24/1/15

Thailand Tourism Festival 2015. (phần 2)

Ở phần 1, tôi nói rằng mình hơi thất vọng khi từ Lumpini Park ra về có lẽ vì là người Việt Nam, từng đọc báo, coi TV các chương trình Lễ Hội như “Con đường di sản Hội An-Mỹ Sơn-Bà Nà”, “Năm Du lịch Vũng Tàu”, “Festival Hoa Đà Lạt”, có lúc coi trực tiếp truyền hình khai mạc “Festival Huế”, “Năm Du lịch Hạ Long” hoặc trực tiếp dự “Festival Biển Nha Trang”… Tất cả đều to tát, “hoành tráng”, tốn kém, các đạo diễn huy động hàng trăm người cho các điệu múa, tập dợt hàng tháng trời, thậm chí Huế còn mời hàng chục đoàn nghệ thuật quốc tế cùng tham dự (mà đó chỉ là của địa phương) nên sau khi đọc tin trên tatnews, cứ nghĩ ở đây là chương trình quốc gia sẽ có quy mô to lớn nhường ấy hoặc hơn, cuối cùng không phải vậy!

Chừng như những người làm du lịch Thái Lan thấm nhuần câu nói của người xưa: “Hữu xạ tự nhiên hương” nên không cần phải rầm rộ mà trọng tâm là hướng về du khách và người dân đến dự qua hiệu quả việc các vùng miền bày ra, giới thiệu, phục vụ người đến thưởng lãm, không phô trương, ít tốn kém. Có một số tập Guide Book của TAT, TTF và các vùng phát hành nhưng in toàn tiếng Thái, chỉ có tựa đề in song ngữ như DREAM DESTINATIONS 2, Drive Thailand 3, riêng Amazing Thailand của TAT toàn tiếng Anh giới thiệu các điểm du lịch nổi tiếng (mà ngay LSQ Thái Lan ở Sài Gòn cũng thường free cho những người đến làm Visa), trong công viên, khách ngoại quốc chỉ đọc được một hàng tiếng Anh ở cổng khu vực của các vùng!

Nhờ mặt bằng rộng, khu vực dành cho mỗi miền có diện tích lớn, có thể có đến hàng chục gian hàng, miền nào cũng có sân khấu riêng, mỗi miền, thậm chí mỗi gian hàng đều có ghế, trường kỷ bằng tre hoặc những bó rơm nén, ép, bó thành những hình khối chữ nhật để du khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài gian hàng ăn của từng miền, bao quanh một hồ rộng chu vi lên đến hàng cây số là hàng ăn của các miền, như một food court lộ thiên, người mua phải xếp hàng.
Sân khấu của từng miền.Sân khấu của từng miền.
"Hậu trường" trước một show diễn."Hậu trường" trước một show diễn.
Nơi khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống.Nơi khách ngồi nghỉ ngơi, ăn uống.
Một hàng bán thức ăn.Một hàng bán thức ăn.
Food court lộ thiên trên bờ hồ.Food court lộ thiên trên bờ hồ.
Lại một nơi nghỉ chân với ghế rơm.Lại một nơi nghỉ chân với ghế rơm.

Có một sân khấu chính, có lẽ là của trung ương nơi thường xuyên trình diễn một số điệu múa dân gian truyền thống, các điệu múa Khon Thái đeo mặt nạ, chương trình võ thuật Thái, múa rối nước Thái, chương trình gag Thái truyền thống cũng như các buổi hòa nhạc và các buổi biểu diễn âm nhạc của ca sĩ và các ban nhạc nổi tiếng (thấy ghi trong chương trình). Ngoài ra, hàng ngày lúc 16 giờ luôn có một cuộc diễu hành quanh bờ hồ, đây là cơ hội để du khách có thể đắm mình trong chất Thái hay lối sống Thái, nhận ra sự  hiếu khách và thân thiện của người dân”  mà những người tổ chức mong muốn đạt được.
Sân khấu chính.Sân khấu chính.
Một điệu múa cổ truyền Thái, vũ công là...người Việt!Một điệu múa cổ truyền Thái, vũ công là...người Việt!
Diễu hành trên đường bờ hồ.Diễu hành trên đường bờ hồ.
Sau đó là trình diễn trống.Sau đó là trình diễn trống.

