Lượm
lặt ngoài đường.
Ngày N. chợ Hiệp Tân.
Gần trưa, khi vợ vào chợ, tôi đứng trốn nắng dưới tấm dù của mấy chị giữ xe cổng sau chợt nghe tiếng rao vé số có thanh âm trên mức bình thường mà cách rao cũng lạ, tôi nhìn qua thì thấy một anh thanh niên vừa lắc tay lái chiếc xe lăn vừa rao. “Ngày này mua vé số chắc chắn trúng, mua dzô, mua dzô…”, những người buôn bán ven đường lúc đó thấy hiện tượng lạ, nhìn theo và cười! Anh lắc rất khỏe nên trong một thoáng dầu đường hẹp do hàng quán bày lộn xộn anh cũng đã vượt qua chỗ tôi đứng và vào sâu trong chợ . Khi tôi kịp nhìn thì thấy đó là một thanh niên có khuôn mặt nhìn quen quen và vóc dáng khá vạm vỡ, áo khoác ngoài là một chiếc gilet màu cam chất liệu như là cao su nhưng khoác ngược (trước ra sau) nhưng tôi cũng không mấy bận tâm lâu về những chuyện vặt này. Lát sau, anh quay ra, xấp vé số chừng như mỏng hơn và anh hể hả báo với những người quanh là vào trong chợ bán được nhiều, còn vài tờ mời những người ngoài này mua tiếp. Tôi láng máng nghe có người bảo, ừ thì mua, đổi tay xem sao, rồi người này người khác mua một hai tờ, anh cám ơn và…nhảy khỏi xe lăn, tay cầm xấp vé và tiền, tay kia lắc xe dẫn ra. Thì ra anh đâu có tàn tật gì, nhìn lại thì tôi thấy quen vì gặp anh nhiều lần đi bán nước đá ở chợ này. Tôi nhìn theo anh, đến chỗ anh vẫn chặt đá giao khách hàng, đã có sẵn một chị đứng chờ, đếm vé và nhận tiền mà trên khuôn mặt nở nụ cười thật tươi, tôi nghĩ, có lẽ thay cho lời cám ơn. Chị này thì chính xác là người tàn tật, liệt hai chân, phải nhờ người ẳm vào xe lăn!
Lát sau, khi tôi ra về, thấy chị bán vé số đang lắc xe lăn phía trước, ngoái lại nhìn, thấy trên khuôn mặt và đôi mắt chị còn đọng lại nụ cười lúc nãy, nụ cười mãn nguyện khi nhận được sự chia sẽ của những người đang còn phải tất bật với cơm áo hàng ngày.
Ngày N2, Lotte Mart Phú Thọ
Tôi đang xớ rớ nhìn tới nhìn lui chờ vợ chọn lựa rau quả xong để cân và dán mã vạch thì thấy một phụ nữ ẳm em bé đến cân mấy củ carot, em bé mặc áo ấm kín mít chỉ chừa lại mỗi khuôn mặt bé xíu còn người mẹ cũng mặc áo ấm dầu mấy ngày nay nhiệt độ SG theo tin thời tiết là 34-35độ C. Quan sát kỹ mới thấy là em bé khoảng 2 tháng tuổi và người mẹ cũng có nét của một phụ nữ mới vừa ở cử xong. Hai chị ở quày cân có vẻ lớn tuổi, hình như ái ngại cho hai mẹ con nên hỏi người mẹ và câu trả lời tôi nghe là cháu bé mới vừa đầy tháng nhưng do không có người nên phải đem cháu đi theo. Các chị không cho người mẹ bế em bé vào bên trong vì sợ nhiễm lạnh, sưng phổi, nên một chị, có lẽ do rỗi việc lúc ít khách hàng nhận ẳm em bé ngồi chơi trong lúc người mẹ vội vả mua.
Cân xong mọi thứ, tôi đẩy xe ra quày tính tiền trong lúc vợ mua thêm vài thứ, thời gian tính tiền cũng lâu do nhiều đồ, nhìn lại thì thấy cô nhân viên lúc nãy ẳm em bé theo người mẹ ra quày tính tiền, chưa hết, chờ tính xong lại tiếp tục giúp người mẹ đẩy xe hàng xuống thang cuốn lấy xe. Tôi tin chắc nghĩa cử này hoàn toàn tự nhiên, không nằm trong quy định thành văn của siêu thị đối với nhân viên bán hàng, nếu có, chỉ là những nhắc nhỡ chung chung, các chị có thể dành thì giờ trống khi vắng khách “tám chuyện” như đã thấy, nhiều lần.
