KHAI BÚT ĐẦU NĂM.
Cha tôi mất năm người 52 tuổi, ngày ấy tôi mới học tiểu học nhưng sau này, mỗi năm khi Tết đến lại nhớ những khi theo người đem bình trà châm nước cúng khắp các bàn thờ vào sáng mồng một Tết . Cũng nhớ thường tối mồng một, ông lấy giấy bút ra viết , không biết ông viết gì, vì không dám quấy nhiễu khi ông cần tập trung, chỉ nghe ông bảo “Minh niên khai bút đại cát”.
Sáng nay, mở máy vào thăm và chúc Tết bạn bè trên blog, viết vài lời bình bài mới và lời chúc, chưa chính thức “khai bàn phím” nên chưa coi là khai bút.
Và bây giờ, nghĩ rằng nên bắt đầu bài viết cho năm mới.
Còn nhớ khi được thỉnh giảng ở khoa Triết Đông trường ĐHVK Huế, thầy Nguyễn Hữu Lương giới thiệu bộ kinh Dịch gồm hai tập thầy biên sọan như một giáo trình chính thức, “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương” và “Kinh Dịch với nhân sinh quan Đông phương”. Tiếc thay, tôi chỉ còn lại tập đầu!. Trong phần nhập đề khỏang 50 trang tập này, thầy nhắc đến sự ngắn ngũi của đời người mà cứ mãi phí sức vào hết việc làm này tới chương trình nọ, minh chứng bởi một bài thơ của Trần Lê Kỷ khi ông phác họa cuộc đời vất vả, vội vàng của con người mà tôi đọc được nên trích lại sau đây:
Chơi cho thỏa thích
“Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nít!
Bốn mươi lăm cút kít đã về già!
Tính trong vòng cắn đá với trăng hoa,
Phỏng độ ba mươi năm là sắp kiệt!
Thế mà còn đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc, khi đỗ khi điếc, làm quan làm kiếc!
Cuộc đời vấn vít biết bao ngơi!...
Trời đã sinh ra kiếp làm người
Chẳng chơi thì người cười ta : chú vích!
Được ngày nào ta chơi cho thỏa thích
Cho phong lưu thanh lịch mới là trai!”
(Việt Nam ca trù biên khảo- Đỗ Bằng Đòan và Đỗ Trọng Huề , nhà in Văn khoa, Sài Gòn, 1962, trang 437)
Ngày còn đi học, đọc bài này chỉ thấy vui vui, tếu tếu nhưng bây giờ khi tuổi tác đã vào hàng sáu, ngồi “ngó lại đời mình” (tên Nobita đặt khi làm tập thơ Vũ Ngọc Giao) tuy chưa đến nỗi đã xanh rêu và tuổi bốn lăm chưa cút kít đã về già vì con người vẫn làm việc rất hiệu quả trong vòng mười lăm, hai mươi năm nữa nhưng nói theo ngôn ngữ thời thượng của những ông cán bộ hưu trí: “quỹ thời gian còn hạn chế!”, tôi vẫn thấy những cái đã làm được vẫn chưa là gì so với cái- mình- nghĩ- phải- làm- được và có cùng suy nghĩ với tác giả bài thơ khi cho rằng mình đã- phí- thời- gian- cho- những- cái- không- nên- phí, dầu việc đó không do mình!
Nhà thơ Lý Thái Bạch cũng từng nói: “Phu thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ/ Quang âm giả, bách đại chi quá khách/ Nhi phù sinh như mộng, vi hoan kỷ hà” (tạm hiểu là: Trong trời đất thì vạn vật là nhà/ Trong thời gian thì trăm đời chỉ là ngắn ngủi/ Kiếp phù sinh chỉ như giấc mộng, vui được bao nhiêu!)
Từ những điều góp nhặt trên, tôi vẫn hằng tự hỏi ta có biết/đã hưởng thụ cuộc đời? (không chỉ theo nghĩa hòan tòan vật chất đời thường mà nó đôi lúc còn là thăm viếng người thân ở xa, gặp gỡ bạn bè, nhìn mây bay, nghe gió thỏang và cuộc sống không dừng lại ở học hành, làm việc, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái…) mà nhà thơ Vũ Hòang Chương cũng đã tự hỏi khi đặt tên cho một tập thơ của mình: Ta đã làm gì cho đời ta?
Tự hỏi, tìm câu trả lời và tiếp tục định hướng, điều chỉnh hoặc bổ khuyết cho những thiếu sót của tâm hồn mình cũng là việc cần thiết cho một năm mới, tuổi mới.
Sáng mồng một, check mail, nhận thư chúc Tết của một bạn nhỏ xa đã lâu, gữi kèm một file có tên Cẩm nang sống năm 2012 với 40 lời khuyên về sức khỏe, nhân cách, xã hội, đời sống mà tôi cho là hữu ích nhất trong lọai Chicken soup for the soul mà mình đã có được từ trước đến nay rất đáng để tham khảo và thực hành, trong đó lời khuyên cuối cùng thú vị nhất: Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:40. *Please Forward this to everyone you care about.* -
Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm*
Tôi đã thực hiện lời khuyên cuối cùng này để thấy rằng đây cũng là một điều “đại cát” khi…khai bút đầu năm: mang niềm vui đến cho những người thân của mình và âu đó cũng là một cách CHƠI.
