Duyên
…trời.
Đọc entry của cụ Nô đăng lại “Nợ Tình Một Món Trứng Chiên”, HN liên tưởng đến một chuyện tình của một sĩ quan TQLC quân lực VNCH với một nữ quân nhân quân giải phóng mới đọc gần đây (có thể tìm đọc ở link này): http://chauxuannguyen. wordpress.com/2012/02/05/chuy% E1%BB%87n-tinh-m%E1%BB%99t-sq-tqlc-vang%C6%B0%E1%BB%9Din%E1%BB%Achi%E1%BA%BFn-binh- vc/ . Nghĩ rằng cả hai chuyện đều làm chúng ta suy nghĩ nên viết tiếp entry này.
1.Ngày anh mới tốt nghiệp và nhận việc ở trường, chị đã dạy ở đó 2 niên khóa dầu họ đậu tú tài cùng năm, năm 1968. Lý do đơn giản là chị tốt nghiệp xong vào thẳng ĐHSP còn anh mất hai năm học nơi này nơi khác rồi mới vào trường. Dĩ nhiên, trong giao tiếp, anh nhìn chị là đàn chị, “kính nhi viễn chi”.
Hôm đó đầu giờ học buổi chiều, anh đứng trên lầu chờ học sinh xếp hàng vào lớp, nhìn xuống dưới theo đường chéo hình vuông thì thấy chị mặc áo dài màu tím than đang cầm chiếc nón quạt quạt khi học sinh xếp hàng. Hình như có một luồng điện chạy qua người mình, anh tự nhủ : “Người này sẽ là vợ mình”, anh không hiểu vì sao nhưng chỉ nghĩ thóang qua rồi thôi vì lúc ấy anh đã có người yêu và dưới mắt anh có gần chục cô giáo từ Đại học cộng đồng duyên hải học 2 năm mới về cùng lúc, khá nhiều trong số đó “xinh như mộng”, mình mới về một vài tháng, biết gì về người ta?
Anh dạy mới 4- 5 tháng thì miền Nam hòan tòan giải phóng,anh ở SG về một tuần lễ sau 30/4, trình diện chính quyền mới để xin dạy lại, chị cũng trở lại sau khi về nhà người thân gần trường, lúc đó những giáo sư cũ khá thân thiết nhau vì ai cũng có nhiều tâm trạng, cũng lo không biết sẽ được đối xử thế nào?
Tháng 5/1975, ngành giáo dục tổ chức học chính trị ở Quy Nhơn cho tất cả giáo viên cũ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, chị lại được một đồng nghiệp ở Đà Nẵng săn đón, ghé thăm nơi chị dạy không lâu sau, họ đi chơi với nhau có vẻ “tầm đầu ý hợp”. Anh nghĩ, thế là chị đã “có chỗ”.
Nhưng, (chữ “nhưng” này thì dễ thương) đến năm học mới thì anh với chị và một đồng nghiệp nữ vừa là bạn thời trung học lại thân nhau và họ, khi tìm được một quyển sách hay, đưa nhau đọc, ngày Giáng sinh cùng đến canh thức ở nhà học trò khi được mời, cùng xem bóng đá giao hữu giữa các lớp, cùng dẫn học trò đi lao động tập trung hàng tuần và chăm sóc nhau…
Đầu năm 1977, anh nói lời yêu thương chị và cầu hôn. Năm sau, họ cưới nhau. Cái “luồng điện thoáng qua người anh” đó có phải là duyên Trời không nhỉ?
Đến bây giờ, qua bao thăng trầm của đất nước và mỗi phận người, họ đã sống với nhau khá yên bình, con cái đã yên bề gia thất, thỉnh thoảng có cơ hội nhắc nhớ, họ lại ôn chuyện ngày xưa và chị cũng có dịp tỉ tê với con dâu khi trả lời câu hỏi: “Ngày xưa bố mẹ có nhau như thế nào?”.