Lúc ở chợ, do trời nắng gắt và nơi tôi đứng khó chụp hình trong lúc ở siêu thị thì ngại nên cả hai nơi tôi đều không ghi hình. Nhưng thôi, cần gì, hình ảnh của những người với tấm lòng nhân ái đó đã set up vào tâm não tôi như rất nhiều những hình ảnh đẹp tôi lượm được trong cuộc sống đời thường này để thấy đời còn đẹp hơn rất nhiều so với khi xem những hình ảnh trong đám cưới hàng mấy chục tỷ ở một huyện nghèo của Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn!
Ngày N3. Ở phòng tập Vật lý trị liệu HP.
Vợ chồng tôi tập ở phòng này gần cả năm nên từ Bs phụ trách đến các cháu KTV, theo cảm quan của chúng tôi, đều gần gũi và thân tình như người nhà. Tôi rất vui khi có lần hỏi thăm, tôi được Bs trả lời chi tiết kết quả lần báo cáo đề tài tiến sĩ của cô, lần khác, khi báo SGTT đăng bài về một bệnh nhân vượt qua tình trạng tàn tật suốt đời nhờ sự giúp đỡ của cô tôi được cô giới thiệu như là một chia sẽ. Các cháu cũng thế, chúng tôi lo khi cơn mưa chiều có vẻ kéo dài ồ ạt đổ xuống giờ các cháu sắp rời phòng khi hết giờ tập, thấy vui khi trước Tết một cháu thường hay bệnh nay có vẻ mập ra và việc tăng cân vẫn giữ đến sau Tết rất lâu. Điều chúng tôi bận tâm nhiều hơn là việc ăn uống và thù lao các cháu nhận hàng tháng vì làm việc 10h/ngày, khi biết qua từ việc ăn uống tại chỗ trưa hoặc tối đến tiền lương so với mặt bằng sinh hoạt ở SG thì cũng thấy ổn. Phòng tập có 12 KTV nhưng Tuyền và Chi là hai cháu KTV có nhiều thân tình với chúng tôi nhất, thời gian cho mỗi lần tập hơn 1giờ nên ông cháu, bà cháu thường có nhiều chuyện nói với nhau, qua câu chuyện gần đây nhất, tôi được biết là tết vừa rồi Tuyền nhận được một phần thưởng từ “Cô” (Bs phụ trách) là một cái Ipad, Chi một cái laptop Toshiba, các cháu khác cũng đều có quà nhưng giá trị thấp hơn.
Từ chuyện cô đi hội thảo ở Mỹ khi về mua quà cho từng cháu, việc tổ chức những chuyến đi chơi xa trong các dịp lễ, đi Bình Châu, Nha Trang, Đà Lạt… đến việc cho các cháu học cử nhân khi tay nghề đã vững, nhắc nhỡ, dặn dò các cháu kể cả những việc nhỏ nhất, tôi thấy trong đó có tình yêu của một người mẹ dành cho các con.
Tôi có một người bạn, dân guitarist, anh lấy vợ nhiều năm nhưng không có con, bây giờ anh dạy guitar cổ điển miễn phí, nhiều cháu đã học xong, anh coi các cháu như con và đôi lúc nói với tôi: “Vợ chồng mình không có con nhưng sau thời gian dạy nhạc, đã có rất nhiều con, hơn hẵn các bạn rồi”. Quả thực, mỗi lần ghé thăm anh, khi cháu này, lúc cháu khác nhưng hầu như cháu nào cũng đối với anh chị như cha mẹ. Nghe các cháu kể, cô của các cháu lâp gia đình nhiều năm nhưng chưa có con, vợ chồng tôi vẫn thầm mong cô cũng như bạn mình, nhưng thấy cô lúc nào cũng vui vẻ và bận rộn vì công việc nên không đề cập đến việc này.
