặp, không biết có phải quyển "Về với gia đình" mà bác NHP nói đến không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "En famille" (của Hector Malot) có nhân vật rê mi, cụ Vi ta lít, con chó Ca pi, em được đọc từ cấp I, được dịch là Không gia đình. Không biết có phải?

      Xóa
  6. Võ Trung Tín21:58 9/12/13


    Không gia đình (tiếng Pháp: Sans famille), còn được dịch là Vô gia đình, có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878.

    http://fr.wikipedia.org/wiki/Sans_famille

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Võ Trung Tín22:19 9/12/13

      Hà Mai Anh (1905 - 1975), bút hiệu Mai Tuyết và Như Sơn, là một nhà giáo, cùng là tác giả của nhiều sách giáo khoa về văn chương, toán học và dịch giả nhiều cuốn sách phổ biến như:

      - Tâm Hồn Cao Thượng, Grand Coeurs của Edmond de Amicis, giải văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội 1948.
      - Vô Gia Ðình, Sans Famille của Hector Malot (Giải I Dịch thuật 1970)
      - Trong Gia Ðình, En Famille của Hector Malot.
      - Về với Gia Ðình, Romain Kalbris của Hector Malot.
      - 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới, Le Tour Du Monde en 80 Jours của Jules Verne.
      - Guy-Li-Ve Du Ký. Voyages de Gulliver của Swiff.
      - Hoàng Kim Ðảo, L'ile Au Trésor của R. L. Stevenson
      - Con Voi Chúa, Poo Lorn, l'éléphant của Reginald Campbell.
      - Chuyện Trẻ Em, Contes de Perrault của Charles Perraul.
      - Cầu Vồng Trong Ruộng Lúa, L'arc-En-Ciel Dans Les Rizières của Rosy Chabbert.
      - Thuyền Trưởng 15 Tuổi, Un Capitaine de 15 Ans của Jules Verne.
      - Thuật Tàng Hình của Vi- Liêm, Le Secret de Wilhelm Storitz của Jules Verne.
      - Dòng Sông Tráng Lệ, Le Superbe Orénoque của Jules Verne.
      - Em Bé Bơ Vơ, Oliver Twist của Charles Dickens.
      ...v..v....

      Xóa

Flags..


Flag Counter