Không có nơi nào, hoạt động vui chơi nào bán vé, kể cả về đêm khi cả công viên lung linh sắc màu với đèn lồng, đèn compcact, đèn trang trí cổng, thuyền rồng, sân khấu.

Đến những nơi như “hội chợ” này, tôi thường chú ý tìm những “đặc sản” của các địa phương xa Bangkok mà một trong số đó là rượu đế cất bằng gạo hoặc ngũ cốc theo lối thủ công như Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen, Làng Chuồn… của Việt Nam để nếm thử hương vị thế nào (vì bia rượu nhãn hiệu quốc gia thì tôi đã từng biết đến nhiều) nhưng tuyệt nhiên không có. Mới hay rằng, khắp nơi ở Lễ hội này “ăn” thì nhiều nhưng “nhậu” thì không hề thấy! Cũng không có bất cứ nơi nào bán bia hay thấy người uống bia trong công viên dịp này. Đây là nét đặc biệt mà hàng chục năm sau Việt Nam chưa chắc đã học được!

Hàng chục ngàn người đến vui chơi mỗi ngày nhưng trên các thảm cỏ khắp nơi đều khá sạch sẻ, nhiều bao rác, thùng rác để khách bỏ rác, có nhiều nhà vệ sinh di động (mobi toilet) đặt khắp nơi, có cả ATM di động của Bangkok Bank đến phục vụ khách.
Buổi tối, những lồng đèn này được thắp sáng.Buổi tối, những lồng đèn này được thắp sáng.
Lung linh sắc màu!Lung linh sắc màu!
Có hàng chục xe là những toilet lưu động.Có hàng chục xe là những toilet lưu động.
Thiếu tiền, đã có ngân hàng di động...Thiếu tiền, đã có ngân hàng di động...
Xếp hàng vào tham dự trò chơi.Xếp hàng vào tham dự trò chơi.

Không biết binh tướng của ông Hoàng Tuấn Anh có ai đến dự Festival này và nếu có, khi về, họ có những hiến kế gì cho Tổng cụ Du Lịch và Bộ Thể Thao, Văn hóa và Du Lịch Việt Nam?
--> Read more..

21/1/15

Thailand Tourism Festival 2015. (phần 1)


Lễ hội du lịch Thái Lan năm 2015 vừa kết thúc 22h tối hôm Chúa nhật, 18.01.2015 tại Lumpini Park sau 5 ngày hoạt động. Chúng tôi đến đây vào buổi chiều cuối cùng, đi khắp những nơi cần đến trong gần 4hrs.
Việc quảng bá cho lễ hội này diễn ra từ tối 14.01 bằng một cuộc diễu hành trên đường Rama I từ khoảng chợ Pratunam phía bắc khu Siam đi về khu Central World rồi rẽ về đường Ratchadamri. Xe cộ không được lưu thông trên các đường này từ 17h30-20h. Đây là sự kiện du lịch quốc gia lớn nhất nhằm mở đầu chương trình “Khám phá Thái Lan 2015”. Sự kiện này thường được tổ chức vào tháng sáu hàng năm nhằm kết nối với chương trình “Thailand Travel Mart Plus” nhưng năm nay là năm rất đặc biệt đối với ngành du lịch nước này vì nó trùng hợp với kỷ niệm lần thứ 55 ngày ra đời cơ quan điều hành du lịch Thái (TAT), 35 năm Lễ hội Du lịch Thái (TTF) và sinh nhật lần thứ 90 của Công viên Lumpini nên TAT quyết định tổ chức sớm hơn.
Diễu hành chuẩn bị khai mạc trên đường Rama IDiễu hành chuẩn bị khai mạc trên đường Rama I
"Xe hoa" hình thuyền rồng."Xe hoa" hình thuyền rồng.
Trang web http://www.tatnews.org/thailand dẫn lời ông Thawatchai, lãnh đạo cao nhất TAT cho rằng “Khám phá Thái Lan 2015” “là chiến dịch quảng bá kho tàng văn hóa độc nhất và phong cách sống hạnh phúc của người Thái đến du khách quốc tế, cũng là cách khuyến khích người  dân Thái Lan tham dự vào việc bảo tồn truyền thống và văn hóa Thái”.