2. Chàng là SV trường Y đại học Huế, đẹp trai, khỏe mạnh, lành tính. Nàng là nữ sinh, nhan sắc và thông minh, con nhà khuê các giòng tôn nữ. Họ quen nhau nhưng trớ trêu là gốc gác gia đình có điểm không giống nhau mà vào thời bao cấp đây là chướng ngại họ khó vượt để có thể đi xa hơn. Qua thời gian,tình cảm ngày càng bền chặt, họ cố gắng thuyết phục gia đình và có lẽ nghĩ rằng rất khó khi cản trở những người yêu nhau chân thành và quyết tâm đến với nhau nên gia đình đồng ý, họ cưới nhau. Đám cưới của chàng và nàng nghe rằng cũng là một đề tài hấp dẫn ở thành phố vốn trầm lặng và gìn giữ nếp xưa này!
Ra trường, chàng nhận công tác ở một thành phố phía nam, nàng “tòng phu”, họ có nhà riêng, sinh con đẻ cái, thỉnh thoảng ông bà nội, ông bà ngoại vào thăm cháu, cũng có lúc họ gặp nhau tại nhà con mình. Có lần khi con trai đầu của họ học khoảng lớp 8, hai ông cùng vào thăm cháu và họ có thời gian dài ở chung với nhau.
Một buổi chiều, khi chàng bác sĩ đang còn làm việc ở BV, nàng đi công việc nhà và hai cháu đi học, hai ông già lấy rượu ra đối ẩm và tâm tình, những chuyện mà từ lúc làm sui với nhau họ chưa hề nói, hoặc do giữ miếng, hoặc chưa có dịp… Chuyện đời, thường thì “rượu vào, lời ra”, làm sui với nhau cả 15 năm, cả hai đều đã già, con cái hạnh phúc lại có men rượu hỗ trợ, hai ông cùng “dốc bầu tâm sự”.
Ba nàng mở lời kể chuyện ngày xưa: “Anh biết không, khi tôi còn ở đơn vị tác chiến với hàm thiếu tá pháo binh, có những trận pháo 155ly của tôi bùm một phát, cả trung đội VC xác bay lên trời!”. Không rõ ba chàng có ý phản pháo hay nhớ về những đồng đội cũ đã hy sinh của mình và “căm thù địch sâu sắc” nên rồi cũng lên tiếng: “Tôi nhớ hồi chỉ huy đơn vị tác chiến đánh vào một chi khu địch có cả mấy đại đội bố phòng, sau khi cho đặc công cắt gọn hàng rào, tôi nã cối 82 ly vào cả trong lẫn ngoài để phá bãi mìn rồi mới ồ ạt tấn công. Lần đó cho bên mấy anh đi tàu suốt gần sáu chục thằng!”
Chiến tranh đã lùi xa phía sau hơn 1/3 thế kỷ, vết thương chiến tranh về vật chất đã hàn gắn tích cực nhưng vết thương tinh thần có vẻ vẫn còn đâu đó. Khi hai ông sĩ quan cùng cấp hàm trung tá (khi cuộc chiến kết thúc) ngồi tâm tình, không rõ trong họ còn vướng vất chút gì của hận thù, của hệ tư tưởng, hệ ý thúc hay không, chỉ biết rằng ba mẹ nàng xuất cảnh theo diện HO sau lần tâm tình không lâu, thỉnh thoảng vẫn gửi rượu Tây thứ thiệt về cho ba chàng để có dịp ngồi ôn… chiến tích! Âu đó cũng là…duyên Trời vậy.
Đọc entry của cụ Nô đăng lại “Nợ Tình Một Món Trứng Chiên”, HN liên tưởng đến một chuyện tình của một sĩ quan TQLC quân lực VNCH với một nữ quân nhân quân giải phóng mới đọc gần đây (có thể tìm đọc ở link này): http://chauxuannguyen. wordpress.com/2012/02/05/chuy% E1%BB%87n-tinh-m%E1%BB%99t-sq-tqlc-vang%C6%B0%E1%BB%9Din%E1%BB%Achi%E1%BA%BFn-binh- vc/ . Nghĩ rằng cả hai chuyện đều làm chúng ta suy nghĩ nên viết tiếp entry này.
