12/11/11

Cảm nghĩ nhân đọc một entry của Rose Pham về nhạc cảm
Nov 12, 2011 1:35 AMPublicPageviews 1 1
 Cảm nghĩ… nhân đọc một entry của Rose Pham về nhạc cảm

Năm 1975, cứ gọi là sau 30/4, cô bé ấy chỉ là một học sinh tiểu học. Điều đó cũng bình thường như hàng triệu học sinh khác nhưng quan trọng là, bây giờ cô bé ấy đã là một phụ nữ trung niên và khi bước vào độ tuổi “nhi bất hoặc” đã ghi chép lại những cảm xúc tích cóp của mình về Dòng nhạc tình miền Nam trước 1975 coi đó là âm giai của trái tim tôi vì đó là tiếng nước tôi.


Có thể trong 10 năm đầu, việc tìm tòi các tác gia ưa thích là rất khó khăn, thi thỏang nghe nơi này một bài, nơi khác một đọan nhưng  người viết đã hệ thống hóa được, đã gọi tên đúng như bản chất của nó và xem đó là “tiếng nước tôi” thì thú thật tôi nghĩ người phụ nữ ấy, với những xúc cảm ấy sẽ là người hạnh phúc, ít nhất là chỉ riêng phần cảm thụ và cảm thụ được gìong nhạc này . Ngày xưa, khi đọc được Chiến tranh và hòa bình, Docteur Zhivago hay Gone with the wind… nhóm bạn bè chúng tôi vẫn thường chuyền nhau đọc với nhắc nhỡ là “không đọc thì mất nửa đời người” huống hồ là cô bé ây đã nghe đến “cây đại thụ” Phạm Duy (chỉ riêng mãng tình ca), TCS, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ  Công Phụng…những tác gia đã cho ra đời những bản tình ca đã làm say lòng những người mê âm nhạc chúng tôi ngày ấy và có lẽ…mãi đến bây giờ mỗi khi nghe lại hoặc có ai đó nhắc nhớ…!
Kết thúc đêm nhạc “Nha Trang ngày về” tổ chức tại café book Phương Nam Nha Trang, trong khi Phạm Duy ký tặng vào những đĩa nhạc ông bán, bên ngòai khán phòng, tôi đã nói với Duy Cường, “tôi chỉ là một người nghe nhạc bình thường, qua đêm nhạc, anh đã nghe khán giả - qua giao lưu – dùng quá nhiều mỹ từ để nói về bố anh nhưng tôi còn coi ông là một nhà tiên tri và thế hệ chúng tôi đã từng khóc cười theo vận nước nổi trôi rất, rất nhiều…!” Tôi nói đều này vì tin rằng em, cô bé học sinh tiểu học ngày ấy cũng đã từng khóc- cười như hoặc hơn cả thế hệ chúng tôi. Nếu đúng, xin cám ơn em!
Tôi cho rằng ý đồ của tác giả khi ghi lại những cảm nhận/cảm xúc qua entry này thật dễ thương, trước hết là cho “thế hệ trẻ trong gia đình” và một đối tượng khác là thế hệ trẻ VN sinh sống ở nước ngòai khi sợ rằng “họ sẽ quên đi dần cái hồn tính trong ngôn ngữ âm nhạc VN”. Có thể sẽ có ai đó cho rằng đây là chuyện ảo tưởng nhưng riêng tôi, tôi ủng hộ ý tưởng này vì sau này, nghe nhạc Văn Cao, Đòan Chuẩn- Từ Linh do những ca sĩ được đào tạo bài bản, chính quy kể cả được Trời ban chất giọng thiên phú họ cũng không thể nào diễn đạt được hết tâm sự tác giả muốn ký thác qua âm điệu và ca từ (ví dụ như em Bống -Hồng Nhung một thời gần gũi Trịnh Công Sơn làm sao hát Ướt mi hay như Thanh Thúy ?). Tôi cũng ủng hộ tác giả vì không nói chuyện những nhận định trên là đúng /sai thì ít nhất việc làm này cũng góp thêm một lời ca ngợi về những tác giả, tác phẩm được “ sự ủng hộ và ngưỡng mộ nồng nhiệt của trí thức trẻ phía Nam cầu Hiền Lương suốt 20 năm” khi tất cả điều này là thực tế không thể chối cãi. Và tôi cũng nghĩ rằng có lẽ tác giả đã suy nghĩ khá chín và trình bày ý tưởng này với một thái độ khá khiêm cung, dè dặt vì theo tôi cái phổ của dòng nhạc này không hẹp như tác giả nói.