Ngày N. chợ Hiệp Tân.
Gần trưa, khi vợ vào chợ, tôi đứng trốn nắng dưới tấm dù của mấy chị giữ xe cổng sau chợt nghe tiếng rao vé số có thanh âm trên mức bình thường mà cách rao cũng lạ, tôi nhìn qua thì thấy một anh thanh niên vừa lắc tay lái chiếc xe lăn vừa rao. “Ngày này mua vé số chắc chắn trúng, mua dzô, mua dzô…”, những người buôn bán ven đường lúc đó thấy hiện tượng lạ, nhìn theo và cười! Anh lắc rất khỏe nên trong một thoáng dầu đường hẹp do hàng quán bày lộn xộn anh cũng đã vượt qua chỗ tôi đứng và vào sâu trong chợ . Khi tôi kịp nhìn thì thấy đó là một thanh niên có khuôn mặt nhìn quen quen và vóc dáng khá vạm vỡ, áo khoác ngoài là một chiếc gilet màu cam chất liệu như là cao su nhưng khoác ngược (trước ra sau) nhưng tôi cũng không mấy bận tâm lâu về những chuyện vặt này. Lát sau, anh quay ra, xấp vé số chừng như mỏng hơn và anh hể hả báo với những người quanh là vào trong chợ bán được nhiều, còn vài tờ mời những người ngoài này mua tiếp. Tôi láng máng nghe có người bảo, ừ thì mua, đổi tay xem sao, rồi người này người khác mua một hai tờ, anh cám ơn và…nhảy khỏi xe lăn, tay cầm xấp vé và tiền, tay kia lắc xe dẫn ra. Thì ra anh đâu có tàn tật gì, nhìn lại thì tôi thấy quen vì gặp anh nhiều lần đi bán nước đá ở chợ này. Tôi nhìn theo anh, đến chỗ anh vẫn chặt đá giao khách hàng, đã có sẵn một chị đứng chờ, đếm vé và nhận tiền mà trên khuôn mặt nở nụ cười thật tươi, tôi nghĩ, có lẽ thay cho lời cám ơn. Chị này thì chính xác là người tàn tật, liệt hai chân, phải nhờ người ẳm vào xe lăn!
Lát sau, khi tôi ra về, thấy chị bán vé số đang lắc xe lăn phía trước, ngoái lại nhìn, thấy trên khuôn mặt và đôi mắt chị còn đọng lại nụ cười lúc nãy, nụ cười mãn nguyện khi nhận được sự chia sẽ của những người đang còn phải tất bật với cơm áo hàng ngày.
Ngày N2, Lotte Mart Phú Thọ
Tôi đang xớ rớ nhìn tới nhìn lui chờ vợ chọn lựa rau quả xong để cân và dán mã vạch thì thấy một phụ nữ ẳm em bé đến cân mấy củ carot, em bé mặc áo ấm kín mít chỉ chừa lại mỗi khuôn mặt bé xíu còn người mẹ cũng mặc áo ấm dầu mấy ngày nay nhiệt độ SG theo tin thời tiết là 34-35độ C. Quan sát kỹ mới thấy là em bé khoảng 2 tháng tuổi và người mẹ cũng có nét của một phụ nữ mới vừa ở cử xong. Hai chị ở quày cân có vẻ lớn tuổi, hình như ái ngại cho hai mẹ con nên hỏi người mẹ và câu trả lời tôi nghe là cháu bé mới vừa đầy tháng nhưng do không có người nên phải đem cháu đi theo. Các chị không cho người mẹ bế em bé vào bên trong vì sợ nhiễm lạnh, sưng phổi, nên một chị, có lẽ do rỗi việc lúc ít khách hàng nhận ẳm em bé ngồi chơi trong lúc người mẹ vội vả mua.
Cân xong mọi thứ, tôi đẩy xe ra quày tính tiền trong lúc vợ mua thêm vài thứ, thời gian tính tiền cũng lâu do nhiều đồ, nhìn lại thì thấy cô nhân viên lúc nãy ẳm em bé theo người mẹ ra quày tính tiền, chưa hết, chờ tính xong lại tiếp tục giúp người mẹ đẩy xe hàng xuống thang cuốn lấy xe. Tôi tin chắc nghĩa cử này hoàn toàn tự nhiên, không nằm trong quy định thành văn của siêu thị đối với nhân viên bán hàng, nếu có, chỉ là những nhắc nhỡ chung chung, các chị có thể dành thì giờ trống khi vắng khách “tám chuyện” như đã thấy, nhiều lần.