Với diện tích 57,6 hecta, đi suốt chiều dài lên đến 2,5km, được Vua Rama VI bắt đầu xây dựng từ năm 1920, có nhiều hồ, nhiều cây xanh đã thành cổ thụ, nơi có đến 30 giống chim sinh sống và phát triển, Công viên Lumpini quả là nơi vô cùng lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội này. Do vậy, lễ hội đã thành công trong việc “Giới thiệu nền văn hóa hằng trăm tuổi và các di sản thiên nhiên phong phú được tổ chức thành năm kiểu hình tương ứng với 5 vùng miền chính của Thái: miền Trung, miền Bắc, Đông Bắc, Đông và Nam”.

Cũng theo giới thiệu của tatnews, năm miền đều có những sắc thái khác biệt: miền Trung là sự đổi thay của những kiểu sống với những nhà cộng đồng, chợ nổi, những ngôi làng khép kín; miền Bắc là những bào tàng văn hóa đáng ngợi ca và những vẻ đẹp của thiên nhiên phong phú; Đông Bắc, vùng đất của văn minh cổ,; miền Đông, vùng đất của những sắc màu; miền Nam, vùng biển tự nhiên và di sản văn hóa…
Tôi đã từng đến công viên này  nhiều lần nên  theo chỉ dẫn trên bản đồ ngay lối vào tôi đến đủ năm vùng nói trên. Cuối cùng, thấy rằng lễ hội này không khác một hội chợ nhỏ của từng vùng  hơn là một lễ hội du lịch quốc gia vì chỉ giới thiệu các món ăn, sản phẩm thủ công gồm các mặt hàng mây tre lá, dệt may, thổ cẩm, khắc chạm, sản phẩm nông nghiệp và các tiết mục văn nghệ truyền thống như các điệu vũ cổ truyền của từng nơi.Tất nhiên, tôi vẫn cảm nhận được những nét khác biệt của từng vùng dưới nhãn quan một du khách và cả cuả một người có gần ba năm sống và đi đó đi đây trên đất nước này. Do đọc trước bản tin và đối chiếu với những gì mình quan sát và ghi nhận trong suốt buổi chiều nên tôi thấy mình hơi thất vọng.
(Phần hai: Những hình ảnh và cảm nhận)

Bản đồ bố trí các khu vực hội chợ.Bản đồ bố trí các khu vực hội chợ.
Phướng trang trí đủ màu sắc ở cổng vào.Phướng trang trí đủ màu sắc ở cổng vào.
Phía trước Khu Đông Bắc.Phía trước Khu Đông Bắc.
Trang trí cổng vào Khu Bắc (mái cổng lợp bằng lá).Trang trí cổng vào Khu Bắc (mái cổng lợp bằng lá).
Thuyền rồng.Thuyền rồng.
Nơi có các gian hàng của tỉnh Samut Prakan (nam Bangkok).Nơi có các gian hàng của tỉnh Samut Prakan (nam Bangkok).




Một gian hàng bán thức uống.Một gian hàng bán thức uống.
Trang trí tại chỗ các sản phẩm thủ công. 
Trang trí tại chỗ các sản phẩm thủ công.
(Còn tiếp)
--> Read more..

14/1/15

Chùa Việt ở Bangkok.

