4/3/13

BỆNH SƯU TẬP




Anh học trò cũ nhà ở cách nhà tôi chừng 50 cây số có lần có việc phải đi ngang, gọi điện thoại xem tôi có ở nhà không để ghé thăm. Chừng một giờ sau khi gọi thì anh đến với một bị tôm sú còn sống mới thu hoạch, làm quà.

Chúng tôi ngồi nơi salon phòng khách, chợt anh nhìn xuống mặt bàn bằng kính, có vẻ chú ý, rồi chuyển sang ngạc nhiên và hỏi: “Thầy còn giữ được thứ này à?”.
Tôi nhớ ra là dưới tấm kính ấy tôi chèn một tấm thiệp cỡ name card (carte de visite) ngày vợ chồng tôi cưới nhau năm 1978 anh gửi kèm quà tặng đám cưới. Ba mươi hai năm sau, tờ giấy đã ngã màu, mực viết đã nhạt nhưng vẫn còn đọc được: “Soi gương nhau nhớ mãi hình hài. Chúc thầy cô nhưng gì tốt đẹp nhất trong mùa cưới”. Tôi trả lời: Mình thích giữ lại những gì mình quý!  Khi nghe, anh rất cảm động, chắc từ thâm tâm, anh không ngờ thầy cô thương mình đến thế.
Phải mượn một máy ảnh tốt mới chụp được hình này!
 Tôi vốn trân trọng những gì mình có được, những kỷ niệm như thư từ, hình ảnh hay bất cứ thứ gì có tính chất gợi nhớ kỷ niệm và thường giữ lại, lúc cái vé xe đò, khi tờ quảng cáo phim, lúc tờ bill tính tiền ở quán nhậu… thượng vàng hạ cám gì thấy vui vui là giữ lại.
Giấy trải bàn và khăn giấy của một số nhà hàng ở Bangkok


Giấy lót ly và khăn ăn
Tôi cũng có sở thích sưu tập những gì hay hay, lạ lạ như tem thư, tiền cũ vừa để biết, vừa có thêm tư liệu (vì tôi là dân học sử) vừa vui nhưng hai thứ này theo không đến nơi đến chốn.
Trước 1975 qua việc sưu tập thông tin và hình ảnh về “những loại máy bay Hoa Kỳ và Liên xô sử dụng trên chiến trường VN”, tôi được quen biết nhà báo lão thành Nam Đình- Nguyễn Kỳ Nam (báo Thần Chung) và được ông ta tặng bộ hồi ký 3 tập do chính ông viết: “Việt Nam, 1925- 1964”. Tiếc là những thứ này đều mất sau trân hỏa hoạn do cuộc tấn công Mậu thân lần 2 quân giải phóng MN. Bộ sưu tập “vỏ bao thuốc lá ngoại  có ở VN” cũng mất do cháy nhà tôi ở  hè năm 1977. Lần này thì bằng cấp, giấy tờ, hình ảnh, nhật ký, thư từ…mất trắng cùng tất cả đồ đạc vì nhà cư xá chỉ có cửa trước mà cháy cũng từ… của trước!
Cô đồng nghiệp nhỏ vài lần đến thăm tôi đều thấy tôi ngồi trước tủ sách mở toang cửa, trên sàn là mấy kẹp nhựa tư liệu, chỗ này vài trang, chỗ khác vài trang bảo rằng: “Thầy giống như ông nội em, ưa giữ và ưa lục tìm suốt ngày”, hồi đó cách đây hàng chục năm mà tôi đã “như ông nội em” thì thật buồn!
Tờ lịch có ngày sinh của cố nhân, bảng tên năm học 12 (hồi đó là đệ nhất nên lớp ghi là IB2)
Album tem bắt dầu tích lũy từ 1965 đến 1970 thì...bỏ cuộc!