Tác giả (có lẽ cũng đã) khổ công tìm tòi trên internet nhận định của những người như nhà thơ Du Tử Lê, phần trả lời của Từ Công Phụng, chọn lựa các đọan ca từ của nhiều bản nhạc mà tôi cho là rất phù hợp để minh họa cho những nhận định của mình, để làm chứng rằng đây là những âm giai của trái tim tôi Ví dụ, khi nói về Lê Uyên Phương tác giả việt: tính cách tình yêu trong Lê Uyên Phương dữ dội, nóng bỏng và thực tế, một tình yêu bản năng mang dáng dấp phần vô thức trong con người. Tôi đồng tình với nhận định này và tin rằng những ai đã có dịp ngồi ở Café Lục Huyền Cầm (gần chùa Linh Sơn Đà Lạt) trong một đêm trời bên ngòai se lạnh, nghe cặp vợ chồng này hát “Khi lòai thú xa nhau” sẽ chia sẽ với tôi điều này.
Nhưng, (giá đừng có chữ nhưng) sẽ là thiếu công bằng nếu nói về vấn đề này mà thiếu Nguyễn Hữu Thiết, Hòang Thi Thơ,  Nguyễn Văn Đông… còn có thể kể thêm Lê Dinh, Minh Kỳ, Hòai Linh, Anh Bằng…dầu chỉ phớt qua mà trong bài này chỉ thấy đề cập đến Trần Thiện Thanh, Nguyễn Ánh 9, Lam Phương ! Nhạc tình của họ nhẹ nhàng, dễ thương, trong sáng và đánh động lòng người sâu sắc lắm!
Thời sinh viên tôi vẫn thường tham gia các social work, thỉnh thỏang cùng bạn bè Du ca đi hát cho chiến sĩ tiền đồn, hải đảo, có lần khi đi cứu trợ bão lụt dài ngày, trong đêm lửa trại chia tay trước khi về, một cô bạn trong đòan bỏ chỗ ngồi đến gần tôi hát nho nhỏ: “Mai nếuđời ngăn chia ngàn lối, đừng quên nhé những ngày bên nhau…nhé anh!”. Chỉ có thế thôi mà cho đến giờ, khi viết những dòng này tôi vẫn khó quên bài Tình anh lính chiến của Lam Phương ,vẫn không quên hình ảnh nhí nhãnh, dể thương của cô bạn mỗi khi ký ức của thời đi học hiện về và tôi hy vọng rằng, có thể tác giả đã xếp những tên tuổi nhạc sĩ nêu trên vào file nhạc lính.?
Dàu sao, với gần 9 trang A4, Rose Pham đã nói về nhạc tình như chính những người đã sống ngay trong giai đọan các bản nhạc này được sáng tác nếu không nói có đôi chỗ tinh tế hơn. Và bởi thế nên mới có người cặm cụi ngồi gõ những suy nghĩ này.
                                                                                                10.11.2011   hongngoc

  • Rose Pham
    http://vn.360plus.yahoo.com/rose-pham/article?mid=1908 Trước hết xin được cảm ơn anh HN rất nhiều về bài bình luận này, và cũng xin được gởi lại đường link bài viết của RP để bạn đọc nào yêu mến dòng nhạc này có thể tiện theo dõi. Bài bình luận của anh quá sâu sắc, như hiểu được mọi ý tưởng mà em muốn chuyển tải qua từng con chữ. Không biết nói gì hơn, chỉ mong rằng có dịp anh em sẽ cùng nhau "lọan bàn" và cảm nhận  nét đẹp của những giai điệu một thời đã qua nhưng mãi còn lưu dấu trong lòng người nghe qua rất nhiều thế hệ này nhé! Và cũng xin phép anh cho em copy entry này về nhà!
    • hongngoc
      Cũng chỉ là một việc làm "tại tâm" thôi mà! HN không nghĩ là được bạn trân trọng đến thế. Dịp gặp nhau, nếu có, còn "tùy duyên" miễn là chúng ta có thiện chí thì thế nào cũng sẽ. Thân mến.  HN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags..


Flag Counter