1.Ngày anh mới tốt nghiệp và nhận việc ở trường, chị đã dạy ở đó 2 niên khóa dầu họ đậu tú tài cùng năm, năm 1968. Lý do đơn giản là chị tốt nghiệp xong vào thẳng ĐHSP còn anh mất hai năm học nơi này nơi khác rồi mới vào trường. Dĩ nhiên, trong giao tiếp, anh nhìn chị là đàn chị, “kính nhi viễn chi”.
Hôm đó đầu giờ học buổi chiều, anh đứng trên lầu chờ học sinh xếp hàng vào lớp, nhìn xuống dưới theo đường chéo hình vuông thì thấy chị mặc áo dài màu tím than đang cầm chiếc nón quạt quạt khi học sinh xếp hàng. Hình như có một luồng điện chạy qua người mình, anh tự nhủ : “Người này sẽ là vợ mình”, anh không hiểu vì sao nhưng chỉ nghĩ thóang qua rồi thôi vì lúc ấy anh đã có người yêu và dưới mắt anh có gần chục cô giáo từ Đại học cộng đồng duyên hải học 2 năm mới về cùng lúc, khá nhiều trong số đó “xinh như mộng”, mình mới về một vài tháng, biết gì về người ta?
Anh dạy mới 4- 5 tháng thì miền Nam hòan tòan giải phóng,anh ở SG về một tuần lễ sau 30/4, trình diện chính quyền mới để xin dạy lại, chị cũng trở lại sau khi về nhà người thân gần trường, lúc đó những giáo sư cũ khá thân thiết nhau vì ai cũng có nhiều tâm trạng, cũng lo không biết sẽ được đối xử thế nào?
Tháng 5/1975, ngành giáo dục tổ chức học chính trị ở Quy Nhơn cho tất cả giáo viên cũ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, chị lại được một đồng nghiệp ở Đà Nẵng săn đón, ghé thăm nơi chị dạy không lâu sau, họ đi chơi với nhau có vẻ “tầm đầu ý hợp”. Anh nghĩ, thế là chị đã “có chỗ”.
Nhưng, (chữ “nhưng” này thì dễ thương) đến năm học mới thì anh với chị và một đồng nghiệp nữ vừa là bạn thời trung học lại thân nhau và họ, khi tìm được một quyển sách hay, đưa nhau đọc, ngày Giáng sinh cùng đến canh thức ở nhà học trò khi được mời, cùng xem bóng đá giao hữu giữa các lớp, cùng dẫn học trò đi lao động tập trung hàng tuần và chăm sóc nhau…
Đầu năm 1977, anh nói lời yêu thương chị và cầu hôn. Năm sau, họ cưới nhau. Cái “luồng điện thoáng qua người anh” đó có phải là duyên Trời không nhỉ?
Đến bây giờ, qua bao thăng trầm của đất nước và mỗi phận người, họ đã sống với nhau khá yên bình, con cái đã yên bề gia thất, thỉnh thoảng có cơ hội nhắc nhớ, họ lại ôn chuyện ngày xưa và chị cũng có dịp tỉ tê với con dâu khi trả lời câu hỏi: “Ngày xưa bố mẹ có nhau như thế nào?”.
