28/9/13

người có số...khổ!

Ở đầu hẽm một con đường nhỏ rộng chừng 5.5m, dài chưa đầy cây số của thành phố có một quán tạp hóa cũng nhỏ, chủ quán là hai mẹ con, con đầu của một ông già tuổi gần tám mươi. Quán bán vài thứ lặt vặt, chai bia, lít rượu, ít gói đậu phộng, dăm gói snack, vài ba bao thuốc lá, vài lít xăng dầu, ít cái card điện thoại…, nói chung là những thứ cần cho dân trong xóm nhưng cũng là nơi giải trí của những bà sồn sồn vô công rỗi nghề, những bà tám ngồi buôn dưa lê quanh năm, đông đúc nhất là những chiều hè.
--> Read more..

25/9/13

Chuyện ở quê



 1. Cô cháu họ (hệ dưới) ở quê ra thăm mẹ tôi năm nay tròn trăm tuổi, nó không khỏe nhưng rất chìu bà, mẹ tôi thích lắm, các chị thuyết phục cháu ở lại giúp chăm sóc bà, gửi tiền cháu đưa về quê để chồng con thuê người làm những việc ruộng vườn cháu cần làm hàng ngày. Cháu ở lại.
--> Read more..

18/9/13

Mạt pháp



 1. Cuối những năm 50 đầu những năm 60 thế kỷ trước, tín ngưỡng chính của người dân quê tôi là thờ ông bà, mọi chuyện quan hôn hiếu hỷ cứ theo kiểu xưa bày nay bắt chước. Cả một vùng mênh mông chỉ có một nhà thờ Tin Lành gần huyện lỵ, ở huyện kế bên có nhà thờ Công Giáo ngay huyện lỵ, trong vùng lác đác có vài thánh thất Cao Đài của các họ đạo.
Khi tôi vào trung học mới biết đến Phật giáo rõ hơn qua vụ đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật giáo nhân Phật đản 1963 mà bây giờ người ta gọi là pháp nạn. Năm sau, được theo anh tôi ra phố cách nhà 60 km dự lễ Phật đản, coi diễu hành xe hoa, trang trí đẹp đẻ ở tất cả các chùa sau khi chính quyền Tổng Thống Diệm sụp đổ. Mấy năm sau, khi đã lớn, tôi biết đến và chứng kiến sự can thiệp ngày càng nhiều của Phật giáo vào sinh hoạt chính trị miền Nam.
--> Read more..

11/9/13

Cho thuê...xe đạp.

Từ lâu, đọc báo, coi phim hay TV thấy người ta nói chuyện thuê chuyên cơ, thuê máy bay, thuê du thuyền, chí ít là thuê xe hơi, chỉ ở một số thành phố, khu du lịch như nhiều nơi trên bãi biển Nha Trang  để bảng Motorbike For Rent, bây giờ qua Thái Lan mới biết thêm dịch vụ…cho thuê xe đạp.

--> Read more..

4/9/13

CẢO THƠM LẦN GIỞ...


1.NAM TRÂN:
Trái nam trân (bòn bon)
Hồi học năm đệ ngũ trung học,  tôi được đọc tập “Thơ Tường Linh” với nhiều bài viết về quê hương Quảng Nam của nhà thơ Tường Linh. Có một bài thơ trong đó có câu “Những mùa thu ngọt trái nam trân”, tôi đọc mà thắc mắc hoài chữ “trái Nam trân”, không biết là trái gì? Hỏi thì được các anh tôi bảo là trái bòn bon, một loại trái kết thành chùm, cơm ngọt, mủ ở vỏ thường có vị chát và có vỏ giống trái dâu gia. Người ta gọi bòn bon là Nam trân vì nghe kể rằng hồi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, thiếu lương thực, quân sĩ đói và không thể dừng lại nấu ăn, khi đi ngang qua vùng núi Đại Lộc, Quảng Nam quân sĩ  gặp trái bòn bon hái ăn thử nghe ngon, cả đoàn quân cùng hái ăn tạm qua cơn đói và tiếp tục hành quân tránh được sự truy kích của Tây Sơn. Về sau, khi lên ngôi, Nguyễn Ánh nhớ chuyện này và đặt tên trái bòn bon là Nam trân (hạt ngọc phương Nam).
Một nhà thơ ở vùng này, xã Đại Quang huyện Đại Lộc, ông Nguyễn Học Sỹ sinh năm 1907 là hội viên sáng lập hội Nhà văn Việt Nam, có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân và được tác giả dành một vị trí đặc biệt trong hàng ngũ những nhà thơ được giới thiệu cũng lấy bút hiệu là Nam Trân.

2. GIÁNG CHÂU
Trái giáng châu (măng cụt)
Đọc blog một bạn học cũ ở Huế có đăng một bức thư đề là “Thư gởi chị Giáng Châu” của thầy Hà Thúc Hoan* dạy môn quốc văn trường Đồng Khánh Huế và giảng dạy ở khoa Việt Hán ĐHSP Huế trước 1975. Bức thư ca ngợi ông Nguyễn Hữu Thứ, hiệu trưởng trường Quốc Học Huế về nhân cách và tài năng, ca ngợi cô Thân Thị Giáng Châu vợ ông Thứ,đồng nghiệp, hiệu trưởng trường Nữ Trung học Đồng Khánh năm học 1965-66, 1966-67 và là đàn chị của thầy. Trong thư thầy giải thích tên Giáng Châu còn là tên trái măng cụt trồng nhiều ở miền Nam như sau:
Nhà vườn Nam Bộ có một thứ cây ăn trái thuộc loại đặc sản là măng cụt. Măng cụt là một trong số rất ít cây trái phương Nam có thể trồng được ở Huế vì thích họp với thổ nhưỡng Thừa Thiên. Nở hoa kết trái ở kinh đô, dâng tặng cho cho vua quan cùng thứ dân một loại trái cây ngon ngọt đặc biệt, cây măng cụt dân dã của miền Nam đã được người đất  kinh kỳ đặt cho một cái tên Hán Việt sang trọng và có ý nghĩa : Giáng Châu. Giáng Châu là châu ngọc quý hiếm rơi xuống từ trời cao, hòa hợp mật thiết với địa danh Thừa Thiên có nghĩa là tiếp nhận những gì thiêng liêng, cao quý và tốt đẹp nhất ở trên trời.

