Chuyện nghe từ quê ngọai.
Hồi đầu năm 2000, đọc bài “Tết ở một xã nghèo nhất nước” trên báo TN viết về quê ngọai của mình, tôi viết bài “Quê ngọai”, ghi lại những ký ức thời thơ ấu về một vùng quê tôi xa đã lâu. Anh bạn tôi đọc bài này bảo rằng: “Đã có rất nhiều người viết về quê ngọai, chừng như quê ngọai trong ai cũng mất đi nhưng trong anh, tôi có cảm tưởng quê ngọai luôn luôn còn!” . Đúng là trong tôi luôn luôn có hình bóng của khỏanh sân, ngôi nhà, cánh đồng trước mặt, con đường dẫn vào nhà ngọai, thấy hình ảnh bà, các dì, cậu mợ và các em… vẫn nhớ như in những lần theo mẹ về thăm ngọai, ở lại dăm ba ngày mà lúc phải về lại nhà là một lần tiếc rẻ, nhung nhớ khó nguôi…
Hồi đầu năm 2000, đọc bài “Tết ở một xã nghèo nhất nước” trên báo TN viết về quê ngọai của mình, tôi viết bài “Quê ngọai”, ghi lại những ký ức thời thơ ấu về một vùng quê tôi xa đã lâu. Anh bạn tôi đọc bài này bảo rằng: “Đã có rất nhiều người viết về quê ngọai, chừng như quê ngọai trong ai cũng mất đi nhưng trong anh, tôi có cảm tưởng quê ngọai luôn luôn còn!” . Đúng là trong tôi luôn luôn có hình bóng của khỏanh sân, ngôi nhà, cánh đồng trước mặt, con đường dẫn vào nhà ngọai, thấy hình ảnh bà, các dì, cậu mợ và các em… vẫn nhớ như in những lần theo mẹ về thăm ngọai, ở lại dăm ba ngày mà lúc phải về lại nhà là một lần tiếc rẻ, nhung nhớ khó nguôi…
Lên chín, cha tôi qua đời, chiến tranh tràn qua vùng quê nghèo, gia đình tôi dắt díu nhau ra phố, bỏ lại đàng sau ruộng vườn, nhà cửa, kỷ niệm ấu thời… gia đình ngọai cũng ra theo, hai gia đình sống gần nhau,tôi coi như mình mất đi quê ngọai từ đó! Lên lớp 9 đến hết 12 tôi học xa nhà, mỗi tuần về một lần, vào đại học là từ vài tháng đến nửa năm rồi ra trường đi làm là biền biệt…cả năm. Rồi lại nghe tin bà ngọai đi lạc, tìm về lại được một thời gian thì mất, cậu đi làm sở Mỹ, các dì đi bán vé số, các em con cậu còn đi học…
Khỏang mười năm gần đây, mẹ tôi vào tuổi chín mươi, nhờ điều kiện đi lại dễ dàng hơn, mỗi năm tôi về thăm vài ba lần, nhất là từ khi mộ cháu QT, con chị Năm an táng ở gần nhà ngọai, hầu như lần nào tôi cũng về quê, chí ít cũng biết được tin tức bà con thì ở đó không còn những người gần gũi. Dì Ả qua đời, dì Năm già yếu, vợ chồng cậu Sáu định cư ở Mỹ, nhà cũ của ngọai sữa chữa lại khang trang hơn và vợ chồng đứa con đầu của cậu ở đó, cậu Thẩm, cậu Hòang (bàng hệ) đều đã qua đời, chỉ còn lại các em lớp dưới, tôi có về thăm cũng chỉ ghé qua thắp nhang cho ông bà, thì giờ còn lại ở bên nhà Chúc, chú em con dì Cạnh, mà cảm nhận của cả nhà tôi là ở đó đậm tình hơn!
Cậu mợ tôi có 6 đứa con, ba trai, ba gái liền nhau, các em đều đã có gia đình, làm ăn đủ sống, có đứa rất khá giả và sống ở khắp nơi, chỉ vào dịp tết nhất, đám giổ ông bà hoặc cậu mợ về thì các em mới tụ về đông đủ, tôi cũng có một lần dự đám giổ bà ngọai đông đủ như thế, cậu tôi tiến hành các nghi thức như ngày xưa, bà con tại chỗ khá đông đảo nhưng tôi cảm nhận có một chút gì đó lạc lõng, một chút gì đó xa cách giữa anh chị em, không ngọt ngào, hồn nhiên như ngày xưa khi chúng tôi còn nhỏ!
