Ý
nghĩ vụn cho một chuyến đi.
1.Đám cưới đứa cháu (Bé Lô, con của Dung-cô em họ ) ở CR, hôm gặp mặt bà con, nhớ lại ngày xưa tôi dạy Dung đánh vần, hát Thiên thai của Văn Cao cho em nghe mỗi lần được yêu cầu, tôi nói đùa với các em: “Anh đã dự đám cưới của Dung - Nhật hồi ở nhà thờ Thánh Tâm, nay dự đám cưới bé Lô, cố gắng sống thêm ít năm chờ dự đám cưới con của bé Lô nữa là được rồi!”, ai nghe cũng buồn cười, lại nhớ TCS: “Tôi là ai mà trần gian thế, tôi là ai mà…yêu quá cuộc đời này?” , đơn giản là có yêu cuộc đời mới mong sống lâu, sống thọ, rồi chợt nghĩ , người xưa bảo: “Đa thọ, đa nhục”. Có lẽ đây chỉ là suy nghĩ quá khích/ cực đoan của những người già khi nhìn thấy những người nghèo, bệnh dài ngày, không được con cái chăm sóc và đôi khi trở thành gánh nặng phiền hà cho con cháu. Xã hội này còn có biết bao người già có chất lượng cuộc sống rất cao, họ có tiền dưỡng già, có sức khỏe, được con cháu thương yêu, đọc sách, làm thơ, gặp gỡ bạn bè, thỉnh thỏang đi đây đi đó hoặc làm từ thiện, cũng có người viết hồi ký, thế thì làm sao mà bảo là…nhục?.
Tặng quà cho cô dâu chú rễ, Muội, chị bạn dì với bé Lô đưa 3 bì thư với lời giới thiệu: “Chị với em là chị em bạn dì nhưng sống chung nhau từ nhỏ, coi nhau như chị em ruột, em lấy chồng, đây là quà chị dành cho em, đây là quà anh Su chồng chị cho Nguyên, chồng em và đây là quà của Annie dành cho dì dượng”. Chị Muội nhắc Nguyên hãy thương yêu, chăm sóc và giúp Lô sớm hòa nhập để- trở- thành- con- gái- trong- gia- đình- chồng vì ở Mỹ Nguyên sống với cả gia đình trong khi Lô chỉ có một em trai và vài người thân là cậu dì mà thôi!”. Tặng quà mà cả chị, em lẫn những người đứng bên đều …rơi nước mắt! Bên phía nội cô dâu ai cũng trầm trồ khen ngợi và trân trọng tình cảm này.
Mấy anh em chú cháu chúng tôi từ nhiều nơi về, lâu ngày không gặp, ngồi chung 2 bàn gần nhau ở nhà hàng, cuối sảnh, sát cổng hoa để tiện nói chuyện và tránh cái ồn ào do âm thanh của “công nghệ tiệc cưới”. Gần mãn tiệc, nhìn thấy bà thím với cô em dâu đều từ hai nơi xa đến có vẻ giằng co, chèo kéo một chuyện gì đó, coi lại thì ra thím tôi nhờ cô em dâu chuyển ít tiền thím tặng bà chị dâu đang ở quê sắm tết (tức là mẹ chồng của cô em dâu), hai bà đều tuổi trên 80, do tuổi tác, sức khỏe và sống xa nhau nên rất thương yêu nhau. Khi thấy một đàng không nhận, một đàng quyết gữi, cuối cùng tôi phải làm trọng tài mà thấy lòng vui, mình không có gì để gữi, bà thím cũng không giàu có gì nhưng chút quà cho chị dâu làm cả người cho lẫn người nhận đều vui, niềm vui của tuổi già, của những người đã vượt qua sự xuống cấp của tình cảm gia đình, họ tộc mà kinh tế thị trường (có định hướng…) đem đến.
2. Từ CR về NT đúng ngày Tết Dương lịch, gọi Nobita để rủ rê một gặp gỡ, một cuộc gặp mà tôi từng rất mong khi còn ở SG. Dũng cho biết đã gọi những ai và hẹn nhau ở Quán Bờ sông – đầu cầu Vĩnh Phương, nơi ngày xưa tôi đã ngồi rất nhiều lần với anh em chỉ vì ở đó cảnh đẹp, ít ồn ào, giữa đường NT-DK, người NT lên cũng tiện mà người DK xuống cũng không xa. Khi tôi và anh LSCT đến thì đã có Nobita “nằm vùng” ở đó, thiếu Cường nhưng có Phù Vân và lát sau thì có cả KT, cũng đang rất bận rộn với việc buôn bán cuối năm nhưng không thể không lên khi biết tôi về…Tôi gọi về SG cho một bạn nhỏ vì nghĩ rằng em cũng muốn biết chiều nay tôi đang ở đâu và chính là để em đưộc nghe tiếng ầm ào của nước từ thượng nguồn sông Cái đổ về, để em có thể hình dung nơi tôi đang ngồi khi chiều đang xuống chầm chậm trong cái se lạnh của những ngày cuối năm.
