Ở đầu hẽm một con đường nhỏ rộng chừng 5.5m, dài chưa đầy
cây số của thành phố có một quán tạp hóa cũng nhỏ, chủ quán là hai mẹ con, con
đầu của một ông già tuổi gần tám mươi. Quán bán vài thứ lặt vặt, chai bia, lít
rượu, ít gói đậu phộng, dăm gói snack, vài ba bao thuốc lá, vài lít xăng dầu,
ít cái card điện thoại…, nói chung là những thứ cần cho dân trong xóm nhưng
cũng là nơi giải trí của những bà sồn sồn vô công rỗi nghề, những bà tám ngồi
buôn dưa lê quanh năm, đông đúc nhất là những chiều hè.
Ông già có một bầy con, dâu, cháu ở gần, riêng gia đình nhỏ
của đứa con trai đầu, trai út cùng chung sống trong nhà. Đông đúc là thế nhưng
chắc là nhà đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” cấp phường nên các bà tám chẳng
bao giờ nghe cãi vả gì, chẳng hề thu thập được thông tin gì để có cái mà tám
hoặc làm quà cho nhau khi ngồi lại vì chị chủ quán vốn chẳng quan tâm gì đến
chuyện thiên hạ, ai nói đúng chẳng ừ, ai nói sai không buồn lắc miễn là các bà
luôn là, nếu không “khách hàng tiềm năng” cũng “khách hàng thân thiết” của chị là
vui rồi.
Đã không moi được thông tin gì mà các bà tám ngược lại, còn
là nơi cung cấp những thông tin bổ ích để giải khuây cho ông già, thế mới thú!
Mặc dầu các con làm ăn căn bản, con gái ở Mỹ, các cháu gọi
bằng chú, bác làm ăn khấm khá ở Sài Gòn mời chú
đi cùng cha cháu vào chơi, đừng lo gì
chi phí, chúng cháu lo cho chú từ A-Z rất thật lòng và nhiều lần, lần nào
ông cũng từ chối, ông ở nhà đọc báo, xuống nhà cô em ở gần đó thăm mẹ và phần
lớn thời gian còn lại trong ngày là ở nhà ra quán và ngược lại! Ra càng nhiều
thì thông tin nghe được càng dày, từ chuyện đánh bom liều chết ở Trung đông đến
chuyện giật huê xóm bên, đánh ghen xóm ngoài, tất tần tật, các bà vốn giỏi sưu
tầm các loại tin giật gân và up date hàng giờ!
Người viết bài này thỉnh thoảng được nghe ông kể, không nhằm
mục đích thông tin mà lại nhằm suy ngẫm việc đời, hầu như đàng sau mỗi câu
chuyện ông đều muốn gửi thông điệp cho người nghe, phần lớn là những bài học,
những kinh nghiệm về cách sống ở đời!
Từ quán nhìn qua bên kia đường là một căn nhà cấp ba một
trệt một lầu rộng rãi, kiên cố của hai
vợ chồng một ông già cũng trên dưới tám mươi, chồng là dược sĩ cao cấp, vợ là
cô mụ hương thôn, cả hai về hưu đã lâu, chồng dân Quảng Ngãi, vợ dân Quảng Nam,
gặp nhau đâu đó trên chiến khu hoặc ngoài Bắc trong những tháng năm tập kết
nhưng background của họ không quan hệ
nhiều đến câu chuyện này.
Ở nhà với họ có một anh con trai chưa vợ hơn ba mươi, sáng
đi tối về, sống khép kín, ít tiếp xúc với hàng xóm chung quanh, không thấy có
bạn bè, nghe nói tốt nghiệp đại học đi làm ở một công ty du lịch trong thành
phố. Các bà không “thống nhất” với nhau về tính cách anh này, kẻ bảo là phách
lối, người cãi lại là do mặc cảm về gia đình!
Khi anh này treo cổ tự tử trong nhà thì “chuyên đề” về gia
đình này trở nên hấp dẫn, kẻ săn được tin từ một nguồn chỗ này, người thì nghe
lén được ở chỗ khác, có bà lại đoan chắc là tin này do một người bà con tiết lộ
bằng cách rỉ tai ngoài chợ! Rồi im lặng, rồi lại thêu dệt thêm nhân làm tuần 49,
100 ngày. Khổ thân thằng nhỏ, chết rồi cũng không yên!
Từ đó, chuyện về ông dược sĩ được tô vẽ dần lên để dân trong
xóm, mà trước hết, ông già cha chị chủ quán tổng hợp, chắt lọc, tìm hiểu cả các
thông tin trái chiều để hệ thống hóa thành một bức tranh hoàn chỉnh, tránh thói
hồ đồ vì nghĩ sai về người khác với ông là phải
tội nhưng kết luận chung mà không ai
tranh cãi: Ông chỉ là con rối trong tay
bà vợ tham lam, lắm điều!