Mỗi lần bên nhà có giỗ kỵ những người thân trong gia đình có quan hệ gần, vơ chồng tôi thường đi chùa để đọc kinh cầu siêu cho họ. Có hai chùa chúng tôi thường đi, Wat Hua Lamphong cùng đường chúng tôi ở, gần nhà và Wat Pathumwanaram gần khu Centre World trên đường Rama I.
 Wat Hua Lamphong là ngôi chùa lớn, nổi tiếng, có rất nhiều nơi thờ phụng, cả ở phía dưới mặt tiền đường lẫn ở ngôi chùa chính trên cao phải leo lên vài chục bậc thang. Ngôi chùa chính lại có hai điện thờ phía tả hữu bên ngoài. Có thể thắp nhang ở những nơi này trừ chánh điện.    Wat Pathumwanaram ở khu trung tâm Bnagkok, nghe nói là chùa của Hoàng gia. Vào bên trong cổng chùa, thiện nam tín nữ nhận hoa phía trước đem vào cúng rồi bỏ 20THB vào thùng phước sương. Tại đây còn có cả gạo, nước khoáng, y dành cho sư, ai cần, có thể mua cúng dường. Y và hoa thì đặt ở chánh điện nhưng vật thực thì đem ra phía sau, cũng có một chùa nhỏ, ở đây được thắp nhang.
Vào  chùa, cách thờ phụng, các tranh tượng trưng bày đều thuộc về Phật giáo Nam tông (Théravada), câu kinh tiếng kệ khác với Phật giáo Đại thừa ở VN, lại bằng tiếng Thái nên mình thấy xa lạ. Đến chùa chẳng qua là nơi có tượng Phật, một nơi thanh tịnh để mình đọc kinh cầu siêu theo cách của người Việt.
Đôi lần đọc báo, gặp vài nữ tu trên máy bay từ SG đi Bangkok, gặp vài người Việt ở Bangkok, tôi nghe nói ở đây có chùa Việt Nam nhưng cũng không hỏi  thêm là ở nơi nào. Sống ở đây hơn 2 năm nhưng cầm địa chỉ viết bằng mẫu tự La tinh đưa cho tài xế taxi thì nhiều nhất là 3 người biết trong số 10 người được hỏi. Khó !
Giáng sinh và Tết Dương lịch vừa qua, gia đình con gái về thăm VN, việc nhà không nhiều nên chúng tôi rủ Khun Mai,  chị giúp việc đi thăm một ngôi chùa Việt Nam.
Trước đó vài hôm, đã tìm hiểu nên đi chùa nào, ở đâu và khi search cụm từ “Chùa Việt ở Thái Lan” trên Google gặp được bài “Thăm chùa Việt ở thủ đô Bangkok” trên bbc.co.uk/vietnamese ngày 11/3/2013 giới thiệu Wat Upairadchabamrung, tên tiếng Việt là chùa Khánh Vân, không có thông tin gì nhiều, chỉ 11 tấm hình và mỗi tấm đều có chú thích. Tuy vậy cũng biết được  “biển bên ngoài cổng ghi là do người Việt tỵ nạn ở thế kỷ 18 lập ra”, “trên gác của tòa nhà ngang có phần triển lãm nhỏ nói về̉ thời kỳ Chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy sang Xiêm La tỵ nạn (1787-1790) và những người theo ông đã lập ra chùa này” và “Nhưng nay, sự quan tâm từ Việt Nam cũng bắt đầu trở lại. Sư Nhuận Ân, từ Sài Gòn hiện trọ trong chùa nói với BBC về lịch sử Phật giáo gốc Việt tại Thái Lan. Theo thầy Nhuận Ân, ngoài chùa Khánh Vân, tại khu Chinatown ở Bangkok có một số chùa khác như Hội Khánh là do người Việt lập.” (1)


Hình chúa Nguyễn Phúc Ánh trên gác chùa Khánh Vân

Cửa chùa Hội Khánh khu China Town nhìn từ xa.Cửa chùa Hội Khánh khu China Town nhìn từ xa.

