14/11/11

Cái gọi là...sở học
Nov 14, 2011 4:17 PMPublicPageviews 15 8
Cái gọi là…sở học.
Hồi năm 1985 khi tôi đang giảng dạy tại một trường Trung học Sư phạm (đào tạo gv tiểu học), buổi chiều trước lễ ra trường của một khóa học, một học sinh nam tìm tôi và mời đi uống café, tôi từ chối mặc dầu em nài nỉ nhiều lần.


 Hôm sau, xong lễ, em lại đến tìm và mời lẫn nữa. Không nên tiếp tục từ chối, tôi nghĩ vậy, và thầy trò đến Café Nhớ ngay trước trường. Khi em đã không còn học và mai này sẽ thành đồng nghiệp của mình, rất có nhiều chuyện để nói trong đó có cả những gợi ý khi em bước lên bục giảng. Do vậy, chúng tôi ngồi ở đó > 2hrs rồi về. Khi chia tay, em nói một điều làm tôi khá ngạc nhiên :” Thưa thầy, trước khi chia tay, em thành thật xin lỗi thầy và cho em nói điều này, đó là ba năm qua học với thầy ở trường không bằng hơn 2 giờ ở quán café hôm nay và đến bây giờ em cũng không hiểu thầy thế nào vì có lúc em thấy thầy như một diễn giả, có lúc như một nghệ sĩ trên sân khấu và đôi khi…như một linh mục! Ánh mắt em khi tôi nhìn đã mách với tôi là em phát biểu rất thật lòng!
Tên em là Nguyễn Văn Thanh học lớp A hệ 9+3 (nghĩa là có bằng tốt nghiệp cấp hai, thi vào học ba năm ra trường đi dạy). Trong lớp, em khá thông minh qua những câu hỏi về bài học, ngòai đời, ngòai giờ học em còn đạp xích lô, cuối tuần thường bưng một khay thuốc lá lên tàu bán, vào tới ga Nha Trang hoặc ra tới ga Diêu Trì thì lại quay về vì nhà em ở sát trường và ga. Điều đó có nghĩa là so với bạn bè cùng trang lứa, em cọ xát cuộc đời nhiều hơn!
Tôi vốn có thói quen ngẫm lại những-việc-xem-là-lớn-với-mình nên về nhà suy nghĩ lại và tự hỏi: tại sao một cậu học trò chừng này tuổi mà có cách nhìn nhận “kinh” thế thì bỗng nhớ ra chủ đề chính thầy trò nói chuyện là chuyện học. Ngày xưa, Khổng tử dạy rằng cái biết của một con người đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau, từ bản thân cuộc sống, từ cái học trường lớp và cả trong những khốn khó gặp phải trong đời (“Sinh nhi chi tri, miễn nhi chi tri, khốn nhi chi tri”). Điều này thì chả ai lạ gì nhưng có một người bạn vong niên mà tôi hằng kính ngưỡng mở rộng ra và dạy rằng: anh hãy cứ học đi, đừng nghĩ rằng học nghề này nghề nọ, biết việc này việc kia biết lúc nào dùng đến (kiểu như ở trên núi thì học chèo thuyền làm gì, ở nhà quê thì học nhảy đầm làm gì, đại lọai là thế). Cái dụng của nó nhiều khi rất bất ngờ!
Từ khi biết điều này tôi sóat xét lại thấy thật sự đúng và áp dụng suốt từ khi học được cho đến mãi…bây giờ!
Có lần ở nhà tôi sữa chữa hay “độ chế” thành công một món đồ gì đó hỏng đã lâu, vợ tôi thích quá hỏi: anh học thứ này ở đâu mà làm được? Tôi vênh mặt trả lời: chẳng lẽ những việc con con này mà phải khoe với em hoặc dùng nó như một món đồ dẫn cưới? Cũng có lần trong bữa cơm cuối tuần của gia đình, tôi cùng xuống bếp nấu thêm một món lạ, cả nhà ngạc nhiên khi ăn thấy ngon, hỏi bố học lúc nào, ở đâu, tôi trả lời nhẹ tênh: trong những lúc bố đi giang hồ!
Hẵn sẽ có người phán : Dại, cứ học cách làm ra thật nhiều tiền muốn gì chẳng có. Tôi nghĩ: cũng tùy ! Có điều rõ ràng là, qua trải nghiệm đời thường, những điều mình học được rất nhiều lúc được dùng đến một cách rất…bất ngờ. Bạn hãy thử đi rồi biết và nó không bao giờ là : “It’s too late “ đâu. Và riêng tôi, khi trên đầu đã hai màu tóc, cái gì học được cũng không từ nan. Hai mốt năm trước (năm 1990) Liên Hiệp Quốc định nghĩa người mù chữ ở thời điểm này là người không biết Anh văn và vi tính. Sợ quá!, học, dầu “biển học mênh mông” và, như đã nhắc đến trong một entry trước “càng học càng thấy dốt” nhưng cũng nhờ đó mà tâp tành bờ-lốc-bờ-liếc-y-như-xiếc (ngôn ngữ của “Sát thủ đầu mưng mủ”) để nói chuyện…tầm phào!
Entry này, nếu vào tay một thầy giáo dạy KHXH - hoặc cách riêng – dạy chính trị và được xem như một bài làm kiểm tra thì chắc chắn sẽ có điểm chót bẹt là may với lời phê: “ Xòang, nói những chuyện người ta nói cả rồi, việc này lãnh tụ các nước anh em và nước ta nói lâu rồi! Không nhớ Lênin từng bảo: “Học, học nữa, học học mãi”, còn Hồ Chủ tịch dạy: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”đó sao?
  • Nhà gom lá bàng 2
    Em có vào thăm luson rồi anh HN à, bạn ấy hay lắm, ngạo lắm, 'cuồng' lắm, thân.
  • Rose Pham
    Theo em thì sự học tất nhiên không bao giờ là muộn, nhưng học
    theo kiểu học cho biết thì dễ, còn học một cách chuyên sâu sẽ ko đơn giản tí
    nào. Những môn học mang tính chất nghề nghiệp sẽ đòi hỏi sự nhạy bén của tuổi
    trẻ, sức khoẻ, và cả thời gian, tiền bạc nữa, vì vậy sẽ là cả 1 vấn đề đối với
    người lớn tuổi hoặc ko có đủ điều kiện về những điều còn lại. Đối với những môn
    học thuộc về kỹ năng mềm như sử dụng computer, lướt web, nấu ăn, cắm hoa… tương
    đối dễ hơn nếu chỉ dừng lại ở mức độ “đủ xài”.Vì thế, lắm khi cũng muốn học này
    học nọ nhưng “lực bất tòng tâm” (Đời em đi học nhiều thứ rồi nên thật sự   là cũng thấy “ngán” lắm!)
  • TN
    • TN