Thời sinh viên, anh bạn biết tính tôi thích sưu tập, thích giữ lại mọi thứ bảo là tôi bị bệnh nhưng là thứ bệnh dễ thương, người Pháp gọi là “malade de collection”, không biết nói thật hay đùa nhưng đến nay tôi vẫn nhớ.
Mỗi lần giở lại hay gặp lại những thứ cất giữ này hình ảnh quá khứ hiện về, âm thanh quá khứ vọng lại, những hồi ức xưa sống dậy, xúc cảm của mình cũng theo đó trào dâng, tôi miên man nhớ, nhìn, đọc, nghĩ… và nhiều lúc ngồi hàng giờ trước đống kỷ niệm này, nó là câu thơ “người ấy” chép vội vào sổ hội họp của mình, nó là thư xin lỗi của một cô học trò lớp chủ nhiệm với lời hứa từ nay không dám quay cóp nữa, bây giờ con gái của cô học trò này đã có bạn trai, nó cũng là tờ nhật ký chép trên 4 trang giấy học trò, than là cả nhà không hiểu em và bây giờ chủ của tờ nhât ký này còn vài tháng nữa lấy bằng tiến sĩ truyền thông ở ngoại quốc…
Qua nhiều lần đổi thay nơi ở, mất mát do chiến tranh, do dời nhà bây giờ chỉ còn lại dăm ba thứ nên thứ nào tôi cũng quý, đó là đôi dép đế lốp xe và quai là dây buộc container thả dù của Mỹ đã vẹt gót dùng trong những năm dạy miền núi, là mấy trăm móc khóa của trên vài chục quốc tịch chưa có thì giờ và vị trí để trưng bày, là hàng trăm bài báo giấy về Trịnh Công Sơn khi nhạc sĩ này qua đời và những bài báo trong dịp giáp năm, mãn tang, giỗ của ông mà tôi có duyên và dày công gom góp, là quyển Stamp Album cũ mèm và có lẻ quý nhất là 8 quyển nhật ký (Agenda) cỡ nhỏ thời học đại học và khi mới ra trường.
"Nhật ký đời tôi" và đôi dép đã mòn, vẹt gót...
Một số trong hàng mấy trăm móc khóa
Giữ được những thứ này cũng vui nhưng khi lạc một thứ gì là thấy lo, thấy tiếc, thấy buồn đó là chưa kể... tốn kém, bạn bè có người biết tôi có bộ sưu tầm báo giấy về Trịnh Công Sơn là nhờ tôi: “anh copy cho em một tập rồi em gửi tiền lại” nhưng đã copy rồi thì nỡ nào lấy tiền ba cái chuyện vui chơi văn nghệ này, và người này còn rỉ tai cho người khác, cả hàng tá người, thế là mình…kẹt nhưng là thứ kẹt hạnh phúc!

23 nhận xét:

  1. hay quá anh HN ui! nhưng sau này nếu anh muốn giữ kỷ niệm về giáo thì làm thế nào hở anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện ấy ...hồi sau sẽ rõ! For more information, please contact with me, this is my ID e-mail: "...". Hihi!!

      Xóa
    2. Thì qua nhà Giáo chụp lại tất cả đem dìa bỏ tủ phá lại chứ sao ...hehe

      Xóa
  2. Cùng một ban B với nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một chút "cùng" cũng là vui rồi, mà hình như còn vài cái "cùng" nữa đó. Phải thế không GM? HN mới edit bài này để post thêm một tấm hình nữa (lời chúc của học trò) cho tăng tính...thuyết phục! GM xem nhé.

      Xóa
    2. Nếu không có photobucket thì anh lấy từ blogspot cũng được.

      Đây là một tấm hình mà M lấy từ code của tấm hình anh post vào blogspot này. Sau đó M xóa những rườm rà đi và thêm cặp [ img ] và [ /img ] vào trước nó (dĩ nhiên là cặp lệnh M đã tách ra rồi, còn khi post vào đầu và cuối của code hình dưới đây ta phải viết gần nhau thì khi post hình lên nó mới hiện hình đc.)

      Bỏ những rườm rà ở từ phía trước HTTP và sau .jpg

      http://3.bp.blogspot.com/-GjKMLLwtGec/UTVHqPD771I/AAAAAAAAAkc/FYvRKSS25uE/s1600/Ch%25C3%25BAc+m%25E1%25BB%25ABng+%25C4%2591%25C3%25A1m+c%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi-+entry.jpg

      Sau đó thêm cặp lệnh vào code trên (không có khoảng cách ở trong cặp lệnh thì nó sẽ ra hình dưới đây

      [img]http://3.bp.blogspot.com/-GjKMLLwtGec/UTVHqPD771I/AAAAAAAAAkc/FYvRKSS25uE/s1600/Ch%25C3%25BAc+m%25E1%25BB%25ABng+%25C4%2591%25C3%25A1m+c%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi-+entry.jpg[/img]

      Anh thử copy code và thêm cặp lênh xem sao?