Tôi cũng tìm thấy trên “Trang nhà Quảng Đức” và www.budsas,org  một bài viết của Thích Huệ Giác: “Chùa Việt tại Thái Lan” cho biết đây chỉ là bước đầu giới thiệu để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại vì trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan chỉ có vài trang nói đến PGVN! Qua hai trang web này, độc giả có thể có một cái nhìn khái quát về những- ngôi- chùa- thuộc- Phật- giáo- Việt- Nam còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) (thuộc Phật giáo Tàu thì gọi là Chinenikaya). Trên khắp đất nước Thái Lan có 16 ngôi chùa loại này, riêng Bangkok có 7 chùa, mỗi chùa có tên gọi tiếng Thái, tiếng Việt, địa chỉ và một số điểm đặc thù.  Chùa đầu tiên qua bài viết nói trên là chùa Hội Khánh gắn với lịch sử phát triển của Annamnikaya tại đất nước này : “Sau khi ngôi chùa mang tên Thái là Wat Mongalasamagom, (tên Việt chùa Hội Khánh) đầu tiên được thành lập vào khoảng thời các vua Taksin và Dhonburi (1768-1782) (1), PGVN không ngừng tại đây. Chư Tăng Việt tông cũng đã có cơ hội truyền thừa và an vị tại xứ sở này”. (2)
Khi xuống cổng, gặp một cô trước đây là bảo vệ chung cư, chúng tôi mời cô đi cùng, nơi đến là chùa Hội Khánh, tên Thái Lan là Wat Mongkornsamakom ( Mongalasamagom), ngôi chùa đầu tiên do người Việt xây dựng ở Thái trong bài của Thích Huệ giác nói trên, chùa này tọa lạc ngay trong “Phố Tàu” (China Town). Chùa có một cổng chính và một cổng phụ ở hai đường thẳng góc nhau, đến nơi, taxi phải đi vòng hai lần mới vào được bên trong sân chùa vì đường chính chen chúc xe, phố xá chật hẹp, nhìn nhà cửa, cách buôn bán sinh hoạt không khác gì trong Chợ Lớn ở Sài Gòn. Theo một bài viết trên http://vietbao.vn thì ở Phố Tàu còn đầy đủ dấu tích hai ngôi chùa Việt và “Tên chùa Hội Khánh được đắp bằng xi măng, tô màu vàng đỏ còn nguyên vẹn trên cổng ra vào. Ngay tại cửa từ đường của chùa vẫn treo trang trọng tấm biển ghi nhận sự đóng góp của Việt kiều giúp xây dựng năm 1956” (3) nhưng chúng tôi chỉ thấy tên chùa viết bằng chữ Hán và có lẽ khi chúng tôi đến thì biển  “ghi nhận sự đóng góp của Việt kiều” đã hạ xuống rồi chăng?

Cửa chùa (chụp gần)Cửa chùa (chụp gần)
Tượng các vị La Hán trong chùa.Tượng các vị La Hán trong chùa.
Một trong những nơi có nhiều người đến cúng bái.Một trong những nơi có nhiều người đến cúng bái.
Chánh điện trong giờ cá sư tụng kinh.Chánh điện trong giờ cá sư tụng kinh.
Một trong những nơi thờ tự trong chùa.Một trong những nơi thờ tự trong chùa.
Các bảo tháp bên phía phải sân chùaCác bảo tháp bên phía phải sân chùa

Hôm đó, thiện nam tín nữ và khách đến chùa khá đông, các nơi bán hoa, bánh, nhang đèn tấp nập người mua, bên trong nơi nào cũng đông người đủ mọi lứa tuổi thắp nhang khấn vái, cách bài trí ở cửa chùa và chánh điện giống các chùa Tàu ở Huế và Hội An hơn là cách phổ biến của các chùa trên cả nước nhưng phục sức của sư sãi có vẻ giống với những sư thuộc phái Tăng già khất sĩ ở Việt Nam và âm hưởng của việc tụng kinh như ở các chùa Việt dầu dùng tiếng Thái. Sau này hỏi lại thì được biết người Hoa đã cai quản chùa này từ lâu nay, sân chùa vốn không rộng rãi gì nhưng được trưng dụng làm bãi giữ xe thu tiền, các công trình quanh sân như nơi ở của Sư Tăng, các bảo tháp, hội trường, nơi khách ghi thông tin để chùa làm sớ cầu an… không được trang trí và chăm sóc như các ngôi chùa Thái, ở đây chúng tôi cũng nhìn thấy khách xin xăm, có thầy ngồi giải xăm như ở Việt Nam, chỉ không biết là người được giải có phải đóng tiền hay không?
Vợ chồng tôi, ngoài việc lễ Phật, thăm viếng các cơ sở của chùa đều quyết lòng tìm “một chút Việt Nam” ở nơi này như quan sát các hình ảnh trang trí ở các phòng, các bia ký, tiếp cận với các sư và tiểu để hỏi, tất cả đều vô vọng. Ghé vào toilet trước khi ra về thì tôi cười thầm trong bụng và tự nhủ, đây là nhà vệ sinh dơ dáy nhất tôi gặp sau gần ba năm sống ở đất nước này, dơ dáy, bề bộn giống như người Tàu, phố Tàu!