    • Nov 18, 2011 11:51 AM


    Tôi luôn ủng hộ việc học.Nhất là ở lứa tuổi "hơi bị nhiều" của anh em mình bây giờ.Sự học hay lắm nó hoàn thiện con người mình,nâng cao năng lực bản thân.Nhất là khi bạn làm công tác đoàn thể như tôi sẽ thấy không có gì là dư để mình mang ra thực hành cả.Và thiên hạ gọi mình là "đa năng",không phải loại xoàng.Thân.
    • hongngoc
      Cám ơn Tài nữ vn. đã đọc blog. Tôi vẫn thích những comment của bạn khi vào blog hnk, ngòai đời nghe hnk khen bạn và vẫn mong được biết bạn. Dẫu biết rằng "nếu chịu khó lang thang "một ngày" trên các blog, cứ khen mạnh vào thì sẽ có thêm khối bạn mới như một người bạn đã "bày" nhưng tôi có ít thì giờ, điều chắc chắn là sẽ thăm blog bạn trong nay mai.   HN
  • aqaqaqaqaq
        Người đời thường nghĩ muốn làm cái gì thì phải đi học cái đó, nhưng thật ra mọi sự việc trên đời này đều có mối liên hệ rất khắn khít với nhau. Một cái thở dài trong blog cũng có thể là nguyên nhân tắt ngúm của một vì sao xa xôi nào đó ở đầu bên kia ngân hà.     Nên cũng dễ hiểu tại sao có người học sử mà lại nấu ăn ngon, cũng có người chưa từng rờ tới cục lơ mà lại đánh có nét ngay được cơ đầu cũng có người chung cả 'xì tẹc' bia mà đánh vẫn dở ẹt.     Vậy nên cụ Nô hãy cứ học đi, 'nhăn' 'láng' chi cũng được không chừng tự nhiên lại biết cầm 'gậy' chăng dắt tốt bầy đại ca.     Chào thầy, hì hì.
    • hongngoc
      Cám ơn C.AF đã còm. Mình khóai 3 hàng đầu bạn viết, thâm thúy và lãng đãng mùi vị triết học. Sự thật trong cuộc đời có rất nhiều điều xãy ra "y chang" như bạn viết. Thân mến.  HN
  • hongngoc
    Bi da láng thì tốt, mình ủng hộ, đừng học bida nhăn nhé!!
  • nobita
    Nobita giờ này đang tính học thêm món bida (để cá độ kiếm bia) và đánh golf (để hầu mấy đại ca). Hongngoc thấy sao?
    • hongngoc
      Bida láng thì tốt, đừng học nhầm qua bida nhăn nhé. Thân.
  • nobita
    Nobita giờ này đang tính học thêm món bida (để cá độ kiếm bia) và đánh golf (để hầu mấy đại ca). Hongngoc thấy sao?
  • Nhà gom lá bàng 2
    Anh HN à, đúng là có nhiều chuyện trong quá khứ tưởng là vô dụng, nhưng nay lại hữu dụng, tương tự cho tương lai. Hồi cấp 3, người ta dạy em 'Hiến chương Liên hiệp quốc', em chả chú tâm. Thế mà bây giờ cần giải thích Hiến chương đó nói cái gì thì em hơi bị ngắc ngứ! Câu cuối của anh hơi bị hay, thầy cho điểm 'xoàng' là mừng rồi, hì..hì..vì đó là chuyện ở trường, còn chuyện ở đời thì khác, lâu lâu tiếu ngạo tí cho zui. Thân.
    • hongngoc
      Chắc HN phải "ngâm cứu" thêm comment này. Hình như hơi bị sâu!. Cám ơn đã đọc. HN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Flags..


Flag Counter