Lúc ở chợ, do trời nắng gắt và nơi tôi đứng khó chụp hình trong lúc ở siêu thị thì ngại nên cả hai nơi tôi đều không ghi hình. Nhưng thôi, cần gì, hình ảnh của những người với tấm lòng nhân ái đó đã set up vào tâm não tôi như rất nhiều những hình ảnh đẹp tôi lượm được trong cuộc sống đời thường này để thấy đời còn đẹp hơn rất nhiều so với khi xem những hình ảnh trong đám cưới hàng mấy chục tỷ ở một huyện nghèo của Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn!
Ngày N3. Ở phòng tập Vật lý trị liệu HP.
Vợ chồng tôi tập ở phòng này gần cả năm nên từ Bs phụ trách đến các cháu KTV, theo cảm quan của chúng tôi, đều gần gũi và thân tình như người nhà. Tôi rất vui khi có lần hỏi thăm, tôi được Bs trả lời chi tiết kết quả lần báo cáo đề tài tiến sĩ của cô, lần khác, khi báo SGTT đăng bài về một bệnh nhân vượt qua tình trạng tàn tật suốt đời nhờ sự giúp đỡ của cô tôi được cô giới thiệu như là một chia sẽ. Các cháu cũng thế, chúng tôi lo khi cơn mưa chiều có vẻ kéo dài ồ ạt đổ xuống giờ các cháu sắp rời phòng khi hết giờ tập, thấy vui khi trước Tết một cháu thường hay bệnh nay có vẻ mập ra và việc tăng cân vẫn giữ đến sau Tết rất lâu. Điều chúng tôi bận tâm nhiều hơn là việc ăn uống và thù lao các cháu nhận hàng tháng vì làm việc 10h/ngày, khi biết qua từ việc ăn uống tại chỗ trưa hoặc tối đến tiền lương so với mặt bằng sinh hoạt ở SG thì cũng thấy ổn. Phòng tập có 12 KTV nhưng Tuyền và Chi là hai cháu KTV có nhiều thân tình với chúng tôi nhất, thời gian cho mỗi lần tập hơn 1giờ nên ông cháu, bà cháu thường có nhiều chuyện nói với nhau, qua câu chuyện gần đây nhất, tôi được biết là tết vừa rồi Tuyền nhận được một phần thưởng từ “Cô” (Bs phụ trách) là một cái Ipad, Chi một cái laptop Toshiba, các cháu khác cũng đều có quà nhưng giá trị thấp hơn.
Từ chuyện cô đi hội thảo ở Mỹ khi về mua quà cho từng cháu, việc tổ chức những chuyến đi chơi xa trong các dịp lễ, đi Bình Châu, Nha Trang, Đà Lạt… đến việc cho các cháu học cử nhân khi tay nghề đã vững, nhắc nhỡ, dặn dò các cháu kể cả những việc nhỏ nhất, tôi thấy trong đó có tình yêu của một người mẹ dành cho các con.
Tôi có một người bạn, dân guitarist, anh lấy vợ nhiều năm nhưng không có con, bây giờ anh dạy guitar cổ điển miễn phí, nhiều cháu đã học xong, anh coi các cháu như con và đôi lúc nói với tôi: “Vợ chồng mình không có con nhưng sau thời gian dạy nhạc, đã có rất nhiều con, hơn hẵn các bạn rồi”. Quả thực, mỗi lần ghé thăm anh, khi cháu này, lúc cháu khác nhưng hầu như cháu nào cũng đối với anh chị như cha mẹ. Nghe các cháu kể, cô của các cháu lâp gia đình nhiều năm nhưng chưa có con, vợ chồng tôi vẫn thầm mong cô cũng như bạn mình, nhưng thấy cô lúc nào cũng vui vẻ và bận rộn vì công việc nên không đề cập đến việc này.
chúc anh luôn có những bài viết hay....