Chúng tôi nói với nhau về những bài trên blog của người này người khác, bình qua còm lại cũng thật vui và rôm rả nhưng không nói nhiều vì sợ Phù Vân buồn, anh là dân ngọai đạo, không làm blog!
Bia rượu ngà ngà, không hiểu ai đó nhắc đến mộ Vũ Hữu Định ở Gò Cà trên đường về Túy Loan có khắc bài thơ của anh, bài Còn một chút gì để nhớ. Thế rồi hình như ai cũng thấy buồn buồn. Và cùng nhau hát, bài đầu tiên – dĩ nhiên – là bài thơ này do Phạm Duy phổ nhạc. Không hiểu sao từ đó Nobita đàn, tôi hát một lọat những bài ngày xưa, có lúc Nobita, anh LSCT cùng hát, KT thỉnh thỏang hát theo, chất giọng không hay những diễn đạt thì…hết mình trong lúc LSCT và Phù Vân gật gù…thưởng thức.
Tôi phải về trước để chuẩn bị ngày mai lên BMT là điều rất tiếc nhưng không thể khác, tính ra cũng đã ngồi với nhau gần 6hrs và chắc hẵn ai cũng thấy rất vui khi đã đem đến cho nhau những ấm áp trong tình bè bạn khi mỗi người đều có cách riêng để phát biểu cảm nhận của mình và coi như có dịp cùng nhau đón mừng năm mới 2012.
3. Ngồi xe từ NT ra NH để lên Ban Mê Thuột, anh tài xế bảo nếu không có việc ở Dục Mỹ sẽ chạy tắt đường Ninh Tân, ít xe cộ. Tôi đồng ý ngay vì muốn thăm lại một vùng kinh tế mới mà tôi từng ghé thăm vài ba lần những năm 1985-90, ở đó tôi có một người bạn vong niên và dăm ba người quen biết, thân tình khác. Hơn hai mươi năm, nơi đây thay đổi nhiều, đường sá rộng và tốt hơn nhưng dấu vết của xã ngày xưa, chín con dốc vào đến tuyến 3300 hầu như không còn tìm thấy nữa, trước đây dân sinh sống khá đông, bây giờ xa xa mới có một nóc nhà, hỏi ra thì nơi này khó làm ăn nên dân bỏ đi. Mặt khác, họ là dân gốc NT nên khi đổi mới họ tìm đường “qui cố hương”. Cũng ruộng vườn, cũng rẫy mía, con bò, cũng dăm ba người chạy xe máy tàu đi chợ nhưng tôi thấy vẻ nghèo nàn đến tội nghiệp vì đất đai ở đây khô cằn, thiếu màu mỡ và những người dân trụ lại đây có lẽ là những người không thể có cách nào kiếm sống khá hơn ở một nơi khác!
Tôi đến là huyện Krôngbông, Daklak, nơi ngày xưa là vùng KTM của dân Huế, Đà Nẵng, ở đây bây giờ cũng phát triển như nhiều nơi khác, nhất là huyện lỵ, chỉ tiếc là đường từ Phước An vào chỉ #30km mà có đến ¾ đường rất xấu! Ở chơi nhà vợ chồng người em họ, qua chuyện trò, thăm hỏi, nhận ra một điều thú vị, một trong hai cháu sinh đôi đang học lớp 4, đạt hs viết chữ đẹp của huyện. Khi xem vở, sững sờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, đều nhau, có nét đậm, nét nhạt cứ như là chữ in trong sách…
Ở các thành phố vẫn có những lớp, những người dạy viết chữ đẹp nhưng ở nông thôn được thế này thì đúng là phải phục cha mẹ cháu, làm được một việc mà ít người nghĩ đến, vì theo tôi, dạy viết chữ cũng là một cách rèn nhân cách!