      Xóa
  3. Mang chi mà nhiều rứa anh HN?
    Hổng thấy nặng sao anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vài năm sau này có lúc còn mang theo cả NT nữa mà vẫn thấy nhẹ hều, chỉ là (NT không thấy) lưng HN hơi bị khòm (sao??)

      Xóa
    2. Hehe...
      Hôm nào anh cởi áo cho NT "mục sở thị" nhé!
      Chứ lúc nào cũng đóng cái áo rộng thùng thình, sao NT thấy khòm được ta?

      Xóa
    3. Chị ơi..........................

      Xóa
  4. Khoái đôi dép đã mòn! Thấy giống dép... người nào đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nào về "Bờ sông" nhậu, HN mang theo cho biết. Hồi kỷ niệm 30 năm thành lập trường miền núi nơi dùng dép này, HN đem theo trong ba lô, gặp hs cũ, lấy ra khoe, các em có đứa nước mắt lưng tròng, có đứa sững sờ!

      Xóa
    2. Có phải Nô nhớ đến một bài hát mà câu mở đầu là: "Đôi dép đơn sơ..." không? Nếu đúng thì "độc như thịt vịt!", đôi này của HN vẫn còn có thể dùng đến khi gót dùng thay lưỡi lam ...cạo râu, nhìn cái quai thì thấy độ bền thôi mà.

      Xóa
  5. Khg ngờ anh Hongngoc cũng chịu khó sưu tầm quá ta ..hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã nói là ...thành "bệnh" luôn rồi mà MTB!!

      Xóa
    2. Cũng là 1 cách đễ giữ những kỹ niệm, em thấy cũng đáng trân trọng lắm nào phải bệnh " tương tư " gì về quá khứ đâu phải khg anh Hongngoc ..hehe

      Xóa
  6. đúng là quý thật đó anh, có thể tiền bạc ta làm ra được, tìm thấy được nhưng những kỉ vật thiêng liêng ấy có khi mua bằng tất cả cũng không được anh ạ, chúc mừng anh đã có được một số kỉ vật quý giá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Bình Địa đã chia sẻ, anh Tòng Bá cũng thú lắm nhưng do mất mát, thất lạc, để lộn xộn nên nhiều lúc cũng phiền hà lắm. Mộc có giữ được gì không hay chỉ giữ ...9999 và số điện thoại bạn bè??

      Xóa
  7. Nặc danh07:05 6/3/13

    Người ấp ủ quá khứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dưng mà nó thế nào hả BT, gõ thêm vài hàng nữa chứ, ai lại kiệm chữ với bạn bè thế này?. Nhiều lúc "người khôn ăn nói lừng khừng/ Để cho đứa dại nửa mừng nửa lo" đây ta??

      Xóa
  8. Một Entry quá hay, vừa đọc vừa cười sướng lắm.
    Bu tui chưa lâm bệnh như thầy mà mới cảm sơ sơ thôi. Từ khi học xong Đại Học, có đồng lương nào thì ki cóp mua sách để đó. Năm 1978 bà xã mang bầu, bu mua ngay bộ Chiến tranh Hòa bình và ghi "Mua cho con trai của ba", may mà bà ấy sinh con trai thiệt. Cuối năm 2012 di cư từ Quảng Bình vào Vũng Tàu bu tui phải thuê ô tô chở 3000 quyển sách, bà xã kêu như vạc về cái nạn "cảm sưu tập" này hehehe.
    Thế nhưng chưa ai rơi nước mắt về cái mớ sách ấy như đã có người như thế với đôi dép đi dạy miền núi với nhiều thứ khác của thầy hihihihi. Phục thầy quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HN thấy tủ sách của Bu thỉ ngả mũ rồi. May mà hôm vào đọc thư của anh Bu gửi Nano mới thấy, nhưng dù không tận mục sở thị thì cũng biết vì cái vụ truyện Kiều mà anh Bu đã chơi luôn 7 đầu sách rồi! HN ghé nhà bác Hoàng Vũ Thuật chỗ nhà thờ Tam Tòa mấy lần mà không biết anh Bu chứ biết, dứt khoát mời đi uống rượu đẻn.

      Xóa
    2. Thế là thầy có biết Hoàng Vũ Thuật!!
      Bu tui quen lắm nhưng không tri âm vì cái gu thơ của anh này không hợp tạng bu. Thơ Thuật hơi uốn éo làm dáng cho khác người... Nước Nam này có một người khoái thơ Thuật ấy là ông Đỗ Lại Thúy, chưa thấy người thứ 2 hihihi.

      Xóa

Flags..


Flag Counter