PATTAYA.
Nghe kể rằng
nhiều chục năm trước, Pattaya chỉ là một làng chài nhỏ ven biển Đông Bắc
Bangkok, ít người – kể cả dân Thái – biết
đến. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi căn cứ quân sự Utapao (căn cứ lớn có sân
bay B52 từng dùng ném bom VN cùng với Guam ở Philippine và Okinawa ở Nhật) gần
đó, nơi này dần dà phát triển thành “một
địa điểm du lịch được cả thế giới biết đến” và là “một khu nghỉ dưỡng ven biển tuyệt vời không gì sánh được, có sức thu
hút nhiều hơn bất cứ điểm đến nào ở ĐNÁ”, theo tài liệu giới thiệu về
Pattaya do Tổng cục du lịch Thái in tiếng Việt và phát hành miễn phí tại lãnh sự
quán Thái ở VN.
Tôi đã có dịp
đến nơi này từ năm 2005 theo một tour của Bến Thành Tourist, khá ngưỡng mộ về
cách tổ chức của ngành du lịch nước này, nhất là nó không chỉ dựa vào cảnh quan
thiên nhiên mà còn cung cấp mọi thứ tốt nhất với các tiện ích hoàn hảo và một mạng
lưới dịch vụ phụ trợ để du khách không thấy nhàm chán khi đã mất tiền mà mức độ
hưởng thụ không tương xứng.
Lần này, trở
lại nơi này sau 7 năm, chỉ riêng giao thông đã tiện lợi hơn trước rất nhiều với
hệ thống đường rộng lớn từ BKK về, lại ở ngay một resort ven biển, sát bến tàu
đi các đảo, nằm ở đầu phố đi bộ (còn gọi là phố Tây như khu Đề Thám-Bùi Viện-Phạm
Ngũ Lão, Sài Gòn), đến Kolarn là một đảo được giới thiệu là hấp dẫn trong hàng
chuỗi đảo. Do vậy, có điều kiện để biết
thêm về một điểm du lịch hấp dẫn mà các tour từ VN qua đều không thiếu trong
chương trình.
Về cảnh quan
thiên nhiên, Pattaya “không là gì” so với Hạ Long (Quảng Ninh), Đại Lãnh (Khánh
Hòa), Lăng Cô-Chân Mây ( Huế), thua xa biển Nha Trang (một trong 29 vịnh biển đẹp
nhất thế giới mà lại!). Về các bãi tắm sạch và bình yên trên các đảo ở đây cũng
chưa hẵn bằng Bình Lập (Cam Ranh), Thủy Triều (Cam Hải) và một số bãi tắm vùng
Hội An, Đà Nẵng…Về một nơi nghỉ dưỡng, thư giãn, chỉ ngang tầm Mũi Né (Phan Thiết)
nhưng “thua đứt” Mũi Né ở những đồi cát vàng, hoang sơ chưa bằng Ninh Vân (Ninh
Hòa) và tiện nghi cao cấp thì cũng chỉ tương đương với Ana Mandara, Vinpearl
(Nha Trang), Furama, Nam Hải (Đà Nẵng), Sunrise Hội An Beach (Cửa Đại-Hội An)
là những tên tuổi hàng đầu mà tôi được biết bằng cách này cách khác.
Nhưng điều
gì đã lôi kéo du khách khắp nơi trên thế giới đến vùng đất này? Và điều gì đã
khiến ai cũng xót xa nhận thấy như nhiều bài báo viết về du lịch VN cho rằng
khách du lịch đến VN tỉ lệ thấp so với số khu du lịch và du khách thường “một
đi không trở lại”? Câu trả lời đơn giản dễ thuyết phục có lẽ bao gồm các yếu tố
như tính chuyên nghiệp, sự tự do trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch
của từng địa phương, cơ sở du lịch, sự phong phú của các loại hình (nhiều hướng
dẫn viên VN than là khách đến Sài Gòn khi yêu cầu tham quan thành phố, các tổ
chức du lịch không biết phải đưa đến đâu ngoài Bảo tàng chứng tích chiến tranh,
Dinh Thống nhất, bến Nhà Rồng và xa hơn là địa đạo Củ Chi, chán ngắt) và quan
trọng hơn là vai trò hỗ trợ của chính quyền (như đã hổ trợ nông dân qua việc xuất
nhập khẩu nông sản của chính phủ Thái) . Có lẽ vì vậy mà giá tàu thủy 2 tầng chở
khoảng 100 khách đi 45 phút qua đảo, khứ
hồi chỉ khoảng 100.000đ VN/người và thức
ăn ở đảo chỉ đắt hơn đất liền từ 40-60%!
Đã hằng thế
kỷ qua từ khi sách Quốc văn giáo khoa thư – bài Chỗ quê hương đẹp hơn cả – ca ngợi quê hương mình
vào thời đại nhận biết của con người
không vượt quá “lũy tre làng”, không đến mức đi đâu cũng chỉ thấy quê mình là đẹp,
là hơn người, tôi cố tìm thêm cách lý giải thì thấy rằng có lẽ vì “Pattaya (còn)là thiên đường của du lịch tình dục” nữa! Chỉ cần đi vài ba trăm
mét trên phố đi bộ, chúng tôi đã thấy Bar rượu, tiệm ăn, open massage, tiệm bán quà lưu niệm xen kẽ
san sát nhau chào mời vồn vả. Tò mò trước một cậu thanh niên trên tay cầm một tờ
giấy cỡ A4 bọc nhựa dày tiếp thị với khách, chúng tôi lại xem thì anh giới thiệu
(bằng tiếng Anh) bên trong là Sex show do người bản xứ thực hiện có hình ảnh
minh họa với nhiều “trò” dùng bộ phận sinh dục phụ nữ: thổi đèn cầy, bắn bong
bóng, viết chữ, kéo xây xâu hàng chục lưỡi lam, kim may… với ticket chỉ khoảng
200.000đ VN, miễn phí nước ngọt, không hạn chế thời gian mà có lẽ nhiều người
đã biết và trên suốt phố này rất, rất nhiều người tiếp thị cho nhiều nơi như thế.
Điều lạ lùng và ngạc nhiên nhất là rất nhiều cặp nam nữ ngoại quốc (đa số là
người Nga) hoặc phụ nữ đi một mình cũng vào xem! Có lẽ họ không sợ gì vì cảnh
sát sắc phục có mặt ở khắp nơi…
Cũng cần nói
thêm là hồi 2005, tôi đã từng xem một show kiểu này, vũ công là những cô gái
Nga trong một khán phòng sang trọng chứa cỡ 300 khách (chỉ dành cho người ngoại
quốc) và giá vé thì đắt như show biểu diễn của những cô gái chuyển đổi giới
tính ở Alcazar, đắt hơn rất nhiều lần show của người bản xứ.
Với những điều
nói trên, tôi nghĩ Pattaya hội đủ Thiên thời, địa lợi và nhân hòa để ngày càng
thu hút khách.
Bao giờ người Việt mình
khi đi xa, nhìn du lịch của xứ khác mà vẫn tự hào về du lịch nước mình có lẻ là
một câu hỏi chưa biết bao giờ mới có lời giải đáp?
Vĩ mô với vi mô khác nhau chỉ mỗi dấu...ngã!
Đã ngã... mà hông té sao ta?
Hì hì...!