Nơi bán giấy vàng mã và sớ cầu an.Nơi bán giấy vàng mã và sớ cầu an.
Các cửa hàng buôn bán ngay trên lề sát phía trái cổng chùa.Các cửa hàng buôn bán ngay trên lề sát phía trái cổng chùa.
Xe cộ và người chen chúc nhau trước đường bên phải cổng chùa! 
Xe cộ và người chen chúc nhau trước đường bên phải cổng chùa!

Ra về mà thấy lòng không vui, tự hỏi không biết mười lăm chùa Việt còn lại trên đất Thái thế nào?, có giống chùa Hội Khánh mà tôi hoàn toàn thất vọng này không,? sự nghiệp phát triển Việt tông ở Thái Lan có thành tựu hay không khi ở đất nước này điều kiện phát triển của Phật giáo rất thuận lợi, rất nhiều người Thái theo Annamnikaya và trở thành tăng sĩ, nội bộ không phân hóa và sinh ra những thầy tu quốc doanh như ở nước mình!
Chùa Việt chắc chắn sẽ là chốn tìm về của những con dân Việt xa quê kể cả những người không là Phật tử  vì đó là nơi nương tựa tinh thần, tâm linh của họ. Đọc trên http://vov.vn thấy tin ngày đầu năm Nhâm Thìn, những người Việt xa quê ở Bangkok gồm Việt kiều, sinh viên, nhân viên đại sứ quán Việt Nam đến viếng mấy ngôi chùa Việt ở đây (4) nhưng chắc chắn những nhân viên này đi với tư cách cá nhân hơn là tư cách cơ quan đại diện của nhà nước ở xứ sở này vì chưa thấy thông tin nào nói về sự hỗ trợ của nhà nước Việt Nam cho sự phát triển và hoằng pháp của những chùa Việt ở Thái!

CHÚ THÍCH:
(1)   http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2013/03/130311_viet thai_buddhist_temple.shtml
(2)   http://www.tuvienquangduc.com.au/vietnam/41chuaviet-thai.html
              http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha523.html
(3)   http://vietbao.vn/Du-lich/Nhung-ngoi-chua-VN-o-Bangkok/40092907/254/
(4)   http://vov.vn/nguoi-viet/ngay-xuan-di-le-chua-viet-nam-o-bangkok-198264.vov
--> Read more..

2/1/15

Vô lượng Y Vương.


Mừng Giáng sinh và năm mới 2015, loài người trên khắp hành tinh này chào đón, chúc tụng nhau, rôm rả nhất là trên Internet. Xin gửi đến các bạn bài viết này để thay đổi …”nhãn” vị.

1.Hồi cuối thập niên 1970 một đồng nghiệp lớn tuổi cũng là một cư sĩ tại gia khá uyên bác về Phật pháp kể cho tôi nghe một câu chuyện để giải thích vì sao Đức Phật được xưng tụng là “một bậc Vô lượng Y vương”. Chuyện kể rằng sau khi đắc đạo, Đức Phật đi khắp nơi trên nước Ấn giảng pháp nhằm cứu độ cho chúng sinh. Có lần đi qua một ngôi làng quê, một phụ nữ có người thân vừa qua đời được mách rằng Đức Phật có thể giúp người chết sống lại. Bà tìm đến ngài cầu giúp đỡ để người thân sống lại, ngài bảo bà hãy về làng tìm trong nhà nào không có người chết xin một núm tro trong bếp đem đến ngài sẽ chế thuốc cho uống. Bà kia về đi khắp nơi, làng này sang làng nọ đều không tìm ra vì không nhà nào không có những người thân đã chết. Bà hiểu ra rằng ở đời không ai khỏi phải chết và ngộ ra rằng, thì ra, nỗi đau của mình cũng là nỗi đau chung của mọi người!. Bà liền đến gặp Đức Phật đảnh lễ ngài, trình bày suy nghĩ và xin làm đệ tử. Đức Phật nhận lời. Người đời cho rằng ngài có thể chữa khỏi mọi bệnh tật mà trường hợp người phụ nữ  với căn bệnh đau khổ này là một điển hình và tôn xưng Phật là bậc Vô lượng y Vương!
Ngày ấy, tôi tin anh nhưng nghĩ rằng đây chỉ là chuyện truyền khẩu để  ca ngợi Đức Phật nhưng sau này, khi đọc được thì chuyện không như mình nghĩ.