Cái đọng lại cuối cùng trong đầu vẫn là những buồn vui,những lạc quan khi thấy đâu đó vẫn tồn tại tình cảm gia đình, gia tộc, còn những người dầu vất vả chuyện áo cơm vẫn rất lo lắng cho việc học hành của con cái. Mặc khác, vẫn còn đó những bi quan qua lăng kính của một cái nhìn nhân bản…
1.Đám cưới đứa cháu (Bé Lô, con của Dung-cô em họ ) ở CR, hôm gặp mặt bà con, nhớ lại ngày xưa tôi dạy Dung đánh vần, hát Thiên thai của Văn Cao cho em nghe mỗi lần được yêu cầu, tôi nói đùa với các em: “Anh đã dự đám cưới của Dung - Nhật hồi ở nhà thờ Thánh Tâm, nay dự đám cưới bé Lô, cố gắng sống thêm ít năm chờ dự đám cưới con của bé Lô nữa là được rồi!”, ai nghe cũng buồn cười, lại nhớ TCS: “Tôi là ai mà trần gian thế, tôi là ai mà…yêu quá cuộc đời này?” , đơn giản là có yêu cuộc đời mới mong sống lâu, sống thọ, rồi chợt nghĩ , người xưa bảo: “Đa thọ, đa nhục”. Có lẽ đây chỉ là suy nghĩ quá khích/ cực đoan của những người già khi nhìn thấy những người nghèo, bệnh dài ngày, không được con cái chăm sóc và đôi khi trở thành gánh nặng phiền hà cho con cháu. Xã hội này còn có biết bao người già có chất lượng cuộc sống rất cao, họ có tiền dưỡng già, có sức khỏe, được con cháu thương yêu, đọc sách, làm thơ, gặp gỡ bạn bè, thỉnh thỏang đi đây đi đó hoặc làm từ thiện, cũng có người viết hồi ký, thế thì làm sao mà bảo là…nhục?.
Tặng quà cho cô dâu chú rễ, Muội, chị bạn dì với bé Lô đưa 3 bì thư với lời giới thiệu: “Chị với em là chị em bạn dì nhưng sống chung nhau từ nhỏ, coi nhau như chị em ruột, em lấy chồng, đây là quà chị dành cho em, đây là quà anh Su chồng chị cho Nguyên, chồng em và đây là quà của Annie dành cho dì dượng”. Chị Muội nhắc Nguyên hãy thương yêu, chăm sóc và giúp Lô sớm hòa nhập để- trở- thành- con- gái- trong- gia- đình- chồng vì ở Mỹ Nguyên sống với cả gia đình trong khi Lô chỉ có một em trai và vài người thân là cậu dì mà thôi!”. Tặng quà mà cả chị, em lẫn những người đứng bên đều …rơi nước mắt! Bên phía nội cô dâu ai cũng trầm trồ khen ngợi và trân trọng tình cảm này.
Mấy anh em chú cháu chúng tôi từ nhiều nơi về, lâu ngày không gặp, ngồi chung 2 bàn gần nhau ở nhà hàng, cuối sảnh, sát cổng hoa để tiện nói chuyện và tránh cái ồn ào do âm thanh của “công nghệ tiệc cưới”. Gần mãn tiệc, nhìn thấy bà thím với cô em dâu đều từ hai nơi xa đến có vẻ giằng co, chèo kéo một chuyện gì đó, coi lại thì ra thím tôi nhờ cô em dâu chuyển ít tiền thím tặng bà chị dâu đang ở quê sắm tết (tức là mẹ chồng của cô em dâu), hai bà đều tuổi trên 80, do tuổi tác, sức khỏe và sống xa nhau nên rất thương yêu nhau. Khi thấy một đàng không nhận, một đàng quyết gữi, cuối cùng tôi phải làm trọng tài mà thấy lòng vui, mình không có gì để gữi, bà thím cũng không giàu có gì nhưng chút quà cho chị dâu làm cả người cho lẫn người nhận đều vui, niềm vui của tuổi già, của những người đã vượt qua sự xuống cấp của tình cảm gia đình, họ tộc mà kinh tế thị trường (có định hướng…) đem đến.
2. Từ CR về NT đúng ngày Tết Dương lịch, gọi Nobita để rủ rê một gặp gỡ, một cuộc gặp mà tôi từng rất mong khi còn ở SG. Dũng cho biết đã gọi những ai và hẹn nhau ở Quán Bờ sông – đầu cầu Vĩnh Phương, nơi ngày xưa tôi đã ngồi rất nhiều lần với anh em chỉ vì ở đó cảnh đẹp, ít ồn ào, giữa đường NT-DK, người NT lên cũng tiện mà người DK xuống cũng không xa. Khi tôi và anh LSCT đến thì đã có Nobita “nằm vùng” ở đó, thiếu Cường nhưng có Phù Vân và lát sau thì có cả KT, cũng đang rất bận rộn với việc buôn bán cuối năm nhưng không thể không lên khi biết tôi về…Tôi gọi về SG cho một bạn nhỏ vì nghĩ rằng em cũng muốn biết chiều nay tôi đang ở đâu và chính là để em đưộc nghe tiếng ầm ào của nước từ thượng nguồn sông Cái đổ về, để em có thể hình dung nơi tôi đang ngồi khi chiều đang xuống chầm chậm trong cái se lạnh của những ngày cuối năm.