3. SỰC TẮC
Xe mì gõ, hủ tiếu gõ 
Chị Năm tôi học nữ hộ sinh, ra trường được giữ lại làm việc ở trường Nữ hộ sinh Quốc gia Huế. Tôi ngày ấy đang học đệ tam nhưng vẫn là một chú nhóc con được cả nhà cưng chìu, được ra Huế thăm chị và ở lại vài ngày, có hôm hơn 9 giờ tối, nghe mì gõ ngoài đường chị mua để hai chị em ăn, ngon như là được ăn “nem công chả phượng”! Sau này, khi là sinh viên học ở Huế, những tối đi dạy (kèm) về, mùa đông, trời Huế lạnh và mưa lất phất, nghe tiếng gõ vào nhau rất thanh bằng hai thanh tre cật của xe mì gõ, tôi lại nhớ về bốn năm năm trước, nhớ chị mình. Vừa rồi đọc lại “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” của Thạch Lam sau gần 50 năm, thấy ở phần “Quà Hà Nội” ông nhắc đến mì gõ và vằn thắn của người Tàu, tên gọi cho món mì gõ mà tôi đã từng nghe nhiều là : “sực tắc”. Hồi ấy cũng chỉ nghe qua rồi bỏ, bây giờ đọc, thấy Thạch Lam giải thích rất thú vị: Sực tắc là thực đắc nghĩa là ăn được, chỉ một loại mì bình dân, không sang trọng, cầu kỳ như mì ở các tiệm nổi tiếng. Ông viết:“Người Hà Nội ăn quà sành nên khó mà lấy nhiều làm hoa mắt người ta được. Có lẽ người bán nghĩ rằng quà rao là sực tắc, hai thanh tre gõ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái về đêm mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu:  “thực đắc” mà ra. Thực đắc là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt gì ăn ngon!”. Đọc hết phần này trong sách và nghĩ về những ý ông giải thích, thú vị vô cùng!

4. GIÒNG HỌ NGUYỄN TƯỜNG.
Nhà văn- họa sĩ Duy Lam trong phòng triển lãm tranh của ông
Nhà văn Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn**, cháu gọi nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là cậu ruột, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958, lúc ông mới 19 tuổi, là thành viên trẻ tuổi nhất. Trả lời phỏng vấn ký giả Mặc Lâm đài RFA*** nhân cuộc triển lãm tranh của ông ở Virginia, Hoa Kỳ gần đây, khi nói về cuốn hổi ký mà mẹ ông, bà Nguyễn Thị Thế viết về gia đình Nguyễn Tường, Duy Lam cho biết:
Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một dòng giõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long

Khi quyển hồi ký ra đời vào năm 1968 ở Sài Gòn thì nó đã làm cho tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì cái gọi là gốc gác của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam. Trước đó không ai hề hay biết. Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một giòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua Gia Long đi đến chân núi Phước Tường, Hội An thì hỏi mọi người núi này là núi gì, ông trả lời “Thưa Chúa đây là núi Phước Tường”. Vua Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân “Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi”. Từ đó trở đi thì mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi.

Hồi trung học, khi học môn “Kim văn” (phân biệt với Cổ văn) về các tác giả Tự Lực Văn Đoàn, tôi vẫn còn nhớ phần tiểu sử Nhất Linh “sinh năm…tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, Bắc Việt…”, khi hồi ký bà Thế được xuất bản thì tôi đã học lên rồi, không biết chuyện “tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì cái gọi là gốc gác của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam”.

Viết lại những ghi chép ở trên, tôi vẫn lo không biết liệu có “mua vui cũng được một vài…phút giây” cho bạn bè không?


*Ông Hà Thúc Hoan là tác giả nhiều bài viết giá trị đăng trên tập san Văn Hóa Phật giáo.
**Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.

*** Bài đăng ngày 24/8/2013 trên rfa.org
--> Read more..

1/9/13

SÁM HỐI ?


Nếu từ trên 60 tuổi là người già thì  tôi đã là …già chắc. Vào tuổi này, nhiều người đã nghỉ ngơi, tồn tâm dưỡng tánh, gác mọi thị phi ở đời để sống vui với con cháu, đi bộ, tăng cường thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe, đọc sách thánh hiền, tụng kinh niệm Phật, du lịch, thăm hỏi người thân, bạn bè…và làm những việc mà thời trẻ vì mãi mê sinh kế mình không làm được. Vậy mà, không hiểu có phải vì tham sân si còn nhiều, ngã mạn còn lớn nên tôi vẫn chỉ thực hiện được một ít, chưa buông bỏ được những chuyện cần bỏ, vẫn dấy vào …thị phi!
--> Read more..

Flags..


Flag Counter