Ghi chép
1.Mỗi lần có
việc xuống bên dưới, khi bước ra khỏi thang máy tôi đều gặp sự chào hỏi đầy
thân mật của các nhân viên bảo vệ ở building. Nhân viên nữ chắp hai tay trước
ngực, cúi đầu nói lời chào, nhân viên nam chào theo kiểu quân sự, cánh tay phải
co lại, đầu ngón tay đến sát đuôi chân mày, chân phải nện xuống nền và miệng
nói lời chào.
Một tuần sau khi đến ở, hầu như sáng nào tôi cũng xuống vườn cho chim ăn, nhìn hoài cách chào cứ thấy quen quen, mình đã thấy ở đâu lâu rồi. Ừ, mới nhớ lại là cách chào của quân đội các nước tư bản, của quân đội VNCH hồi xưa. À, thì ra ta đang sống trên một đất nước thân tư bản…!
Một tuần sau khi đến ở, hầu như sáng nào tôi cũng xuống vườn cho chim ăn, nhìn hoài cách chào cứ thấy quen quen, mình đã thấy ở đâu lâu rồi. Ừ, mới nhớ lại là cách chào của quân đội các nước tư bản, của quân đội VNCH hồi xưa. À, thì ra ta đang sống trên một đất nước thân tư bản…!
2. Hầu như
sáng thứ 7 tuần nào tôi cũng theo con gái đi chợ Samyan. Tuần rồi vào chợ khoảng
8g sáng, loa phát thanh trong chợ đang phát một bản nhạc với âm thanh vừa đủ
nghe, hùng tráng nhưng nhẹ nhàng, ngạc nhiên khi thấy hầu như mọi người đều
ngưng hoạt động, ai ở yên chỗ nấy và nhiều người còn đứng yên, con gái tôi bảo:
“Họ đang chào cờ! Và ở bất cứ nơi nào
cũng thế, kể cả ngoài đường khi nghe quốc ca”. Trước 1975, cả miền Nam đều
thế. Còn nhớ hồi SV, buổi sáng đi học qua cầu Trường Tiền trên sông Hương ở Huế,
khi bên tòa tỉnh bắn súng chào cờ, cả giòng người trên đường đều xuống xe, đứng
nghiêm trang, mặt hướng về phía tòa tỉnh đang “thượng kỳ”. Cả khi đi trên đường
gặp đám tang cũng đều giở mũ, cúi đầu. Thói quen chào cờ sau này mất hẵn và biểu
hiện trước đám tang cũng mai một dần!
3. Đi taxi ở
đây cũng thế, khi qua trước cổng chùa, tượng Phật, khung có hình Quốc vương hay
Hoàng hậu, tất cả mọi tài xế đều chạy chậm, mặt hướng về những nơi đó và…cúi đầu!
Tờ bill ở các siêu thị và rất nhiều giấy tờ, bản thông báo khi ghi ngày đều ghi
đúng ngày tháng nhưng năm thì ghi: 2555, theo Phật lịch. Có lần đi siêu thị về, vợ tôi kiểm tra lại tờ bill, ngạc
nhiên thấy ghi 7/20/55, hỏi và khi nghe tôi trả lời, cô ấy bảo: “người dân Thái đa số hiền lành có lẽ nhờ
thâm nhiễm tinh thần Phật giáo, lại sống trên một đất nước không hề hoặc rất ít
có chiến tranh”. Tôi nói đùa: “Anh
search trên Google để tìm bản dịch tiếng Việt ca từ của quốc ca Thái nhưng
không tìm thấy. Nếu có, chắc chắn không có những câu như đường vinh quang xây
xác quân thù hoặc thắng gian lao cùng
nhau lập chiến khu!”