Cha tôi mất năm người 52 tuổi, ngày ấy tôi mới học tiểu học nhưng sau này, mỗi năm khi Tết đến lại nhớ những khi theo người đem bình trà châm nước cúng khắp các bàn thờ vào sáng mồng một Tết . Cũng nhớ thường tối mồng một, ông lấy giấy bút ra viết , không biết ông viết gì, vì không dám quấy nhiễu khi ông cần tập trung, chỉ nghe ông bảo “Minh niên khai bút đại cát”.
Sáng nay, mở máy vào thăm và chúc Tết bạn bè trên blog, viết vài lời bình bài mới và lời chúc, chưa chính thức “khai bàn phím” nên chưa coi là khai bút.
Và bây giờ, nghĩ rằng nên bắt đầu bài viết cho năm mới.
Còn nhớ khi được thỉnh giảng ở khoa Triết Đông trường ĐHVK Huế, thầy Nguyễn Hữu Lương giới thiệu bộ kinh Dịch gồm hai tập thầy biên sọan như một giáo trình chính thức, “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương” và “Kinh Dịch với nhân sinh quan Đông phương”. Tiếc thay, tôi chỉ còn lại tập đầu!. Trong phần nhập đề khỏang 50 trang tập này, thầy nhắc đến sự ngắn ngũi của đời người mà cứ mãi phí sức vào hết việc làm này tới chương trình nọ, minh chứng bởi một bài thơ của Trần Lê Kỷ khi ông phác họa cuộc đời vất vả, vội vàng của con người mà tôi đọc được nên trích lại sau đây:
Chơi cho thỏa thích
“Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nít!
Bốn mươi lăm cút kít đã về già!
Tính trong vòng cắn đá với trăng hoa,
Phỏng độ ba mươi năm là sắp kiệt!
Thế mà còn đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc, khi đỗ khi điếc, làm quan làm kiếc!
Cuộc đời vấn vít biết bao ngơi!...
Trời đã sinh ra kiếp làm người
Chẳng chơi thì người cười ta : chú vích!
Được ngày nào ta chơi cho thỏa thích
Cho phong lưu thanh lịch mới là trai!”
(Việt Nam ca trù biên khảo- Đỗ Bằng Đòan và Đỗ Trọng Huề , nhà in Văn khoa, Sài Gòn, 1962, trang 437)
Ngày còn đi học, đọc bài này chỉ thấy vui vui, tếu tếu nhưng bây giờ khi tuổi tác đã vào hàng sáu, ngồi “ngó lại đời mình” (tên Nobita đặt khi làm tập thơ Vũ Ngọc Giao) tuy chưa đến nỗi đã xanh rêu và tuổi bốn lăm chưa cút kít đã về già vì con người vẫn làm việc rất hiệu quả trong vòng mười lăm, hai mươi năm nữa nhưng nói theo ngôn ngữ thời thượng của những ông cán bộ hưu trí: “quỹ thời gian còn hạn chế!”, tôi vẫn thấy những cái đã làm được vẫn chưa là gì so với cái- mình- nghĩ- phải- làm- được và có cùng suy nghĩ với tác giả bài thơ khi cho rằng mình đã- phí- thời- gian- cho- những- cái- không- nên- phí, dầu việc đó không do mình!
Nhà thơ Lý Thái Bạch cũng từng nói: “Phu thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ/ Quang âm giả, bách đại chi quá khách/ Nhi phù sinh như mộng, vi hoan kỷ hà” (tạm hiểu là: Trong trời đất thì vạn vật là nhà/ Trong thời gian thì trăm đời chỉ là ngắn ngủi/ Kiếp phù sinh chỉ như giấc mộng, vui được bao nhiêu!)
Từ những điều góp nhặt trên, tôi vẫn hằng tự hỏi ta có biết/đã hưởng thụ cuộc đời? (không chỉ theo nghĩa hòan tòan vật chất đời thường mà nó đôi lúc còn là thăm viếng người thân ở xa, gặp gỡ bạn bè, nhìn mây bay, nghe gió thỏang và cuộc sống không dừng lại ở học hành, làm việc, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái…) mà nhà thơ Vũ Hòang Chương cũng đã tự hỏi khi đặt tên cho một tập thơ của mình: Ta đã làm gì cho đời ta?
Tự hỏi, tìm câu trả lời và tiếp tục định hướng, điều chỉnh hoặc bổ khuyết cho những thiếu sót của tâm hồn mình cũng là việc cần thiết cho một năm mới, tuổi mới.
Sáng mồng một, check mail, nhận thư chúc Tết của một bạn nhỏ xa đã lâu, gữi kèm một file có tên Cẩm nang sống năm 2012 với 40 lời khuyên về sức khỏe, nhân cách, xã hội, đời sống mà tôi cho là hữu ích nhất trong lọai Chicken soup for the soul mà mình đã có được từ trước đến nay rất đáng để tham khảo và thực hành, trong đó lời khuyên cuối cùng thú vị nhất: Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:40. *Please Forward this to everyone you care about.* -
Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm*
Tôi đã thực hiện lời khuyên cuối cùng này để thấy rằng đây cũng là một điều “đại cát” khi…khai bút đầu năm: mang niềm vui đến cho những người thân của mình và âu đó cũng là một cách CHƠI.
mất anh ạ, số em là 'vô duyện vô số', sẽ t..