2. Cách đây đã lâu, cô cháu gái tặng tôi quyển ký sự du hành qua ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng: “Mùi hương trầm”, tác giả là một tiến sĩ vật lý, nhà văn và là nhà dịch thuật Nguyễn Tường Bách. Khi đến Ấn Độ, ông đang là một sales manager của một công ty sản xuất máy phát điện ở Đức, có thời gian ở lại làm việc lâu,  đi được nhiều nơi, lại xuất thân từ một gia đình Phật tử thuần thành, ông cũng nghiên cứu sâu về Phật giáo nên những gì ông viết khi viếng thăm các di tích Phật giáo ở các nước này rất gần gủi với độc giả Việt Nam. Với đầu đề “Hạt cải cho Phật” (tr.134) ở gần cuối phần thứ 2: “Ấn Độ, nguồn suối thiêng liêng” tác giả kể lại câu chuyện trên rất chi tiết với nội dung như tôi được nghe và viết lại, chỉ khác vài chỗ là:
 - Khi ấy Phật đang ở trong một ngôi đền. “Trước cửa, các tỳ kheo đang cầu nguyện cho chúng sinh được giải thoát, sau cánh cửa, vị đạo sư ngồi trong sự an lạc với chính mình và thế gian”
- Phật nói với người đàn bà: “Hãy nghe ta hỡi người đàn bà tốt dạ và trung thành. Nàng hãy đi từ nhà này qua nhà khác trong đô thị này và hãy xin một hạt cải của một nhà chưa có ai chết. Hãy mang hạt cải đó về đây và để xem ta có thể giúp làm được gì không?”.

3. Cũng như tôi, tác giả đã nghe cậu chuyện này từ lúc còn nhỏ nhưng bây giờ, tác giả đã đến ngay tại chỗ xãy ra sự tích này. Đó là ngôi đền Gandhakuti mà biển giới thiệu ngôi đền này còn ghi rõ. Tên người đàn bà mất con này là Kisagomi, “quê tại xứ Xá-vệ này, gia thế nghèo nàn, bị gia đình chồng hất hủi. Sau khi con mất, bà đã xuất gia và trở thành một tôn giả đắc quả A-la-hán”.


Nền đá đền GandhaKuti nơi câu chuyện này xảy ra.

Ngoài ra - tác giả kể - tại Xá-vệ này cũng có một thiếu phụ khác mất con được Phật giáo hóa tên là Ubiri, một trong bốn thứ phi của Ba-tư-nặc (vua nước Kiều-tát-la có người con trai là Jeta đã bán cho trưởng giả Cấp Cô Độc khu vườn Jetavana – còn gọi là Kỳ viên – để ông mời Phật về Xá-vệ nghỉ ngơi trong mùa mưa sau khi ông đã gặp Phật, xin quy y và được nhận lời)
Trong bài viết 6 trang này, Nguyễn Tường Bách cũng nêu lên suy nghĩ ngày xưa khi đọc chuyện này và lý giải rất thuyết phục của ông (hiện nay) về cách xử lý của Đức Phật trước vấn đề của người phụ nữ. Và đây là kết luận mà tôi nghĩ là rất hay của tác giả: “Tiếc thay những ai cho rằng đạo Phật là chỗ dung thân cho những người yếu đuối bi quan. Ngược lại, kẻ đi trên đường Phật giáo là người tự mình nắm lấy số phận của chính mình mà trên con đường đó, Phật hay Bồ tát chỉ là người hỗ trợ. Người Phật tử đích thật phải là người tinh tấn, kẻ chiến đấu chống lại khuynh hướng xấu ác nằm ngay trong tâm mình, kẻ “tự thắng chính mình””.

“Mùi hương trầm” là tác phẩm thứ ba của Nguyễn Tường Bách mà tôi đọc sau “Mộng đời bất tuyệt”“Đêm qua sân trước một cành mai”. Thấy cả ba đều rất bổ ích, lại lần mò đọc tiếp các tác phẩm khác mà ông dịch và giới thiệu: “Sư tử tuyết bờm xanh” của Surya Das và “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda, hai quyển sách rất đáng bỏ công đọc khi tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng. Nếu có duyên, hy vọng các bạn sẽ thấy thích những tác phẩm nói trên và đó là lý do tôi viết note/entry này.

--> Read more..

Flags..


Flag Counter