Lương hưu của ông bà, bà vợ giữ đủ, mọi chi tiêu của ông
nhận từ bà kể cả mua… một gói tăm xỉa răng, đi cắt tóc, chưa nói các khoản chi lớn.
Mọi người thắc mắc, ông vốn là người hiền lành, biết nhường nhịn hay không muốn
ảnh hưởng đến thanh danh một đảng viên, một cán bộ hưu trí trong phường? Chỉ
biết là ông vào ra như cái bóng hàng
ngày!
Để tiết kiệm, bà không cần xài máy lạnh chạy đá mà đem ca ra
chị bán bún trước nhà có sẵn ấm đá lạnh rót mỗi sáng vài lần, cô bán trước nhà tôi mà, tôi không thu tiền
thì ít ra cũng có nước uống! Ấy là các bà tám nghĩ hộ bà!
Bà cũng siêng ra hàng bún khi đã vãn khách, nghe kể rằng lúc
thì gom giấy lau đủa muổng về làm “chất đốt”, khi thì vét nồi nước bún để “cải
thiện”, làm món canh trong bữa ăn trưa gia đình, lúc thì “độ” khúc xương đã rỉa
hết thịt về “tận dụng” trước khi chuyển giao cho con chó trong nhà!
Chuyện tiết kiệm điện được ông hàng xóm “minh họa” như sau:
Biệt thự đêm đen suốt bốn mùa
Lập
lòe đom đóm dạng đèn ma
Tầng
trệt tầng hai…đen tối cả
Chỉ
có đèn đường rọi ánh qua.
Bắt độc giả phải đọc những truyện loại này người viết thật
áy náy và từ thâm tâm không có ý gì xấu với mà thật sự thương hại ông bà, do
vậy, xin cứ thản nhiên mà đọc, chuyện cuộc đời, chuyện xã hội mà!
Không biết trong mười mấy điều đảng CSVN cấm đảng viên có
điều nào cấm cho vay nhưng nghi rằng chuyện bà này “cạnh tranh với ngân hàng”
khi cho vay tiền góp ở cái chợ gần nhà và trong xóm không được các bà tám ủng
hộ dù việc cho vay đúng tinh thần Win-Win
solution, lãi suất không cao, không hạnh họe khi con nợ trễ hẹn, chừng như
họ ganh tị với chuyện có của của bà để rồi kể chuyện bà này ra chợ tận dụng các
loại rau cải thải của các “thân chủ” đem về làm các món canh, rau của mình!
Ở đời, có lẽ khi một người sống không được lòng người khác,
họ dễ bị nhìn với ánh mắt không thiện cảm và vì thế ít có sự cảm thông chia sẻ,
gặp những người hay chuyện thì tô vẽ
thêm, chuyện bé xé ra to, cây kim nói thành chiếc phi thuyền để thỏa mãn cái
ngã to tát của họ, không kể gì đến những hậu quả dây chuyền và nỗi đau âm thầm
của nạn nhân!
Hai vợ chồng này cũng biết hưởng nhàn nhưng theo cách riêng
của họ, mua thì ít, thu nhặt thì nhiều đủ các chậu, xin đủ các giống cây về trồng cho rậm
rạp sân trước và hình như để tiết kiệm nước dội toilet, xin lỗi (!) bà vợ biến nó thành toilet!
Ông già hàng xóm bèn có thơ rằng:
Hoa viên cây cối khá xanh màu
Hoa
lá rậm rì trước lẫn sau
Điểm
xuyết năm ba con chuột cống
Nàng
tè, tè vội, kéo quần mau!
Ngoài cây cảnh, ông bà nuôi thêm hai con vịt dưới bếp, ít
dọn dẹp và dội sạch nền nên mùi tanh hôi bay qua tới những nhà hàng xóm kế bên,
ai cũng kêu Trời nhưng nể vì người cao
tuổi nên âm thầm chịu đựng, chỉ nói bóng gió xa xôi khi có dịp gặp. Chuyện
hàng xóm khổ vì vịt là chuyện nhỏ so với cái khổ vì chuyện
con-vật-lớn-hơn-con-vịt là chuyện con chó mới xãy ra gần đây. Họ nuôi một con
chó nhưng bà phó thác cho chồng, cho đời, cho hàng xóm, cho đất trời, bà ít cho
ăn. Hôm ông nhập viện chữa bệnh cao huyết áp cả tuần, bà quên, con chó buồn vì
nhớ ông, đói, rồi chết. Và bọ chét từ con chó chết xâm nhập các nhà chung quanh
vài giờ sau, kêu Trời không thấu!
Nghe ông già kể chuyện
này, người viết cứ thấy xót xa, thương thương thế nào, có phải họ phải trả nợ
từ vô lượng tiền kiếp đã mắc phải, có phải nghiệp báo của họ quá nặng nề nhất
là khi, ngày đám tang con trai họ, đã xãy ra một “trường tranh cãi” giữa các bà
tám với nhau theo hai khuynh hướng trái ngược về chuyện đi phúng điếu, một số
cho rằng nên đi nhang đèn và tiền trợ tang, số kia cãi lại, chỉ nên đi viếng
với nhang đèn vì họ giàu quá, tiền bạc đông như quân Nguyên xài biết bao giờ
mới hết mà phải làm cái chuyện “chở củi về rừng”?