Về thăm mẹ, tôi thường qua chị Ba uống café sớm và chị em chuyện trò, được nghe khá nhiều chuyện về các em con cậu mợ, chuyện anh em đối xử với dì Năm, kể cả với cậu mợ…có vẻ không như mình mong đợi!
Mẹ tôi có ba chị em gái, dì Cạnh có 8 người con, qua đời khi tôi còn nhỏ, dì Ả, dì Năm chồng mất sớm, không có con, sống với ngọai và cậu mợ, dì Ả có cuộc sống riêng nhưng dì Năm vừa lo cho ngọai, vừa lo việc nông tang trong nhà và chăm sóc bầy con của cậu suốt từ thời son trẻ của dì. Sau 1975, cậu tôi đi cải tạo, dì lại về quê cùng mợ và các cháu lo việc nhà cho đến khi cậu mợ tôi xuất cảnh giữa thập niên 1980 thì dì – vì già yếu - ra thành phố sống với mẹ tôi cho có chị có em và thỉnh thỏang thăm nhà các cháu gái, ở với cháu này một tuần, cháu kia nửa tháng. Nhìn lại, anh chị em chúng tôi vẫn thấy thương hòan cảnh dì nhất là khi sống ngay trên nhà ngọai, thằng em ở đó làm thêm một cái nhà nhỏ lợp tôle, để dì tự nấu ăn riêng dầu nhà chỉ còn vợ và thằng con út ở nhà! Cũng cách đó, thằng em kế chỉ cách nhà mẹ tôi chưa đầy 5km, nhà 3 tầng mà mỗi lần đến thăm dì ở không quá 3 ngày!
Mỗi lần nghe cô em dâu nói gửi: “Cô cứ mà sống với các anh chị ,thì sau này già yếu để các anh chị lo” là dì lại quay về, chừng như bà sợ sau này qua đời sẽ không ai nhang khói.
Do dì ở chung với cậu mợ nên việc thờ cúng chồng (dượng tôi) đều do người em của dượng ở phố lo từ trước đến nay, ngày giổ dì ra dự, như một người khách!. Lần đám giỗ vừa rồi dì ở quê, không thể tự mình đi xe đò gần 60 cây số nên không có mặt trong đám giỗ chồng. Tôi biết điều này, buồn vô hạn, giá như các em đón dì ra thì tốt biết bao!.
Cứ trăn trỡ mãi chuyện này, tôi bỗng nhớ lại ngày các em tổ chức mừng thọ cậu tôi 80 tuổi khi ông ở Mỹ về, trong bài viết anh con trai trưởng đọc tại buổi lễ có đọan : “ Kính thưa cô Năm, vì sự bất hạnh của cô nên cô đã cận kề với cha mẹ và chúng con từ khi chúng con còn tấm bé, cô đã lo cho chúng con từng miếng ăn giấc ngũ như một bà mẹ và hơn nữa. Cô đã cùng cha mẹ, cùng các con chịu đựng chia sẽ ngọt bùi suốt cả đời. Cô đã hỗ trợ bằng sức lực, tinh thần, vật chất qua bao biến cố vui buồn.
Đến nay, chúng con vẫn chưa làm một điều gì để báo đáp muôn một với cô, trong tình thương yêu như cha mẹ của cô mà nhiều khi chúng con còn làm cô buồn lòng nữa, xin cô vì tình thương hãy tha thứ cho chúng con…” Rồi một lọat lời hứa với cô, và lấy tư cách người anh cả dặn dò các em, dặn vợ mình, em dâu, em rễ cùng lo cho cô trong tuổi già, sẽ đòan kết thương yêu nhau để cha mẹ ở xa vừa lòng…
Mười năm qua, không biết các em đã thực hiện đến đâu những lời hứa của mình và đến lúc nhắm mắt xuôi tay, liệu dì tôi có thấy được chút nào những điều các cháu hứa?
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều...'
Chỉ hai câu đơn sơ, dân ta đã đúc kết hết về nỗi niềm khôn nguôi những người con gái lấy chồng xa.
Quê ngoại luôn thật ngọt ngào với những đứa con của đất Việt!