2. Chàng là SV trường Y đại học Huế, đẹp trai, khỏe mạnh, lành tính. Nàng là nữ sinh, nhan sắc và thông minh, con nhà khuê các giòng tôn nữ. Họ quen nhau nhưng trớ trêu là gốc gác gia đình có điểm không giống nhau mà vào thời bao cấp đây là chướng ngại họ khó vượt để có thể đi xa hơn. Qua thời gian,tình cảm ngày càng bền chặt, họ cố gắng thuyết phục gia đình và có lẽ nghĩ rằng rất khó khi cản trở những người yêu nhau chân thành và quyết tâm đến với nhau nên gia đình đồng ý, họ cưới nhau. Đám cưới của chàng và nàng nghe rằng cũng là một đề tài hấp dẫn ở thành phố vốn trầm lặng và gìn giữ nếp xưa này!
Ra trường, chàng nhận công tác ở một thành phố phía nam, nàng “tòng phu”, họ có nhà riêng, sinh con đẻ cái, thỉnh thoảng ông bà nội, ông bà ngoại vào thăm cháu, cũng có lúc họ gặp nhau tại nhà con mình. Có lần khi con trai đầu của họ học khoảng lớp 8, hai ông cùng vào thăm cháu và họ có thời gian dài ở chung với nhau.
Một buổi chiều, khi chàng bác sĩ đang còn làm việc ở BV, nàng đi công việc nhà và hai cháu đi học, hai ông già lấy rượu ra đối ẩm và tâm tình, những chuyện mà từ lúc làm sui với nhau họ chưa hề nói, hoặc do giữ miếng, hoặc chưa có dịp… Chuyện đời, thường thì “rượu vào, lời ra”, làm sui với nhau cả 15 năm, cả hai đều đã già, con cái hạnh phúc lại có men rượu hỗ trợ, hai ông cùng “dốc bầu tâm sự”.
Ba nàng mở lời kể chuyện ngày xưa: “Anh biết không, khi tôi còn ở đơn vị tác chiến với hàm thiếu tá pháo binh, có những trận pháo 155ly của tôi bùm một phát, cả trung đội VC xác bay lên trời!”. Không rõ ba chàng có ý phản pháo hay nhớ về những đồng đội cũ đã hy sinh của mình và “căm thù địch sâu sắc” nên rồi cũng lên tiếng: “Tôi nhớ hồi chỉ huy đơn vị tác chiến đánh vào một chi khu địch có cả mấy đại đội bố phòng, sau khi cho đặc công cắt gọn hàng rào, tôi nã cối 82 ly vào cả trong lẫn ngoài để phá bãi mìn rồi mới ồ ạt tấn công. Lần đó cho bên mấy anh đi tàu suốt gần sáu chục thằng!”
Chiến tranh đã lùi xa phía sau hơn 1/3 thế kỷ, vết thương chiến tranh về vật chất đã hàn gắn tích cực nhưng vết thương tinh thần có vẻ vẫn còn đâu đó. Khi hai ông sĩ quan cùng cấp hàm trung tá (khi cuộc chiến kết thúc) ngồi tâm tình, không rõ trong họ còn vướng vất chút gì của hận thù, của hệ tư tưởng, hệ ý thúc hay không, chỉ biết rằng ba mẹ nàng xuất cảnh theo diện HO sau lần tâm tình không lâu, thỉnh thoảng vẫn gửi rượu Tây thứ thiệt về cho ba chàng để có dịp ngồi ôn… chiến tích! Âu đó cũng là…duyên Trời vậy.
- Thời gian kinh thật! Nhìn ảnh mà không nhận ra thầy cô luôn. Sư phụ cho Aqa gởi lời vấn an cô nhá! ;-)
- Em chào thầy, em Thọ nè, em đọc thấy hay mà không biết thế nào thầy ạ? ở Đà Nẵng giờ này em đang tìm đề tài để viết đây
- Oái! Sao cứ mất còm hoài!
- Có người khéo kể chuyện mình Lồng vào bao nỗi ân tình éo le Xem như chắp chặt lời quê Duyên trời thì ít, lòng mê... thì nhiều!
- .". Hình như có một luồng điện chạy qua người mình, anh tự nhủ : “Người này sẽ là vợ mình”, Chàng là SV trường Y đại học Huế,hai ông già lấy rượ..