Chuyện thường ngày ở Huyện thì vô số, không chuyện nào giống chuyện nào, thế nhưng vẫn có cái tên chung CHUỆN ĐỜI.
Trả lờiXóaCái ông hàng xóm làm thơ cúng thâm trầm lắm
Hoa viên cây cối khá xanh màu
Hoa lá rậm rì trước lẫn sau
Điểm xuyết năm ba con chuột cống
Nàng tè, tè vội, kéo quần mau!
Thì ra cây cối hoa lá xanh tươi cũng có lý do ở câu cuối...Hihihi
Nghe ông già giải thích là chuột cống vào ăn mấy hạt cơm khô bà này phơi và rơi rớt trên sân. HN thích chữ "điểm xuyết" này bác Bu ạ!
XóaĐọc xong, chợt nhớ tới một người có số "cũng chẳng sướng sao", mà duyên xếp đặt Nô được gặp chiều thứ Năm vừa rồi tại ĐN. Tiếc là mới nhậu có 2 chai, thì anh đã bị "điệu" về nhà vì có bạn khác đến tìm. Nhưng ko sao, ít mà vui, anh hỉ!
Trả lờiXóaCái số nó thế, có ngồi được thì cũng bị người khác "giành đài", không nói chuyện với nhau cho "vơi đi niềm nhung nhớ" được. Bị điệu về vì có bà con cách đó cả chục cây số chứ nếu là bạn, còn dịp khác, ông ứ về vì phải ưu tiên cho bạn ở xa! Haha.
XóaCái số nó thế!
Trả lờiXóaBác NHP có cám cảnh cho ông dược sĩ hay bà cô mụ về hưu không?
XóaĐây là bi kịch của cuộc sống (có thể trường hợp bác HN nêu là chuyện của một gia đình, nhưng đó là chuyện của những thế hệ VN). Có thể lý giải theo nhiều cách, tâm lý học, triết lý tôn giáo (số mạng, nhân quả, nhân duyên...). Câu chuyện cho tôi ngẫm ra nhiều điều...
XóaĐồng ý với bác NHP cả hai tay luôn!
XóaRồi ai là kẻ chịu đời không thấu nhỉ?
Trả lờiXóaBây giờ có người bị "déformation professionnelle" rồi! Chắc sợ bọ chét xâm nhập cắn các cháu ở trường mẫu giáo chăng?
XóaNghĩ cho cùng bà là một người đáng thương. Không biết quá khứ của bà thiếu thốn nghèo túng đến mức nào mà bà tằn tiện một cách quá đáng như thế.
Trả lờiXóaChưa trả lời vội câu hỏi của Tám, HN tìm hỏi ông già kể chuyện, thì ra, quá khứ bà này khá vàng son, con một gia đình giàu ở một vùng đất trù phú của quê bà nhưng sự tằn tiện này phần nào có nguồn gốc từ những năm bao cấp khó khăn. Và, bà rất đáng thương nếu Tám biết rằng con gái nuôi của ông bà làm ăn có tiền ở Mỹ và rất quý cha mẹ! Nói theo người đời là "Ấy, cái số nó khổ vậy!"
XóaNếu bắt buộc bà phải tiêu tiền chắc bà khổ lắm a. Thà là bà tằn tiện như thế, mình thấy bà khổ nhưng bà yên lòng là tiền bà vẫn còn. Đúng là cái số của con người.
Xóacó người sống ko biết hưởng mà cứ tự làm khổ mình anh à!
Trả lờiXóagiáo đọc bài lâu rồi, có việc phải đi ngay, ko viết còm được, giờ giáo đọc lại, và đây là lần 3...
HN nghĩ chuyện con người cứ "tự làm khổ mình" chỉ là do nhận thức về sướng, khổ! Và biết đâu, mình nghĩ bà này khổ nhưng chính bà lại tìm thấy niềm vui trong những việc làm của bà. Riêng HN, thấy vui khi có người đọc bài này đến "lần 3...". Cám ơn giao nhiều!
XóaAnh HN đã về lại Sài Gòn chưa? Bà có khỏe không? Hôm nào viết bài "Người có số sướng" cho đời bớt khổ nhé!
Trả lờiXóaCái số em cũng khổ mấy ngày nay, vì cứ chạy qua, chạy lại nhà anh Hongngoc canh lụm tem vàng mà vẫn chưa thấy bài mới......Hihi
Trả lờiXóaQua facebook, em biết vì sao anh chưa viết được mừ. Sẽ gửi message trên FB để em qua lụm nhé.
Trả lờiXóa