4. Ở chợ,
khi chờ con gái mua đồ, tôi ngồi ghế dài dựa sát tường ngắm ông đi qua bà đi lại,
thấy một phụ nữ độ tuổi 30-40 mặc một
chiếc áo pull trắng phía trước in hình lưỡi liềm đỏ có gạch chéo và một hàng chữ
thật lớn NO CHINA, nghĩ cũng lạ ở chỗ là theo thống kê năm 2010, Bangkok có 5,7
triệu dân, người ngoại quốc có dân của hơn
15 nước cư trú lâu dài (vì thống kê trên Wikipedia chỉ ghi chung là Europeen,
Arab chứ không ghi quốc tịch cụ thể) thì người Tàu chiếm đông nhất: 250.000 người
(hơn 4% dân số) thì sao lại có chuyện này? Tôi cũng biết trên đất nước này tỉ lệ
người Hoa thành đạt và nổi tiếng cư trú đã lâu khá nhiều nhưng là dân Đài Loan
và nghĩ lại, cái lưỡi liềm có gạch chéo kia chính là ám chỉ Hoa lục, dân Thái
có tẩy chay thì cũng không sai vì tai tiếng về chất lượng hàng Tàu họ cũng biết,
nhất là mới đây ở Mỹ còn phát hiện người Hoa làm nước mắm giả lại ghi trên nhãn
hàng là Imported from Thailand. Mời tham khảo
ở đây: http://ngaonghe.wordpress.com/2010/05/06/chuy%E1%BB%87n-3-con-cua/
5. MBK (Maboonklong)
trên đường Phaya Thai là một trung tâm TM-DV lớn ở Bangkok, gần trạm sky train
(BTS), gồm Pathumwan Princess Hotel rất
lớn có nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị… siêu thị. MBK chuyên bán hàng
hiệu đang trong mùa giảm giá giữa năm từ 30%-60% tùy mặt hàng và siêu thị Tokyu
liền kề nhau. Tầng 5 và 6 của MBK dành phần lớn diện tích cho việc bán đồ ăn
như Food court bên Siam Paragon nhưng đặc biệt hơn là ở đây có quày thức ăn Việt
khoảng 8 món ghi cả 3 thứ tiếng (Anh, Việt,
Thái). Hôm vợ chồng tôi ăn tối ở đó, theo thói quen, đảo qua tất cả các quày,
thức ăn Việt ở cuối cùng, không hiểu vì tinh thần dân tộc hay nhớ món ăn Việt
mà chúng tôi chọn phở và bún thịt nướng. Thức ăn không ngon, thua xa phở Việt ở
khu buôn bán Charoenkrung District, ở Centra World hoặc K Village vì 3 nơi vừa
kể là nhà hàng, giá cả đắt hơn. Chắc là người Thái học cách nấu để kinh doanh
phục vụ khách Việt nhưng tiếc là trên biển quảng cáo ghi là Pho Hue (hiểu là phở Huế), rồi món thứ 7:
Sướng Heo Sá (hiểu là sườn heo ướp sả nướng).
) Vì sao thế? Các nhà đại diện cho VN ở đất nước Thái có biết đến điều này? Rất
may, còn một an ủi là khi vợ tôi hỏi một cặp vợ chồng trẻ người Tây đang ăn món
Việt rất rành là có phải anh chị đã từng đến VN, họ trả lời là chưa đến nhưng rất
thích…món ăn Việt!
6. Nhà tôi ở
trên tầng 39 của building nhìn xuống đường 10 làn xe, mấy ngày mới đến, thích
nhìn và nhìn một số xe màu sắc khá sặc sỡ, vợ bảo: Xe ở đây sao chơi màu nóng
thế? Tôi bảo đó là màu của taxi và nhìn
kỹ thì từ 5 màu chính (ngũ sắc) pha chế thành 7-8 màu, chỉ khác nhau ở độ đậm nhạt.
Món ăn người Thái xem là món truyền thống là “Tôm dằm (Tom-yum)”(phát âm theo
tiếng Thái) là một món canh hải sản gồm tôm, mực, nấm rơm ăn rất dễ ghiền có đủ
vị chua, cay, ngọt, mặn, đắng: hàm, khổ, cam, tân, toan (ngũ vị), cờ Thái Lan
có 5 vạch…Chỉ còn không hiểu âm nhạc truyền thống có đủ ngũ âm: cung, thương, giốc,
chủy, vũ hay không và tất cả những chuyện
này là ngẫu nhiên hay xuất phát từ một quan niệm, một cách nhìn, một triết lý?
Đọc những ghi chép vụn vặt trên đây
có lẽ sẽ có người cho là chuyện nhỏ, chuyện vặt nhưng tôi vẫn ghi lại dầu biết
rằng nó…chỉ là chuyện nhỏ!
Ta tiếp nhận đủ thứ mà chắc đã quên đi công việc truyền bá... thậm chí lịch sử nước nhà mà dân Việt đôi khi không biết thì xá gì việc nói với thiên hạ!
Cảm ơn bạn !
Nhỏ mà nó có võ, nên đã làm ray rứt những người như anh.
Hết sức trân trọng.
Đúng là chuyện...nhỏ!
Anh HN ới ơi!!!