Chúng tôi nói với nhau về những bài trên blog của người này người khác, bình qua còm lại cũng thật vui và rôm rả nhưng không nói nhiều vì sợ Phù Vân buồn, anh là dân ngọai đạo, không làm blog!
Bia rượu ngà ngà, không hiểu ai đó nhắc đến mộ Vũ Hữu Định ở Gò Cà trên đường về Túy Loan có khắc bài thơ của anh, bài Còn một chút gì để nhớ. Thế rồi hình như ai cũng thấy buồn buồn. Và cùng nhau hát, bài đầu tiên – dĩ nhiên – là bài thơ này do Phạm Duy phổ nhạc. Không hiểu sao từ đó Nobita đàn, tôi hát một lọat những bài ngày xưa, có lúc Nobita, anh LSCT cùng hát, KT thỉnh thỏang hát theo, chất giọng không hay những diễn đạt thì…hết mình trong lúc LSCT và Phù Vân gật gù…thưởng thức.
Tôi phải về trước để chuẩn bị ngày mai lên BMT là điều rất tiếc nhưng không thể khác, tính ra cũng đã ngồi với nhau gần 6hrs và chắc hẵn ai cũng thấy rất vui khi đã đem đến cho nhau những ấm áp trong tình bè bạn khi mỗi người đều có cách riêng để phát biểu cảm nhận của mình và coi như có dịp cùng nhau đón mừng năm mới 2012.
3. Ngồi xe từ NT ra NH để lên Ban Mê Thuột, anh tài xế bảo nếu không có việc ở Dục Mỹ sẽ chạy tắt đường Ninh Tân, ít xe cộ. Tôi đồng ý ngay vì muốn thăm lại một vùng kinh tế mới mà tôi từng ghé thăm vài ba lần những năm 1985-90, ở đó tôi có một người bạn vong niên và dăm ba người quen biết, thân tình khác. Hơn hai mươi năm, nơi đây thay đổi nhiều, đường sá rộng và tốt hơn nhưng dấu vết của xã ngày xưa, chín con dốc vào đến tuyến 3300 hầu như không còn tìm thấy nữa, trước đây dân sinh sống khá đông, bây giờ xa xa mới có một nóc nhà, hỏi ra thì nơi này khó làm ăn nên dân bỏ đi. Mặt khác, họ là dân gốc NT nên khi đổi mới họ tìm đường “qui cố hương”. Cũng ruộng vườn, cũng rẫy mía, con bò, cũng dăm ba người chạy xe máy tàu đi chợ nhưng tôi thấy vẻ nghèo nàn đến tội nghiệp vì đất đai ở đây khô cằn, thiếu màu mỡ và những người dân trụ lại đây có lẽ là những người không thể có cách nào kiếm sống khá hơn ở một nơi khác!
Tôi đến là huyện Krôngbông, Daklak, nơi ngày xưa là vùng KTM của dân Huế, Đà Nẵng, ở đây bây giờ cũng phát triển như nhiều nơi khác, nhất là huyện lỵ, chỉ tiếc là đường từ Phước An vào chỉ #30km mà có đến ¾ đường rất xấu! Ở chơi nhà vợ chồng người em họ, qua chuyện trò, thăm hỏi, nhận ra một điều thú vị, một trong hai cháu sinh đôi đang học lớp 4, đạt hs viết chữ đẹp của huyện. Khi xem vở, sững sờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, đều nhau, có nét đậm, nét nhạt cứ như là chữ in trong sách…
Ở các thành phố vẫn có những lớp, những người dạy viết chữ đẹp nhưng ở nông thôn được thế này thì đúng là phải phục cha mẹ cháu, làm được một việc mà ít người nghĩ đến, vì theo tôi, dạy viết chữ cũng là một cách rèn nhân cách!
Cái đọng lại cuối cùng trong đầu vẫn là những buồn vui,những lạc quan khi thấy đâu đó vẫn tồn tại tình cảm gia đình, gia tộc, còn những người dầu vất vả chuyện áo cơm vẫn rất lo lắng cho việc học hành của con cái. Mặc khác, vẫn còn đó những bi quan qua lăng kính của một cái nhìn nhân bản…
các bài viết rất hay ! Cám ơn a
HN . Chúc anh và gia quyến một năm mới an vui-hạnh phúc .THD.